Với Crimea trong tay, người Nga đang tiếp tục sử dụng các vũ khí mạnh mẽ như tăng giá khí đốt tự nhiên để bảo đảm tầm ảnh hưởng đối với Ukraine trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/5 ở nước này.
Chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin không phải là thực sự xâm lược Ukraine như phương Tây lo sợ mà là khẳng định sự thống trị thông qua các đòn bẩy như ông đã làm ở Crimea. Ông Putin dường như ưu tiên việc Ukraine sẽ trở thành nhà nước liên bang với các chính sách đối ngoại độc lập trước khi cuộc bầu cử ngày 25/5 diễn ra. Kế hoạch này sẽ cho phép một số nước có mối quan hệ thân cận Nga.
Nếu kế hoạch này thành công, ông Putin sẽ lại sử dụng lại cách để sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014. Theo đó, ông Putin đặt hàng nghìn lính Nga ở biên giới. Khi bên ngoài chú ý vào những người lính này, các binh sĩ Nga thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen ở Crimea đã thay quân phục mới và nhanh chóng kiểm soát toàn bán đảo. Vào ngày 16/3/2014 – chưa đầy một tháng sau khi cựu thổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ, người dân Crimea đã biểu quyết ly khai Ukraine và gia nhập Liên bang Nga.
Người biểu tình xô xát với cảnh sát ở Donetsk. |
Trong một động thái khác, hàng chục nghìn binh sĩ Nga vẫn đang thao diễn ở biên giới phía đông Ukraine và không có binh sĩ nào bước qua biên giới. Trong lúc đó, những người biểu tình thân Nga tại thành phố phía đông Ukraine, Donetsk đã tuyên bố độc lập và kêu gọi ông Putin hỗ trợ quyết định này bằng cách gửi đến các binh sĩ gìn giữ hòa bình.
Những người biểu tình cũng tuyên bố mở cuộc trưng câu dân ý vào ngày 11/5 về việc ly khai Ukraine và gia nhập Nga. Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở Kharkov và Luhansk, 2 thành phố phía đông Ukraine.
Moscow cũng cho biết, phương Tây không nên đổ lỗi cho Nga về vấn đề của Ukraine. Nhưng người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney dẫn nguồn một video cho thấy một số người biểu tình đã được trả tiền chứ không phải dân địa phương.
Ở mặt trận khác, hãng Gazprom của Nga đã tăng giá khí đốt của Ukraine lên 80%. Mức giá khí đốt Nga bán cho Ukraine đạt mức 485$ cho mỗi mét khối - đây là mức giá cao nhất được Gazprom đưa ra cho khách hàng. Mức giá này cao hơn 31% so với mức giá trung bình dành cho các nước châu Âu (370$ cho mỗi mét khối gas).
Gazprom cho biết, Ukraine đang nợ tiền khí đốt vào khoảng 2,2 tỷ USD. Với số nợ này, Ukraine sẽ khó có thể thanh toán mà không thương lượng. Trong quá khứ, những cuộc thương lượng như thế này sẽ diễn ra trực tiếp với Tổng thống Nga. Và đây cũng là điều ông Putin muốn: Ukraine phải yêu cầu Nga nhượng bộ.