Phú Tài tăng trích lập dự phòng 40-60% do đối tác phá sản

Phú Tài sẽ phải tìm khách hàng mới để bù đắp cho khoản doanh thu hơn 100 tỷ đồng/năm, phải trích lập dự phòng từ 30% đến 40% giá trị, tương đương khoảng 20 đến 25 tỷ đồng trong năm 2024.

SSI Research vừa ra báo cáo triển vọng của CTCP Phú Tài (PTB). Nhóm phân tích dự báo doanh thu quý 4/2023 của công ty này dự kiến đạt 1.475 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ do doanh thu từ gỗ và bất động sản giảm.
Lợi nhuận trước thuế đạt 109 tỷ đồng tăng 22% so với quý 4/2022 nhờ nhà máy đá thạch anh hoạt động hiệu quả, giảm các chi phí như chi phí lãi vay do vốn lưu động giảm 25% giảm chi phí vận hành.
Trong năm 2024, SSI Research ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 5.900 tỷ đồng (tăng 10%) và 435 tỷ đồng (tăng 8% ). Con số lợi nhuận này thấp hơn 10% so với dự báo trước đó do lo ngại về sự phục hồi của xuất khẩu gỗ trong nửa cuối năm 2024.
Với mức giá hiện tại, PTB đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2024 là 9,9x, thấp hơn so với mức P/E cùng ngành là 11x.
Phu Tai tang trich lap du phong 40-60% do doi tac pha san
 PTB phải trích 40-60% khoản phải thu do đối tác phá sản.
Trong đó, giả định nhu cầu về sản phẩm gỗ dự kiến phục hồi trong nửa cuối năm 2024. Doanh thu lĩnh vực đá dự kiến tăng 10% so với cùng kỳ do nhà máy thạch anh Đồng Nai tăng gấp đôi công suất trong quý 4/2023, giúp tận dụng thuế suất 0% khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ so với các đối thủ.
Bên cạnh đó, công ty còn dự kiến đấu thầu cung cấp đá cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như cung cấp đá granit hoặc đá cẩm thạch cho sân bay Tân Sơn Nhất vừa trúng thầu và đá lát cho các dự án cơ sở hạ tầng tại địa phương; doanh thu bất động sản dự kiến ghi nhận khoảng 70 tỷ đồng trong năm 2024.
Phải dự phòng 20-25 tỷ đồng cho khoản phải thu từ Noble House Home Furnishings
SSI Research cũng lưu ý tại thời điểm cuối quý 3/2023, Phú Tài có khoản phải thu từ Noble House Home Furnishings là 61 tỷ đồng. Tuy nhiên doanh nghiệp đến từ Mỹ này đã nộp đơn xin phá sản.
Trong đó, việc nộp đơn xin phá sản sẽ ảnh hưởng tới Phú Tài khi mà các container sản phẩm gỗ xuất khẩu cho Noble House sẽ bị niêm phong chờ xử lý khiến giá trị hàng hoá bị giảm sút, việc bán các sản phẩm còn lại của Noble House cho đối tác khác sẽ gặp khó khăn nếu mẫu mã không phù hợp.
Theo SSI, Phú Tài sẽ phải tìm khách hàng mới để bù đắp cho khoản doanh thu hơn 100 tỷ đồng/năm, phải trích lập dự phòng từ 30% đến 40% giá trị, tương đương khoảng 20 đến 25 tỷ đồng trong năm 2024.
Trước đó, vào ngày 10/10, Phú Tài đã có thư gửi cổ đông và cho biết Noble House là khách hàng của công ty, chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 5%) trong tổng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Mỹ.
Các khách hàng của Phú Tài tại thị trường này đều là khách hàng uy tín nhiều năm, luôn trả nợ đúng hạn và chưa có bất cứ khoản nợ quá hạn từ trước đến nay. Đối với khoản phải thu với Noble House, công ty cho biết số dư hiện tại thấp hơn nhiều so với thời điểm 30/6. Vì từ ngày 30/6 trở đi, Noble House vẫn tiếp tục thực hiện thanh toán theo cam kết với Phú Tài.
Do đó, Phú Tài cho rằng, sự kiện Noble House tuyên bố bảo hộ phá sản theo Chương 11 không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, việc bảo hộ phá sản như trên nhằm phục vụ cho tiến trình tái cơ cấu công ty Noble Houes trong thời gian tới.
Theo Phú Tài, Noble House vẫn đang liên hệ đặt hàng với công ty nhằm duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên và thực hiện thanh toán theo quyết định của Tòa án.
Tình hình xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ của công ty đang phục hồi với tốc độ nhanh. Đơn hàng của các khách hàng Phú Tài xuất khẩu sang thị trường này vẫn duy trì ổn định và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.

Mua bán bất thường, FLC xin áp dụng biện pháp an ninh, tạm ngừng giao dịch

Thị trường chứng khoán ghi nhận một phiên tăng điểm mạnh khi mà dòng tiền đổ vào bắt đáy ở nhiều cổ phiếu chủ chốt, ồ ạt dồn vào nhóm cổ phiếu “họ FLC”.

Các cổ phiếu blue-chips trong phiên giao dịch cuối tuần 1/4 đồng loạt bật tăng mạnh. Trong nhóm VN-30, có tới 29/30 cổ phiếu tăng giá, trong đó Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài tăng trần thêm 10.200 đồng lên 156.000 đồng/cp.

Nhiều cổ phiếu tăng mạnh như FPT tăng thêm 4.000 đồng lên 111.000 đồng/cp; Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tăng 6.700 đồng lên 117.200 đồng/cp; Sabeco tăng 6.300 đồng lên 165.300 đồng/cp; VPBank tăng 1.400 đồng lên 38.600 đồng/cp…

Lãnh đạo doanh nghiệp chi tiền tỷ “cứu” cổ phiếu

Thông tin tích cực từ việc lãnh đạo các doanh nghiệp muốn mua thêm cổ phần nhằm bình ổn giá đã giúp nhiều mã chứng khoán ngắt chuỗi lao dốc, tăng mạnh trở lại.

Trước diễn biến giá cổ phiếu HDC liên tục lao dốc, ban lãnh đạo Công ty Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco) vừa đưa ra quyết định sẽ dùng nguồn vốn cổ phần thặng dư để mua vào cổ phiếu nhằm bình ổn giá thị trường.

Công ty bất động sản này dự kiến mua tối đa 3 triệu cổ phiếu quỹ trong quý III với đơn giá không quá 40.000 đồng, (tức cao hơn 30% so với thị giá trên sàn), tương ứng số tiền chi không quá 120 tỷ đồng. Đây là một trong những đơn vị đang tích cực "cứu" giá cổ phiếu đang lao dốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.