Phố Nhật đìu hiu chưa từng thấy

Nhiều tháng nay, khu phố ẩm thực và phong cách sống Nhật Bản trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 (TP.HCM) trở nên đìu hiu vì vắng khách. Hàng loạt cửa hiệu đã ngừng hoạt động.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay

Từ năm 2000, đường Lê Thánh Tôn, đoạn từ Tôn Đức Thắng đến Hai Bà Trưng, quận 1, thu hút nhiều người Nhật đến đây sinh sống, kinh doanh tạo thành một cộng đồng nhỏ nhưng khá sầm uất gồm nhiều nhà hàng, quán bar..., nên từ đó được gọi là phố Nhật.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-2

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, khách nước ngoài và khách Nhật nói riêng vẫn chưa thể tới Việt Nam, trong khi một lượng lớn người Nhật và chuyên gia Nhật đã dần trở về nước khiến hoạt động kinh doanh của con phố này ngừng trệ. Không khó để thấy cảnh những mặt bằng bỏ trống lâu ngày với các biển quảng cáo rao thuê, sang nhượng được dán trước cửa quán, hoặc bên trong những con hẻm.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-3

Trước dịch, mặt bằng tại khu vực này được các chủ kinh doanh săn đón vì tập trung nhiều khách cao cấp, có mức tiêu dùng cao. Thông thường, để mở một cửa hàng kinh doanh tại đây, khách thuê phải đặt cọc trước 1-2 tháng mới có thể tìm được mặt bằng.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-4

Bàn ghế ngổn ngang bên trong một quán bar đã đóng cửa hơn tháng nay.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-5

Giá mặt bằng cho thuê tại đây đã được phần lớn chủ nhà giảm hơn 10% nhằm hỗ trợ người thuê trong đợt dịch vừa qua. Người dân xung quanh cho biết trước đây khu vực này chưa từng có mặt bằng trống, còn bây giờ thì rất nhiều.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-6

Anh Đông Hồ, chủ một mặt bằng tại hẻm 15B Lê Thánh Tôn cho biết ngày trước chỉ cho khách thuê mở quán nước vào buổi sáng, nhưng từ khi có dịch bệnh, người thuê đã trả lại mặt bằng vì cả ngày chỉ có vài khách.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-7

Các dịch vụ ăn uống, làm đẹp, quán bar ở khu vực này chủ yếu hướng đến nhóm khách Nhật sinh sống làm việc tại Việt Nam. Nhưng gần 3 tháng nay, kể từ ngày gỡ bỏ lệnh cách ly xã hội thì tình hình chung là nhân viên đông hơn khách.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-8

Vào thời điểm trước dịch, mặc dù là ngày thường, các con hẻm ở khu này vẫn chật kín người tới vui chơi, ăn uống và cả tham quan. Chỉ tính riêng trong con hẻm số 15 Lê Thánh Tôn có tới cả trăm nhà hàng, quán bar hoạt động nhộn nhịp tới rạng sáng.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-9

Anh Phạm Văn Trung, chủ nhà hàng tại khu vực hẻm 15A Lê Thánh Tôn chia sẻ: "Quán tôi mở hơn 6 năm, lượng khách Nhật chiếm 80%, còn lại là khách Hàn và Việt. Đến nay lượng khách Nhật đến quán chỉ là những người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nhưng chi tiêu trên tổng hóa đơn cũng giảm hơn so với trước dịch".

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-10

"Trong hẻm này nhiều mặt bằng vừa được sang nhượng sau giai đoạn giãn cách xã hội, nhưng cũng không dễ dàng. Tôi có người bạn trụ không nổi mà cũng không sang nhượng được nên đã bỏ trống mặt bằng luôn. Nhiều quán còn cầm cự được hiện nay chủ yếu nhờ nguồn đầu tư từ bên Nhật", anh Trung chia sẻ thêm.

Pho Nhat diu hiu chua tung thay-Hinh-11

Anh Hồ Đăng Trung là chủ quán bar vừa nhận mặt bằng kinh doanh hơn 2 tháng sau đợt giãn cách xã hội. Theo anh, việc tận dụng dịch để thuê lại mặt bằng giá rẻ là cơ hội, nhưng quán hiện vẫn bán với dạng cầm cự chứ chưa có lãi.

Vì sao người Trung Quốc thích mua bất động sản Việt Nam?

Bất động sản Việt Nam đang trở thành "kho báu" mới của người Trung Quốc vì... rẻ.

Giá bất động sản cao cấp ở trung tâm TP.HCM dao động từ 3.000 USD đến 6.000 USD m2, bằng một nửa so với mức 7.000 USD-9.000 USD/m2 bất động sản cùng phân khúc ở Bangkok (Thái Lan) và chưa đến 10% so với giá nhà ở Hồng Kông.
Một bài viết đăng trên tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 22/5 dẫn số liệu của CBRE Việt Nam cho thấy, người mua đến từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hồng Kông năm 2017 chiếm 25% tổng số giao dịch bất động sản Việt Nam được mua bởi người mua nước ngoài, tăng so với mức 21% trong năm 2016.

Hàng loạt bất động sản “khủng” ở TPHCM bị bán đấu giá

(Kiến Thức) - Nhiều bất động sản ở khu trung tâm TP HCM bị các ngân hàng Agribank, Sacombank, PVcomBank... đồng loạt rao bán đấu giá hàng trăm tỷ đồng để xử lý nợ xấu. 

Mới đây, Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) thông báo sẽ tổ chức bán đấu giá 9 quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại các địa chỉ số 228, 228D và 230/4 Pasteur với giá khởi điểm là 346,3 tỷ đồng nhằm xử lý nợ xấu.
Những bất động sản được đấu giá đợt này là tài sản thế chấp của Công ty TNHH phát triển địa ốc Hoàng Phố. Trước đó, công ty này đã dùng những tài sản trên để bảo đảm cho khoản vay tại Agribank - Chi nhánh trung tâm Sài Gòn. Các tài sản bảo đảm này đã đượcCông ty TNHH phát triển địa ốc Hoàng Phố bàn giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, các bên đã thống nhất đấu giá để thu nợ khoản vaytheo quy định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.