Philippines: Trung Quốc muốn nuốt trọn Biển Đông

Ngày 26/3, Philippines một lần nữa cáo buộc Trung Quốc tìm cách thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông bằng chiến dịch bành trướng.

Philippines: Trung Quốc muốn nuốt trọn Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, những hành vi của Trung Quốc nhằm gây khó cho Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA), khi toà chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan đến yêu sách đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc.
"Trung Quốc đang đẩy nhanh lộ trình bành trướng và thay đổi hiện trạng để hiện thực hoá đường 9 đoạn phi pháp, đồng thời thâu tóm gần như trọn Biển Đông" - ông Rosario nói với báo giới.
Trung Quốc dựa vào đường lưỡi bò nước này tự vạch ra để khăng khăng khẳng định có chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông giàu tài nguyên, thậm chí cả các khu vực gần bờ biển Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Tuy nhiên, những khu vực này cách đất liền của Trung Quốc tới gần 1.000km, trong khi lại hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.
Philippines: Trung Quoc muon nuot tron bien Dong
Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tình hình trên Biển Đông đặc biệt căng thẳng trong thời gian gần đây, sau hàng loạt động thái hung hăng của Trung Quốc nhằm tăng cường sự hiện diện và áp đặt chủ quyền của họ trong khu vực.
Ngoại trưởng Rosario cho biết, những hành vi nói trên của Trung Quốc ngày càng gia tăng về cường độ. Ông lấy ví dụ, mới tháng 1 vừa qua, tàu Trung Quốc đâm tàu cá Philippines trong khu vực gần bờ biển Philippines.
"Trung Quốc liên tục lấn chiếm và tiến hành một loạt các hoạt động cải tạo trên Biển Đông" - ông Rosario nói.
Theo Ngoại trưởng Philippines, hoạt động trái phép của Trung Quốc diễn ra đồng loạt trên cả 7 bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc là một bên ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng nước này từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Với những sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật Bản, Tokyo sẽ mở rộng vai trò của họ trong việc hỗ trợ Washington ở Biển Đông, đối phó Trung Quốc.

Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông
Tờ Duowei News cho hay, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) và Đảng Tân Công minh (NKP) ngày 20/3 đã tổ chức cuộc thảo luận về một điều khoản sửa đổi trong Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ.
Theo đó, sửa đổi trong văn kiện trên sẽ cho phép Nhật Bản có quyền tự vệ tập thể cũng như khung pháp lý để Lực lượng Tự vệ (JSDF) của nước này hỗ trợ cho Quân đội Mỹ hay quân đội các nước đồng minh khác.

Trung Quốc ngang nhiên cắm cờ xuống đáy Biển Đông

(Kiến Thức) - Hành động cắm cờ xuống đáy Biển Đông của Trung Quốc được cho là nhằm phục vụ âm mưu đánh dấu mốc cho cái gọi là chủ quyền của TQ tại Biển Đông. 

Trung Quốc ngang nhiên cắm cờ xuống đáy Biển Đông
Bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động ngang ngược tại Biển Đông. Tân Hoa Xã ngày 19/3 đưa tin, Trung Quốc lần đầu tiên đã dùng robot điều khiển từ xa cắm cờ xuống khu vực biển có độ sâu 3.000 m ở Biển Đông.
Tờ báo này cho biết, đây là một phần trong quá trình thử nghiệm các trang bị khảo sát nước sâu cho chiếc tàu công trình đa năng nước sâu đầu tiên có tên “Hải Dương 286”, do Trung Quốc chế tạo.

Trung Quoc ngang nhien cam co xuong day Bien Dong
 Tàu công trình đa năng nước sâu "Hải dương 286".

Đề xuất quân đội chung khiến Mỹ “lạnh nhạt” với châu Âu?

(Kiến Thức) - Sự kiện Tổng thống Obama từ chối gặp Tổng thư ký NATO ở Washington đã dấy lên quan ngại về căng thẳng giữa Mỹ và các nước đồng minh Châu Âu.

Đề xuất quân đội chung khiến Mỹ “lạnh nhạt” với châu Âu?
Tổng thư ký mới của NATO Stoltenberg đang ở Washington tuần này, nhưng bất chấp yêu cầu gặp mặt, Nhà Trắng vẫn từ chối. Liệu đây có phải là dấu hiệu của mối quan hệ căng thẳng giữa Tổng thống Obama với các nhà lãnh đạo Châu Âu trước đề xuất quân đội chung của Châu Âu?

De xuat quan doi chung khien My
 Tổng thống Obama từ chối gặp Tổng thư ký NATO vì vấn đề thành lập quân đội chung của các nước đồng minh Châu Âu?
Theo cựu đại diện của Mỹ trong khối NATO, ông Kurt Volker, chính quyền nước này đã tuyên bố chắc nịch rằng, nếu Tổng thư ký NATO tới Washington, Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp với ông ấy. Tuy nhiên, khi ông Stoltenberg thực hiện chuyến công du ba ngày tới Washington thì ông Obama lại không đáp lại lời đề nghị gặp gỡ từ phía Tổng thư ký. Đây là hành động bất ngờ đối với hầu hết Châu Âu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.