Phổ Nghi khiến người vợ thứ 5 vướng vào kiện tụng suốt 10 năm

Cuộc đời bà Lý Thục Hiền sau khi kết hôn với hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc - Phổ Nghi được cho là không mấy hạnh phúc.

Cuộc đời lênh đênh chìm nổi của Phổ Nghi

Cách mạng Tân Hợi năm 1912 đã lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến kéo dài suốt hơn 2000 năm, nhà Thanh cũng sụp đổ từ đó, Phổ Nghi trở thành vị Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa.

Trong bản "Điều kiện ưu đãi Hoàng thất nhà Thanh", điều kiện để Phổ Nghi thoái vị đó là chấp thuận việc ông tiếp tục được sống trong Tử Cấm Thành, đồng thời vẫn được hưởng danh hiệu "Hoàng đế".

Phổ Nghi sống trong Hoàng cung đến năm 18 tuổi, trong thời gian ấy, ông có hai người vợ là Hoàng hậu Uyển Dung và Phi tử Văn Tú.

Năm 1924, Phùng Ngọc Tường vì không muốn thấy trong Tử Cấm Thành vẫn còn có một tiểu Hoàng đế nên đã trắng trợn phát động chính biến, đuổi nhóm người Phổ Nghi ra khỏi Tử Cấm Thành.

Phổ Nghi khi ấy đã trưởng thành, cho nên ôm ấp mộng tưởng khôi phục ngôi vị của mình. Sau khi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành, ông đã cấu kết với quân đội Nhật Bản, trở thành Hoàng đế bù nhìn trong tay người Nhật Bản.

Ông hi vọng có thể mượn sức người Nhật để khôi phục ngai vàng, nhưng chẳng ai có thể ngăn nổi dòng chảy của lịch sử. Năm 1945, quân đội Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, giấc mộng phục vị của Phổ Nghi cũng vì thế mà vỡ nát.

Sau đó, Phổ Nghi bị quân đội Liên Xô bắt về trại tù binh. Trong nhà giam của quân đội Liên Xô, Phổ Nghi vẫn được sống rất thoải mái, một ngày được phục vụ bốn bữa, mỗi ngày còn được ăn bánh mỳ, uống cà phê, sữa bò, rượu vang.

Năm 1950, Phổ Nghi bị đưa vào trại cải tạo Phủ Thuận ở Liêu Ninh, tại đây ông không còn được hưởng những đãi ngộ như hồi còn tại Liên Xô, mà phải tham gia học tập và lao động để thay đổi bản thân cùng tư tưởng quan niệm cũ của Hoàng đế.

Phổ Nghi khiến người vợ thứ 5 vướng vào kiện tụng suốt 10 năm ảnh 1

Trong thời gian đó, ông học được cách tự khâu tất, học trồng rau… Sau khi làm xong chuyện đồng áng, Phổ Nghi còn phải viết một cuối truyện tự thuật hối lỗi mang tên "Nửa đời trước của tôi".

Bất kể phạm nhân nào trong tù cũng phải viết cuốn tự truyện như vậy để hồi tưởng lại những sai lầm trong quá khứ và con đường thức tỉnh của bản thân.

Để viết cuốn sách này, Phổ Nghi đã thông qua Phổ Kiệt – em trai của ông để hỏi những tư liệu sử của nhà Thanh. Cuốn tự truyện này có giá trị lịch sử lớn lao đồng thời đây cũng là một trong các tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu về lịch sử nhà Thanh.

Ngày mồng 4 tháng 12 năm 1959, trại cải tạo Phủ Thuận mở một cuộc họp đặc biệt, Phổ Nghi trước đó từng nói:

"Tội ác của tôi quá nghiêm trọng, cho dù bây giờ tôi cũng giống như mọi người khác nhưng vẫn không đủ điều kiện để được ân xá, danh sách ân xá có thể có tên bất kỳ người nào nhưng sẽ không thể có tên tôi."

Nhưng cuối cùng, Phổ Nghi là người đầu tiên nằm trong danh sách phạm nhân được ân xá.

Ông không thể tin nổi mình được Chính phủ ân xá, cảm giác sung sướng khi nhận được đặc ân này đã khiến Phổ Nghi rơi lệ, nước mắt ngập tràn trên mặt.

Phổ Nghi khiến người vợ thứ 5 vướng vào kiện tụng suốt 10 năm ảnh 2

Sau khi nhận được lệnh ân xá, Phổ Nghi trải qua cuộc sống như một người dân bình thường.

Hoàng hậu Uyển Dung của ông đã qua đời từ năm 1946, Văn Tú thì đã ly hôn với ông vào năm 1931, Phổ Nghi đã trải qua cuộc sống cô độc suốt một thời gian dài.

Biên tập viên nhà xuất bản Nhân dân Sa Tăng Hi thấy ông sống cô đơn, không nơi nương tựa nên đã giới thiệu cô hộ sĩ Lý Thục Hiền cho Phổ Nghi.

Lý Thục Hiền trước đó đã từng kết hôn một lần nhưng chưa có con, nhỏ hơn Phổ Nghi 18 tuổi (Phổ Nghi khi ấy đã 55 tuổi), Lý Thục Hiền không hề chê bai Phổ Nghi nhiều tuổi cho nên năm 1962, bà đồng ý lấy Phổ Nghi.

