Philippines xây quân cảng nhìn ra Quần đảo Trường Sa

(Kiến Thức) - Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines tuyên bố việc xây dựng quân cảng nhìn ra Quần đảo Trường Sa là "ưu tiên hàng đầu” trong thời gian tới.

Philippines xây quân cảng nhìn ra Quần đảo Trường Sa
Kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster trên đảo Palawan - cách quần đảo Trường Sa khoảng 100 hải lý - được công bố trong năm 2013. Tuy nhiên, mức độ cấp bách của việc xây dựng căn cứ hải quân này mới được Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) Gregorio Catapang nhấn mạnh trong tuần qua.
Tàu chiến Philippines trong Vịnh Oyster.
Tàu chiến Philippines trong Vịnh Oyster. 
Manila cảm thấy bị đe dọa trước những hành vi hung hăng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc hiện đang tiến hành các hoạt động “cải tạo đất” (hút cát xây dựng đảo trái phép) qui mô lớn  tại 7 bảy rạn san hô ở Quần đảo Trường Sa và gần đây đã cảnh báo xua đuổi máy bay Philippines ít nhất 6 lần ở  khu vực xung quanh đó.

Các chi tiết cụ thể về căn cứ hải quân mới trong Vịnh Oyster trên đảo Palawan vẫn chưa được tiết lộ. Trước đây, các quan chức Philippines đã úp mở nói rằng căn cứ này có thể chứa một số tàu hải quân lớn, bao gồm cả tàu tuần tra lớp Hamilton mà Manila mua từ Mỹ và một số tàu chiến Mỹ.

Có tin nói căn cứ này cũng sẽ có một xưởng sửa chữa tàu và một sở chỉ huy tác chiến được trang bị hệ thống radar theo dõi tình hình ở Biển Đông.

Các quan chức quân sự Philippines cho biết căn cứ hải quân trên đảo Palawan sẽ cho phép AFP nhanh chóng triển khai lực lượng ở Biển Đông, rút ngắn thời gian đi lại của tàu chiến, hạn chế tối đa chi phí nhiên liệu và hậu cần khác. Ngoài ra, căn cứ này cònđộng viên tinh thần chiến đấu của các đơn vị quân đội Philippines đóng quân gần đó.

Tổng Tham mưu trưởng AFP Catapang cũng nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng tàu Hải quân Mỹ có thể tiếp nhiên liệu và tiếp tế tại căn cứ này. Tuy nhiên, căn cứ này khó có thể tiếp nhận tàu khu trục lớn và tàu sân bay vì mực nước tương đối nông của Vịnh Oyster.

Tướng Catapang cho biết các tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Việt Nam sẽ được hoan nghênh chào đón ở căn cứ hải quân mới này.

Tuy nhiên, Philippines sẽ còn phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc mới xây dựng được căn cứ hải quân trông ra Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Tướng Catapang cho biết Philippines cần phải chi 800 triệu peso để phát triển nền tảng ban đầu và 5 tỷ peso để biến căn cứ trên Vịnh Oyster thành căn cứ hải quân đầy đủ.

Việc xây dựng căn cứ hải quân trong Vịnh Oyster có thể được tăng tốc trong tương lai. Mỹ có thể cung cấp một số khoản tiền tài trợ bổ sung, trong khi Nhật Bản có thể giúp xây dựng các cơ sở hạ tầng xung quanh căn cứ hải quân chính.

Một phán quyết của Tòa án Trọng tài UNCLOS trong vụ  Philippines nộp đơn kiện  Trung Quốc về Biển Đông dự kiến ​​sẽ được đưa ra vào nửa đầu năm 2016 cũng có thể thúc đẩy Manila đẩy nhanh tiến độ thi công căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster, nếu Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế và tiếp tục “ỷ mạnh hiếp yếu” trên Biển Đông.

Trung Quốc lén lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Tạp chí quân sự Kanwa đưa tin, Trung Quốc có thể vừa lén lút lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Trung Quốc lén lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông?
Tờ Kanwa cho rằng, Bắc Kinh có thể đã lập một Vùng Nhân dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông mà không tuyên bố một cách công khai để tránh sự phản đối từ các nước khác.
Tạp chí này cho rằng, chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch lập 2 vùng ADIZ ở biển Hoa Đông và Biển Đông sau sự cố ở đảo Hải Nam hồi năm 2001. 

Biển Đông: Vấn đề an ninh lớn nhất châu Á

(Kiến Thức) - Biển Đông tiếp tục căng thẳng do cơn khát năng lượng-tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc và trở thành vấn đề an ninh lớn nhất châu Á. 

Biển Đông: Vấn đề an ninh lớn nhất châu Á
Theo đài Pháp, mặc dù có những đánh giá khác nhau, nhưng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông có giá trị kinh tế rất lớn.
Bien Dong: Van de an ninh lon nhat chau A
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng gay gắt. 
Đối với Trung Quốc, dầu khí Biển Đông rất quan trọng. Sự trỗi dậy của nền kinh tế trong thời gian qua dẫn đến nhu cầu năng lượngcủa Trung Quốc gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc đã phải nhập khẩu năng lượng để phát triển, kể từ năm 1988. Mặc khác về đối nội, Bắc Kinh cũng chịu áp lực của thành phần theo “chủ nghĩa dân tộc”, hối thúc Trung Quốc phải gấp rút tiến hành kế hoạch khai thác Biển Đông. Quá trình công nghiệp hóa, những khó khăn gặp phải trong kế hoạch đầu tư ở nước ngoài và những áp lực từ nội bộ đã khiến Trung Quốc chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra Biển Đông.

Cảnh sát biển TQ phun vòi rồng đuổi ngư dân Philippines

(Kiến Thức) - Manila tố cáo Cảnh sát biển Trung Quốc đã phun vòi rồng, xua đuổi các tàu đánh bắt cá của ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough.

Cảnh sát biển TQ phun vòi rồng đuổi ngư dân Philippines
Theo lời đại diện của Manila, hôm 20/4, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng đuổi một nhóm ngư dân Philippines đang đánh bắt các ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, gây thiệt hại cho một số tàu cá.
Philippines to Trung Quoc phun voi rong duoi ngu dan
Tàu đánh bắt cá của ngư dân Philippines. (Ảnh minh họa)
“Trung Quốc không có quyền dùng vòi rồng bắn về phía những ngư dân. Để đối phó với họ, chúng ta cần phát triển kinh tế và năng lực quốc phòng”, nhà hoạt động chính trị Renaro Reyes phát biểu trong một tuyên bố đưa ra hôm 21/4.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.