Phòng không Trung Quốc tăng tầm với trung đoàn tên lửa S-400 đầu tiên

Phòng không Trung Quốc tăng tầm với trung đoàn tên lửa S-400 đầu tiên

(Kiến Thức) - Với việc Nga hoàn tất chuyển giao trung đoàn tên lửa S-400 đầu tiên, năng lực tác chiến lực lượng phòng không Trung Quốc chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt cả về chất lẫn lượng.
 

Hãng thông tấn TASS dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, Nga đã hoàn tất việc chuyển giao trung đoàn  tên lửa S-400 đầu tiên cho Trung Quốc khi đợt tàu vận tải thứ ba chở theo các thành phần chiến đấu cuối cùng tổ hợp phòng không trên đến Trung Quốc. Và cũng theo nguồn tin này Quân đội Trung Quốc sẽ đưa trung đoàn tên lửa S-400 vào biên chế ngay trong năm này. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, Nga đã hoàn tất việc chuyển giao trung đoàn tên lửa S-400 đầu tiên cho Trung Quốc khi đợt tàu vận tải thứ ba chở theo các thành phần chiến đấu cuối cùng tổ hợp phòng không trên đến Trung Quốc. Và cũng theo nguồn tin này Quân đội Trung Quốc sẽ đưa trung đoàn tên lửa S-400 vào biên chế ngay trong năm này. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Theo nguồn tin trên, Lô thiết bị quân sự cuối cùng của tổ hợp phòng không S-400 đầu tiên đã được vận chuyển bằng đường biển từ Ust-Luga, Leningrad tới Trung Quốc. Cũng trong đợt này Nga còn chuyển giao cho Trung Quốc các bộ phận thay thế cho lô thiết bị S-400 bị hư hại trước đó do cơn bão tại eo biển Anh vào tháng 12 năm ngoái. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Theo nguồn tin trên, Lô thiết bị quân sự cuối cùng của tổ hợp phòng không S-400 đầu tiên đã được vận chuyển bằng đường biển từ Ust-Luga, Leningrad tới Trung Quốc. Cũng trong đợt này Nga còn chuyển giao cho Trung Quốc các bộ phận thay thế cho lô thiết bị S-400 bị hư hại trước đó do cơn bão tại eo biển Anh vào tháng 12 năm ngoái. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Theo tờ The Diplomat, hai chuyến tàu đầu tiên của Nga, mang theo phần lớn các thiết bị, bao gồm cả các bệ phóng và hệ thống radar di động của tổ hợp S-400, đã đến Trung Quốc trước đó vào tháng 4.
Theo tờ The Diplomat, hai chuyến tàu đầu tiên của Nga, mang theo phần lớn các thiết bị, bao gồm cả các bệ phóng và hệ thống radar di động của tổ hợp S-400, đã đến Trung Quốc trước đó vào tháng 4.
Sau khi các thành phần chiến đấu của S-400 được đưa tới điểm tập trung, các chuyên gia Nga sẽ tiến hành bàn giao tổ hợp S-400 hoàn chỉnh cho phía Trung Quốc. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài trong vòng hai tháng do phải lắp ráp lại các thành phần chiến đấu của S-400 trong quá trình vận chuyển tới Trung Quốc. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Sau khi các thành phần chiến đấu của S-400 được đưa tới điểm tập trung, các chuyên gia Nga sẽ tiến hành bàn giao tổ hợp S-400 hoàn chỉnh cho phía Trung Quốc. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài trong vòng hai tháng do phải lắp ráp lại các thành phần chiến đấu của S-400 trong quá trình vận chuyển tới Trung Quốc. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Hợp đồng cung cấp tên lửa S-400 giữa Nga và Trung Quốc công bố từ năm 2014 với giá trị ước tính lên đến 3 tỷ USD, dù vậy cả Nga và Trung Quốc đều không tiết lộ số tổ hợp S-400 mà Bắc Kinh sẽ sở hữu. Trong khi đó một trung đoàn tên lửa S-400 đã có tới ít nhất 28 tổ hợp phóng di động mang theo 64 tên lửa đất đối không các loại, con số trên chưa bao gồm các hệ thống chỉ huy và radar đi kèm. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Hợp đồng cung cấp tên lửa S-400 giữa Nga và Trung Quốc công bố từ năm 2014 với giá trị ước tính lên đến 3 tỷ USD, dù vậy cả Nga và Trung Quốc đều không tiết lộ số tổ hợp S-400 mà Bắc Kinh sẽ sở hữu. Trong khi đó một trung đoàn tên lửa S-400 đã có tới ít nhất 28 tổ hợp phóng di động mang theo 64 tên lửa đất đối không các loại, con số trên chưa bao gồm các hệ thống chỉ huy và radar đi kèm. Nguồn ảnh: Military Paritet.
