Có người đi chiến đấu kề vai sát cánh với cánh đàn ông, những người khác hỗ trợ nền kinh tế quốc gia hoặc nuôi dạy con cái. Sputnik đã nói chuyện với phụ nữ Syria từ các vùng nông thôn, trong hoàn cảnh khó khăn duy trì nghề thủ công truyền thống đem lại thu nhập để nuôi sống gia đình.
Trong cuộc nội chiến kéo dài đã 6 năm qua, những người phụ nữ Syria ở hậu phương làm việc luôn tay để kiến tiền nuôi sống gia đinh. Ảnh: Sputnik |
Thạc sĩ Arij Id Hasan từ làng Dir Mama (Dir Mama) ở tỉnh Hama có nghề thủ công truyền thống nổi tiếng trong khu vực là dệt khăn bằng chỉ lụa. Chị dệt những chiếc khăn đẹp cho những người phụ nữ Nga đang chiến đấu chống khủng bố ở Syria. Chị tự nuôi tằm và kéo sợi từ kén.
Thạc sĩ Arij Id Hasan từ làng Dir Mama (Dir Mama) ở tỉnh Hama theo đuổi nghề thủ công truyền thống nổi tiếng. Ảnh: Sputnik |
Tuy nhiên, khối lượng sản xuất đã bị giảm xuống sau khi áp dụng biện pháp trừng phạt vì người Syria phải mua trứng tằm tại Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện tại chị tự xoay sở để nuôi tằm để dệt khăn quàng, khăn ăn, khăn tay, vỏ chăn và quần áo bằng lụa.
Cô sinh viên Susan Abadi từ huyện Afrin thì vẽ tranh miền quê, thiên nhiên Aleppo. Cô còn làm các món bánh ngọt, pho mát, dầu ô liu. Susan hy vọng rằng tại Aleppo sẽ mở chợ mua bán các sản phẩm nông thôn và không qua trung gian.
Nữ nghệ nhân Nasra Ganim. Ảnh: Sputnik |
Nữ nghệ nhân Nasra Ganim nói rằng trong chiến tranh, doanh thu giảm vì khó bán hàng. Vật liệu thì không thiếu, vì bà sử dụng hạt giống, cành thông, chanh, vỏ sò, làm hộp gỗ hoặc nặn đồ gốm. "Đôi khi để làm ra một món đồ nào đó, tôi phải bỏ ra hơn hai tuần, những sau đó lại không bán được. Chúng tôi cần được hỗ trợ và phải tạo ra thị trường đặc biệt dành cho các sản phẩm thủ công".
Nữ kỹ sư Misun Shaaban tham gia làm đồ gốm, làm khay làm bằng rơm và đan giỏ. Ảnh: Sputnik |
Nữ kỹ sư Misun Shaaban tham gia làm đồ gốm, làm khay làm bằng rơm và đan giỏ. Các khóa học đặc biệt được tổ chức để dạy các nghề thủ công khác nhau cho phụ nữ, thành lập các doanh nghiệp nhỏ bằng cách cho vay vốn, giúp bán sản phẩm tại triển lãm ở Latakia. Điều này đã giúp phụ nữ có thêm thu nhập trong khủng hoảng, Shaaban nói. Theo cô, hiện nay, bát đĩa và giỏ bằng rơm đang có nhu cầu lớn.
Các nghệ nhân Rama Shahin, Dalal Usef, Rim Hamad làm đồ trang sức từ hạt cườm và đá quý ở Tartus. Họ tham gia tất cả các hội chợ địa phương, nhưng bán được rất ít. Họ hy vọng sẽ đi dự triển lãm của Nga.
Bà Sultana Al Akhras bán bánh mì thủ công nướng trong lò thủ công "Tanura". Ảnh: Sputnik |
Bà Sultana Al Akhras bán bánh mì thủ công nướng trong lò thủ công "Tanura". Để xây loại lò như vậy đòi hỏi phải có đá đen đặc biệt được khai thác gần Damascus. Với việc sử dụng loại vữa đặc biệt, sau 15 ngày hè mới xây xong lò.
Iman Muhammed Faki sống trong ngôi làng miền núi ở tỉnh Hama. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu và phải tìm việc làm mới, quan trọng nhất và hứa hẹn nhất là nghề chế biến thực phẩm, đặc biệt là khi bị cúp điện liên tục. Với sự giúp đỡ của người thân và bạn bè, cô không cần vay vốn ngân hàng.
Iman Muhammed Faki sống trong ngôi làng miền núi ở tỉnh Hama và theo đuổi nghề nghề chế biến thực phẩm. Cô không cần vay vốn ngân hàng. Ảnh: Sputnik |
Do công việc của mình, cô có điều kiện để giúp đỡ anh trai Mohammed Fakir đang phục vụ trong quân đội. Khi đơn vị anh đóng ở Aleppo và gặp khó khăn về lương thực, cô đã tận dụng tất cả mọi cơ hội thuận tiện để gửi đồ ăn cho anh mình.
Iman cảm ơn nước Nga đã giúp đỡ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.
Bộ trưởng Nông nghiệp Syria Ahmed Al Kadiri nói với Sputnik rằng trở ngại chính cho các doanh nghiệp nhỏ là thiếu thị trường bán sản phẩm thường xuyên ở mỗi tỉnh. Chính phủ Syria bắt đầu giải quyết vấn đề này bằng cách phân bổ 200 triệu lia Syria để xây dựng trung tâm thương mại ở Latakia để phụ nữ từ các vùng nông thôn bán sản phẩm của mình. Ngoài ra sẽ được mở 3 chi nhánh tại các thị trấn nhỏ hơn trong tỉnh. Chính phủ cũng có kế hoạch mở các trung tâm tương tự ở các vùng khác của đất nước.