Phổ Nghi đứng chờ xe buýt, một đám lão thần quỳ gối gọi "Hoàng thượng"

Trong tất cả hoàng đế của thời kỳ nhà Thanh có lẽ Phổ Nghi chính là vị hoàng đế khổ sở nhất khi sinh ra trong thời khắc cuối cùng của triều đại, không còn quyền lực và không còn quyền lựa chọn.

Phổ Nghi đứng chờ xe buýt, một đám lão thần quỳ gối gọi "Hoàng thượng"

Vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc

Trong lịch sử phong kiến dài mấy nghìn năm của Trung Quốc có tổng cộng 422 vị hoàng đế và trong số các vị hoàng đế ấy, người cuối cùng lên ngôi chính là Phổ Nghi, cuộc đời của ông chính là một bản tóm tắt về thời đại ấy.

Năm 3 tuổi, Phổ Nghi trở thành hoàng đế nhưng triều Thanh đã suy tàn từ lâu, cùng với tiếng súng của cuộc cách mạng Tân Hợi, ông đã thoái vị khi mới lên 6 tuổi. Sau này lại xuất hiện những phần tử phục quốc (muốn lập lại triều Thanh), ông lại trở thành hoàng đế năm 11 tuổi, nhưng chẳng được mấy ngày thì cũng bị đuổi xuống khỏi ngai vàng. Dựa theo quy luật thông thường thì cả đời Phổ Nghi có lẽ cũng chỉ như vậy thôi, nhưng đó là một thời kỳ đặc biệt, cuộc đời ông không hề kết thúc một cách đơn giản như vậy.

Pho Nghi dung cho xe buyt, mot dam lao than quy goi goi

Nhật Bản là nước láng giềng của Trung Quốc, đất nước này lãnh thổ nhỏ bé, thiếu thốn nguồn tài nguyên, luôn nhăm nhe tới mảnh đất màu mỡ của Trung Quốc. Sau này, khi thấy thực lực của Trung Quốc ngày càng suy yếu, dã tâm của người Nhật Bản ngày càng lớn, cuối cùng vào năm 1931, Nhật đã tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc. Người Nhật sau khi chiếm được vùng Đông Bắc đã muốn nhanh chóng ổn định tình hình tại Trung Quốc, vì thế đã quyết định đưa Phổ Nghi lên ngôi một lần nữa nên “Ngụy Mãn Châu Quốc” đã được thành lập.

Pho Nghi dung cho xe buyt, mot dam lao than quy goi goi

Sau đó, cùng với sự chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nhật, Phổ Nghi đã làm hoàng đế mười mấy năm nay đã trở thành chiến phạm (phạm nhân chiến tranh), bị áp giải tới Liên Xô để tiếp nhận trừng phạt. Sau khi Tân Trung Quốc được thành lập, Phổ Nghi sau khi trải qua 5 năm chiến phạm tại Liên Xô cuối cùng đã được quay trở lại quê hương, sau đó bị nhốt tại chiến phạm doanh (nhà tù các phạm nhân chiến tranh) để cải tạo.

Cuộc sống mới của Phổ Nghi

Ban đầu, Phổ Nghi sống trong sợ hãi, ông luôn cảm thấy mình đã phạm lỗi lầm lớn như vậy, Tân Trung Quốc chắc chắn sẽ không tha cho mình, nhưng sau này ông phát hiện rằng, sự việc không hề như mình nghĩ, Tân Trung Quốc không hề có ý định xử phạt ông, chỉ là muốn cải tạo ông trở thành một người có ích cho xã hội. Sau này, trải qua 10 năm cải tạo, Phổ Nghi cuối cùng cũng đã bước ra khỏi trại cải tạo, trở lại với cuộc sống bình thường, trong khoảng thời gian đó còn xảy ra một câu chuyện như thế này.

Có một lần Phổ Nghi đi làm về chờ xe buýt, đột nhiên có một đám người già quỳ gối trước mặt ông hô “Hoàng đế”, điều này đã khiến một Phổ Nghi nay chỉ là người bình thường phải hốt hoảng, sau đó trả lời một cách đầy thông minh.

Pho Nghi dung cho xe buyt, mot dam lao than quy goi goi

Từ khi Phổ Nghi mới về Bắc Kinh, do đã rời xa quê hương nhiều năm, Phổ Nghi không có bất kỳ chỗ dựa nào ở Bắc Kinh, còn không có nhà ở, sau này dưới sự giúp đỡ của bạn bè, ông đã tìm thấy em gái và sống nhờ ở nhà em gái. Sau này, nhờ có sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan, ông đã tìm được một công việc khá ổn, từ đó sống cuộc sống tự thân vận động, tự lực cánh sinh. Cuộc sống của Phổ Nghi khi ấy rất đơn giản, không thể nào so sánh được với cuộc sống trước kia nhưng ông lại vô cùng vui vẻ, so với quãng thời gian là hoàng đế nhưng sống trong sợ hãi thì ông lại thích cuộc sống an nhàn, yên ổn này hơn.