Nhìn chung việc Trung Quốc đưa vào trang bị trung đoàn S-400 đầu tiên sẽ làm thay đổi lực lượng phòng thủ chiến lược của nước và nhiều khả năng đơn vị trên sẽ được triển khai tại Bắc Kinh, giống như Nga từng làm trước đây khi biên chế trung đoàn S-400 đầu tiên vào năm 2007 tại Moscow. Nguồn ảnh: TASS.
Nhìn chung việc Trung Quốc đưa vào trang bị trung đoàn S-400 đầu tiên sẽ làm thay đổi lực lượng phòng thủ chiến lược của nước và nhiều khả năng đơn vị trên sẽ được triển khai tại Bắc Kinh, giống như Nga từng làm trước đây khi biên chế trung đoàn S-400 đầu tiên vào năm 2007 tại Moscow. Nguồn ảnh: TASS.
Dù Quân đội Trung Quốc từ lâu đã xây dựng được cho mình một hệ thống phòng không rộng khắp với năng lực tác chiến toàn diện, nhưng hệ thống này lại thiếu khả năng đối phó với các mối đe dọa tầm cao đến từ các loại vũ khí tấn công chiến lược tiên tiến như tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom tàng hình, tên lửa siêu siêu thanh... Nguồn ảnh: Fighter Sweep.
Dù Quân đội Trung Quốc từ lâu đã xây dựng được cho mình một hệ thống phòng không rộng khắp với năng lực tác chiến toàn diện, nhưng hệ thống này lại thiếu khả năng đối phó với các mối đe dọa tầm cao đến từ các loại vũ khí tấn công chiến lược tiên tiến như tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom tàng hình, tên lửa siêu siêu thanh... Nguồn ảnh: Fighter Sweep.
Do đó việc đưa vào trang bị S-400 sẽ giúp Trung Quốc lấp đầy khoảng trống trong hệ thống phòng không chiến lược của họ, điều mà các loại vũ khí phòng không hiện đại nhất của Bắc Kinh như S-300PMU (mua của Nga), HQ-9 (sao chép từ S-300) trước đó chưa thể làm được. Nguồn ảnh: inforeactor.ru
Do đó việc đưa vào trang bị S-400 sẽ giúp Trung Quốc lấp đầy khoảng trống trong hệ thống phòng không chiến lược của họ, điều mà các loại vũ khí phòng không hiện đại nhất của Bắc Kinh như S-300PMU (mua của Nga), HQ-9 (sao chép từ S-300) trước đó chưa thể làm được. Nguồn ảnh: inforeactor.ru
S-400 Triumf được coi là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại nhất hành tinh hiện nay, do Cục thiết kế TW Almaz (Nga) phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở nâng cấp sâu rộng hệ thống tên lửa S-300 danh tiếng thời Liên Xô. So với S-300 hay Patriot PAC-2/3 của Mỹ, S-400 vượt xa mọi mặt về thông số kỹ thuật chiến đấu và nhiều vấn đề khác, nó được quảng cáo là có thể bắn xa tới 400km, tiêu diệt được mọi loại mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: RIA.
S-400 Triumf được coi là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại nhất hành tinh hiện nay, do Cục thiết kế TW Almaz (Nga) phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở nâng cấp sâu rộng hệ thống tên lửa S-300 danh tiếng thời Liên Xô. So với S-300 hay Patriot PAC-2/3 của Mỹ, S-400 vượt xa mọi mặt về thông số kỹ thuật chiến đấu và nhiều vấn đề khác, nó được quảng cáo là có thể bắn xa tới 400km, tiêu diệt được mọi loại mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: RIA.
Một tiểu đoàn tên lửa S-400 thường được trang bị 2 loại radar chính gồm: Radar điều khiển hỏa lực 92N6E và radar thám sát mọi độ cao 96L6. Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 92N6E - phiên bản nâng cấp sâu từ đài 30N6E2 dùng trên S-300. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Nguồn ảnh: Defense News.
Một tiểu đoàn tên lửa S-400 thường được trang bị 2 loại radar chính gồm: Radar điều khiển hỏa lực 92N6E và radar thám sát mọi độ cao 96L6. Trong ảnh là đài điều khiển hỏa lực 92N6E - phiên bản nâng cấp sâu từ đài 30N6E2 dùng trên S-300. 92N6E có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Nguồn ảnh: Defense News.
Một tiểu đoàn S-400 gồm 8-12 bệ phóng tự hành, các bệ phóng tự hành này có thể tích hợp trên nhiều phương tiện vận tải hạng nặng. Hiện Quân đội Nga dùng chủ yếu hai khung gầm chính gồm: 5P85TE2 (khung bệ xe BAZ-64022 - trong ảnh) và 5P85SE2 dùng khung bệ MAZ-543M. Trên mỗi khung gầm tích hợp bệ phóng với 4 ống phóng tròn chứa đạn tên lửa. Nguồn ảnh TASS.
Một tiểu đoàn S-400 gồm 8-12 bệ phóng tự hành, các bệ phóng tự hành này có thể tích hợp trên nhiều phương tiện vận tải hạng nặng. Hiện Quân đội Nga dùng chủ yếu hai khung gầm chính gồm: 5P85TE2 (khung bệ xe BAZ-64022 - trong ảnh) và 5P85SE2 dùng khung bệ MAZ-543M. Trên mỗi khung gầm tích hợp bệ phóng với 4 ống phóng tròn chứa đạn tên lửa. Nguồn ảnh TASS.
Theo nhà sản xuất, S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách tới 600km, có thể đánh chặn đồng thời 80 mục tiêu với số tên lửa cùng lúc triển khai 160 quả trong khi thời gian triển khai tác chiến chỉ mất 3 phút, trần bắn mục tiêu từ 5m tới 185km. Nguồn ảnh TASS.
Theo nhà sản xuất, S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách tới 600km, có thể đánh chặn đồng thời 80 mục tiêu với số tên lửa cùng lúc triển khai 160 quả trong khi thời gian triển khai tác chiến chỉ mất 3 phút, trần bắn mục tiêu từ 5m tới 185km. Nguồn ảnh TASS.
Với một số tính năng kỹ chiến thuật cơ bản vừa nêu của S-400, chắc chắn sự xuất hiện của S-400 tại Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực, ít nhất là hạn chế khả năng Trung Quốc bị bất ngờ trong một cuộc tập kích đường không quy mô từ các quốc gia thù địch. Nguồn ảnh TASS.
Với một số tính năng kỹ chiến thuật cơ bản vừa nêu của S-400, chắc chắn sự xuất hiện của S-400 tại Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực, ít nhất là hạn chế khả năng Trung Quốc bị bất ngờ trong một cuộc tập kích đường không quy mô từ các quốc gia thù địch. Nguồn ảnh TASS.
Giới phân tích cũng cho rằng, không sớm thì thì muộn Trung Quốc cũng sẽ có biến thể nội địa của S-400 như những gì họ từng làm với S-300PMU, khi yêu cầu phòng thủ chiến lược của Bắc Kinh ngày càng lớn và họ không muộn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ bên ngoài kể cả khi đó là Nga. Nguồn ảnh TASS.
Giới phân tích cũng cho rằng, không sớm thì thì muộn Trung Quốc cũng sẽ có biến thể nội địa của S-400 như những gì họ từng làm với S-300PMU, khi yêu cầu phòng thủ chiến lược của Bắc Kinh ngày càng lớn và họ không muộn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ bên ngoài kể cả khi đó là Nga. Nguồn ảnh TASS.
Mời độc giả xem video: Nga vận chuyển tổ hợp phòng không S-400 tới Syria bằng máy bay vận tải chiến lược. (nguồn RT)

GALLERY MỚI NHẤT