Những rắc rối và kiện tụng liên qua đến cuốn hồi ký của Phổ Nghi

Phổ Nghi cùng Lý Thục Hiền trải qua cuộc sống bình dị bên nhau, bởi vì mất khả năng sinh sản cho nên Phổ Nghi không thể có con với Lý Thục Hiền, gia sản để lại cũng không có bao nhiêu, chỉ để lại cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi".

Tuy nhiên, ông cũng chẳng thể ngờ đến có một ngày cuốn hồi ký của mình lại đem lại phiền phức cho Lý Thục Hiền.

Ngày 17 tháng 10 năm 1967, Phổ Nghi qua đời. Lý Thục Hiền nhận ra trong số những thứ ông để lại chỉ có cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" là có giá trị, cho nên bắt đầu tranh quyền bản quyền của cuốn sách.

"Nửa đời trước của tôi" tuy là tự truyện của Phổ Nghi, nhưng vì tài văn chương kém cỏi, nên Phổ Nghi chỉ kể lại câu truyện bằng lời còn người thay ông chấp bút lại là Trưởng phòng phòng biên tập Lý Văn Đạt.

Phổ Nghi khiến người vợ thứ 5 vướng vào kiện tụng suốt 10 năm ảnh 3

"Nửa đời trước của tôi" ban đầu vẫn chưa được xuất bản mà chỉ được lưu truyền nội bộ trong nhóm một vài người, bởi vì độ tin cậy của cuốn sách này không cao, có rất nhiều câu truyện Phổ Nghi kể lại nhưng không có bằng chứng lịch sử.

Lý Văn Đạt đã thay Phổ Nghi tìm đến hỏi thăm những người có liên quan, bổ sung, bù đắp cho những chỗ thiếu hụt trong cuốn sách, có thể nói rằng tâm sức và công lao Lý Văn Đạt bỏ ra cho cuốn sách này còn nhiều hơn cả Phổ Nghi, song tên tác giả lại chỉ ghi có mình Phổ Nghi.

Năm 1962, cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi" dài 550.000 chữ được hoàn thành, hai năm sau thì được chính thức xuất bản.

Năm 1984, vị đạo diễn người Italia Bernardo Bertolucci muốn quay bộ phim "Hoàng đế cuối cùng" (The Last Emperor) về cuộc đời của Phổ Nghi. Lý Văn Đạt khi ấy chưa nói cho Lý Thục Hiền đã quyết định giao bản quyền cuốn sách "Nửa đời trước của tôi" cho Bernardo Bertolucci. Lý Thục Hiền mãi sau này mới biết chuyện, bà vô cùng tức giận liền đệ đơn kiện Lý Văn Đạt.

Vụ kiện của Lý Thục Hiền kéo dài suốt mười năm mới có phán xét của toàn án, tòa án phán quyết Phổ Nghi là tác giả duy nhất của cuốn "Nửa đời trước của tôi" cho nên bản quyền cuốn sách này thuộc về Lý Thục Hiền.

Phổ Nghi khiến người vợ thứ 5 vướng vào kiện tụng suốt 10 năm ảnh 4

Vợ chồng Phổ Nghi - Lý Thục Hiền.

Lý Văn Đạt qua đời năm 1994, khi ông qua đời vẫn chưa kịp thấy phán quyết của tòa án. Người nhà Lý Văn Đạt bất bình thay ông, cho rằng ông đã bỏ nhiều tâm huyết cho cuốn "Nửa đời trước của tôi", quyền bản quyền cuốn sách không thể chỉ thuộc về một mình Lý Thục Hiền cho nên đệ đơn kháng cáo.

Kết quả phiên toàn phúc thẩm cũng giống như sơ thẩm, Lý Thục Hiền là người duy nhất có quyền sở hữu toàn bộ số tiền bản quyền khổng lồ từ cuốn sách Phổ Nghi để lại.

Nhưng cảnh đẹp chẳng tày gang, ngay hôm sau khi nhận được kết quả của phiên tòa, Lý Thục Hiền đã bất hạnh qua đời, dù cho đã giành được số tiền khổng lồ nhưng lại không còn thời gian để hưởng.  

Ảnh hiếm chưa từng được hé lộ trong hôn lễ vị vua cuối cùng của Trung Quốc

Năm 1922, vua Phổ Nghi đã thành hôn với người vợ đầu tiên của mình, cũng là người sau này trở thành mẫu nghi thiên hạ của Đại Thanh - Hoàng hậu Uyển Dung.

Ảnh hiếm về 3 thế hệ gia đình Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng

Sau khi trở thành Hoàng đế, Phổ Nghi rất hiếm khi được ở cùng người thân nhưng may mắn sự thoái vị của ông đã khiến quan hệ gia đình gần gũi trở lại.

Anh hiem ve 3 the he gia dinh Hoang de nha Thanh cuoi cung

Hoàng đế Phổ Nghi đứng trên nóc Tử Cấm Thành. Ái Tân Giác La Phổ Nghi là Hoàng đế nhà Thanh thứ 12 và cũng là Hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa. Sau khi Hoàng đế Quang Tự qua đời, Phổ Nghi được Từ Hi Thái hậu chọn trở thành người kế thừa ngôi báu. Phổ Nghi là con trai trưởng của Thuần Thân vương Tái Phong. Thuần Thân vương Tái phong là em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế Quang Tự. Sau khi được chọn làm Hoàng đế, Phổ Nghi lên ngôi khi mới 2 tuổi, niên hiệu là Tuyên Thống. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới