Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo ứng phó bão Trà Mi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum về công tác ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi).

Sáng 27/10, tại Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum về công tác ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi). Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo trực tiếp từ Đài khí tượng Quảng Trị về diễn biến cấp gió giật, cường độ mưa, lũ trên các sông, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất… Trong đó trọng điểm là mưa lớn ở khu vực phía nam, sạt lở đất tại khu vực miền núi phía tây.
Pho Thu tuong Tran Hong Ha hop chi dao ung pho bao Tra Mi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các địa phương ứng phó với bão Trà Mi. Ảnh: VGP/Minh Khôi. 

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, từ 7h sáng nay, tỉnh đã thực hiện cấm người dân không ra đường khi có gió mạnh; duy trì lực lượng công an, biên phòng, quân đội và ứng trực để kịp thời cứu hộ, cứu nạn. Hiện nay, trên toàn tỉnh, đặc biệt là vùng ven biển gió đang mạnh dần lên cấp 6-7, khu vực cửa Thuận An có triều cường cao 1,8m, gây xói lở, tỉnh đã di dời 815 hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng.
"Với tổng lượng mưa dược dự báo thì các hồ chứa trên địa bàn đều bảo đảm chống lũ, tuy nhiên do mưa dài ngày nên tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi và lên phương án di dời khoảng 10.000 hộ dân với trên 32.000 nhân khẩu ra khỏi vùng sạt lở"- ông Nguyễn Văn Phương nói. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, các hồ chứa, hồ thủy điện tại khu vực Trung Trung Bộ đang trong giai đoạn tích nước nên bảo đảm yêu cầu chống lũ. Nhưng điểm cần lưu ý là thời gian cấm tàu thuyền hoạt động tại khu vực biển nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 6 kéo dài hơn trước; nguy cơ sạt lở cao tại khu vực miền núi do mưa lớn kéo dài.
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 27/10, bão số 6 đang ở trên vùng biển Nam Quảng Trị - Đà Nẵng. Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quang Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cù lao Chàm) có gió mạng cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão cao 4-6 m. Biển động rất mạnh. Khu vực biển ven bờ Quảng Bình-Quảng Trị và Quảng Ngãi-Bình Định có sóng cao 2-4 m; khu vực Huế-Quảng Nam cao 3-5 m.
Dự báo trưa ngày 27/10, bão số 6 sẽ đi vào đất liền khu vực Nam Quảng Trị-Đà Nẵng, vùng gần tập bão có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Ven biển Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; sâu hơn trong đất liền có thể có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ sáng 27/10 đến chiều 27/10.
Trong 12-24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Đông dịch chuyển ngược trở lại biển, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau là vùng áp thấp và tan dần. Dự báo, từ sáng 27/10 đến hết ngày 29/10, khu vực Quảng Bình-Quảng Ngãi tiếp tục mưa to 200-400 mm, có nơi trên 600 mm. Khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,; khu vực Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa từ 150-250 mm, có nơi trên 400 mm. Khu vực Bắc Nghệ An, Gia Lai có mưa từ 50-100 mm, có nơi trên 150 mmm. Khả năng xuất hiện lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi ở mức BĐ2-BĐ3, các sông ở Quảng Bình BĐ2, các sông ở Hà Tĩnh, Bình Định, Kon Tum BĐ1.
Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có trên 30 huyện và khu đô thị với 365 xã có nguy cơ ngập lụt. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở mức cao đến rất cao ở các sườn đồi dốc, taluy tại khu vực từ Nam Nghệ An đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn 67.212 phương tiện/307.822 người biết diễn biến, hướng đi của bão; hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm.
>>> Xem thêm video: Số phận những đứa trẻ mồ côi sau bão YAGI
  

Bão số 3 sắp đổ bộ, toàn tỉnh Quảng Ninh căng mình chống bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 và dự báo thành siêu bão, gây nguy cơ thiệt hại cao, hiện toàn tỉnh Quảng Ninh đang tập trung mọi nhân lực và vật lực để chuẩn bị phòng, chống siêu bão.

Ngay trong sáng 6/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 và mưa lũ tại các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu. Tại đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương thực hiện các biện pháp khẩn trương, hiệu quả.
Theo đó, huyện Ba Chẽ đã chủ động theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”. Trong đó, về nhân lực đã huy động tổng số 480 người, gồm lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, thành viên đội xung kích PCTT cấp xã. Về phương tiện, vật tư đã huy động 298 ô tô, 18 máy xúc, 11 thuyền, 3 xuồng máy, 8 xuồng hơi và 525 phao tròn, áo phao, bè phao, cùng các loại phương tiện khác. Huyện cũng đã rà soát thống kê 247 ngôi nhà ở có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, tốc mái có phương án di dời đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra; chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng và phương tiện, vật tư ứng cứu nếu xảy ra sự cố ngập lụt và sạt lở khi có mưa lớn kéo dài; chuẩn bị sẵn sàng lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc, xăng, dầu dự trữ…

Top những cơn bão ám ảnh nhất lịch sử 20 năm tại Việt Nam

Trước siêu bão YAGI đang tiến vào Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam đã từng hứng chịu những cơn bão với sức hủy diệt kinh hoàng, ám ảnh 20 năm qua.

Top nhung con bao am anh nhat lich su 20 nam tai Viet Nam
 1. Siêu bão Noru hoặc bão số 4 năm 2022 được hình thành từ phía đông của Philippines. Đây là cơn bão mạnh nhất đến Việt Nam kể từ 20 năm trở về trước. Bão Noru đã gây thiệt hại nặng nề khi đến Việt Nam tại các tỉnh  Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Ảnh: Bão Noru đổ bộ Cửa Việt, huyện Gio Linh. Ảnh: CAND.

Philippines đóng cửa trường học, hủy các chuyến bay do bão Julian

Hôm nay (30/9), hàng loạt trường học phải đóng cửa, một số chuyến bay bị hủy bỏ tại Philippines do ảnh hưởng của bão nhiệt đới Julian (tên quốc tế là bão Krathon).

Theo bản tin bão mới nhất sáng nay của Cơ quan thời tiết Philippines (PAGASA), bão Julian tiếp tục mạnh lên và có nguy cơ tăng cấp trở thành “siêu bão” vào ngày mai (1/10).

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.