Cuộc gặp gỡ tình cờ tại bến xe buýt

Cuộc sống của người dân lao động chính là mỗi ngày đi làm rồi tan làm, Phổ Nghi khi ấy cũng không ngoại lệ, mỗi ngày ông đều đến bến xe buýt từ sớm, bắt xe đi làm. Có một lần khi tan làm, theo thói quen đứng chờ xe buýt rồi bỗng nhiên có một đám người Mãn Thanh đi tới, ông vốn dĩ định trốn đám người này nhưng xe buýt sắp tới rồi, thế là ông cố đứng chờ, vì chưa chắc đám người này đã nhận ra ông. Nhưng điều Phổ Nghi không ngờ tới là đã trải qua nhiều năm như vậy, những người này vẫn nhận ra ông ngay lập tức, còn quỳ gối xuống hô “Hoàng thượng”.

Pho Nghi dung cho xe buyt, mot dam lao than quy goi goi

Phổ Nghi đã trở thành người dân lao động bình thường từ lâu, thêm vào đó, trải qua nhiều năm cải tạo, tư tưởng của ông cũng đã được giác ngộ rất cao, thế nên khi nhìn thấy cảnh này, ông sửng sốt, hốt hoảng và quát mắng đám người này. Nhưng đáng tiếc là những viên đại thần này vẫn không hề thay đổi tư tưởng, những lời quát mắng của ông chẳng hề có tác dụng. Vì khung cảnh này gây chú ý của quá nhiều người, ngày càng nhiều người xúm lại nhìn, trong lòng Phổ Nghi càng lúc càng thấy hoang mang, vì thế ông đã nói một câu: "Đã giải phóng nhiều năm như vậy rồi, vẫn còn bày ra trò này sao?". Sau đó ông không chờ xe buýt nữa mà đi bộ về nhà. Đám người thấy Phổ Nghi không hề ngoái đầu nhìn lại, trong lòng bỗng trở nên phức tạp.

Pho Nghi dung cho xe buyt, mot dam lao than quy goi goi

Đối với Phổ Nghi mà nói, ông thực sự không muốn có bất kỳ quan hệ gì với những “bô lão” Mãn Thanh này nữa, đối với cuộc sống hoàng đế của nhiều năm trước, ông không hề hoài niệm, tiếc nuối mà ngược lại còn thích cuộc sống bình đạm của hiện tại hơn. Ban ngày đi làm, tối về nhà nghỉ ngơi, cuộc sống vô cùng thoải mái, thư thái. Sau này Phổ Nghi còn quen với một y tá tên Lý Thục Hiền, sau khi quen nhau, cảm thấy đối phương cũng tốt, thế nên đã kết thành vợ chồng, trải qua cuộc sống bình yên mà vui vẻ. Năm 1967, Phổ Nghi qua đời, hưởng thọ 61 tuổi, kết thúc cuộc đời gây tranh cãi của mình.

"Báu vật" trên mũ quan nhà Thanh quý giá sao Hoà Thân cũng ao ước?

Trên đỉnh mũ của các quan nhà Thanh có một một dải lông đuôi chim khổng tước. Nó được gọi là Hoa Linh và tượng trưng cho địa vị của người đội.

"Báu vật" trên mũ quan nhà Thanh quý giá sao Hoà Thân cũng ao ước?
Dưới thời phong kiến, các quan nhà Thanh thường đội trên đầu một chiếc mũ được trang trí tinh xảo. Trong đó, nhiều người chú ý đến một dải lông đuôi chim khổng tước ở trên đỉnh mũ. Điều này khiến công chúng tò mò đó là gì và có ý nghĩa ra sao.
 Dưới thời phong kiến, các quan nhà Thanh thường đội trên đầu một chiếc mũ được trang trí tinh xảo. Trong đó, nhiều người chú ý đến một dải lông đuôi chim khổng tước ở trên đỉnh mũ. Điều này khiến công chúng tò mò đó là gì và có ý nghĩa ra sao. 

Khác biệt phía sau chữ “Binh và Dũng” trên áo lính thời nhà Thanh

Sự khác biệt này thể hiện rõ tính chất chuyên quyền, "thiên vị" của triều đình nhà Thanh. Cụ thể đó là gì?

Khác biệt phía sau chữ “Binh và Dũng” trên áo lính thời nhà Thanh

Với những khán giả yêu thích dòng phim cổ trang, đặc biệt là trong bối cảnh nhà Thanh, Trung Quốc chắc hẳn sẽ có ấn tượng nhất định với đội ngũ binh lính xuất hiện trong phim. Phục trang của những binh lính nhà Thanh, nhìn qua có vẻ như không có gì quá khác biệt. Nhưng nếu quan sát kĩ, chúng ta sẽ thấy trong đội binh thực chất có 2 loại trang phục chính: loại có in chữ "binh", và loại in chữ "dũng".

Vậy điểm khác biệt giữa 2 loại trang phục này là gì? Đó chính là lính mang áo chữ "binh" là người Mãn, còn lính mặc áo chữ "dũng" là người Hán. Không chỉ vậy, địa vị giữa 2 nhóm binh lính này cũng có nhiều điểm cách biệt cực kì lớn.

Mở mộ Càn Long, chuyên gia tái mặt thấy hộp sọ bị đập nát

Là một vị vua lừng lẫy trong lịch sử nhưng sau khi chết, Càn Long lại không được yên ổn khi bị bọn trộm mộ đến oanh tạc và phá hoại.

Mở mộ Càn Long, chuyên gia tái mặt thấy hộp sọ bị đập nát
Mo mo Can Long, chuyen gia tai mat thay hop so bi dap nat
Càn Long là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cả thời gian tại vị và nắm quyền của ông kéo dài 63 năm và cũng là thời kỳ cực thịnh của nhà Thanh. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới