Philippines: Dùng “Nhà nước Moro” chống “Nhà nước Hồi giáo“?

(Kiến Thức) - Do người dân Hồi giáo miền nam Philippines mong muốn lập ra “Nhà nước Moro” tự trị, cuộc chiến Mỹ-Philippines, bắt đầu từ năm 1899, đã kéo dài đến 14 năm.

Philippines: Dùng “Nhà nước Moro” chống “Nhà nước Hồi giáo“?
Chỉ bằng những phương pháp đẫm máu, quân đội Mỹ mới đối phó được với cuộc kháng chiến của người dân Hồi giáo.
Hiện nay người Hồi giáo chiếm 5% trong tổng dân số 100 triệu của Philippines. Và với thời gian, mong muốn lập ra nhà nước tự trị riêng của họ ngày càng trở nên gay gắt hơn, chuyên gia chính trị của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, ông Vladimir Svedentsov ghi nhận.
Philippines: Dung "Nha nuoc Moro" chong "Nha nuoc Hoi giao"?
Nữ chiến binh của Mặt trận giải phóng Moro ở miền nam Philippines, Ảnh: Malay Mail Online 
Chuyên gia Vladimir Svedentsov nhắc lại rằng tỉnh tự trị Hồi giáo trong thành phần Philippines ở phía tây đảo Mindanao và các đảo ngoài khơi nhỏ hơn, được thành lập từ năm 1989. Tuy nhiên, điều đó không giải quyết được vấn đề tồn tại từ lâu, mà còn khiến cho các tổ chức cực đoan Hồi giáo càng trở nên táo tợn hơn. Và hoạt động của nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” cũng lan rộng trên địa bàn. Lực lượng chính phủ Philippines đã bắt giữ nhiều người dân địa phương chiến đấu cho IS ở Syria và Iraq, sau đó trở về phục vụ cho các kế hoạch IS tại quê hương. Sự sùng bái IS đã dẫn đến vụ chiếm giữ thành phố triệu dân Marawi, nơi có đông đảo người dân theo Hồi giáo.
Khi còn là ứng cử viên Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte đã đề xuất ý tưởng lập ra trong các khu vực Hồi giáo Mindanao "Nhà nước Moro" tự trị, với cấu trúc hành chính, pháp lý và tài chính riêng. Kết quả đàm phán với đại diện của các cộng đồng Hồi giáo lớn nhất là đã soạn ra dự luật cơ bản của Nhà nước Moro khoảng 100 trang. Dự luật này cần được sự chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý và được Quốc hội Philippines thông qua. Tổng thống Duterte hứa hẹn rằng toàn bộ quy trình có thể được hoàn thành trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ và kêu gọi người dân Philippines tán thành dự luật.
Theo chuyên gia Nga, việc thành lập quốc gia tự trị Moro trong thành phần của Philippines sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc hòa giải tôn giáo-xã hội cả nước, để ổn định tình hình ở Mindanao. Trong Quốc hội Philippines không có những người phản đối Nhà nước Moro, nhưng như chúng ta biết, ma quỷ có mặt trong các chi tiết cụ thể. Trong quá trình thảo luận Hiến pháp với đại diện các đảng chính trị khác nhau và cộng đồng Hồi giáo, có thể xuất hiện rất nhiều các chi tiết như vậy. Trong khi đó, giải pháp cho vấn đề đòi hỏi phải có hiệu quả tối đa. Trên thực tế, cuộc chiến Marawi càng kéo dài, ở Philippines càng có nhiều người nhìn thấy sự yếu kém của quân đội chính phủ và sẽ ủng hộ IS.
Tổng thống Rodrigo Duterte coi Nhà nước tự trị Moro như một đối trọng với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và hy vọng vào sự hỗ trợ của người Hồi giáo ủng hộ thành lập Nhà nước Moro trong cuộc chiến chống phiến quân IS. Đó là một toan tính có cơ sở và là một giái pháp cho vấn đề đã tồn tại dai dẳng hơn một thế kỷ qua.

Vì sao Tổng thống Philippines "đuổi" đặc nhiệm Mỹ khỏi Mindanao?

(Kiến Thức) - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn đặc nhiệm Mỹ rời khỏi Mindanao và cho rằng Washington chính là nguồn gốc gây ra sự bất ổn dai dẳng ở miền nam Philippines.

Vì sao Tổng thống Philippines "đuổi" đặc nhiệm Mỹ khỏi Mindanao?
Phát biểu tại lễ nhậm chức của các quan chức mới được bổ nhiệm ở Phủ Tổng thống hôm 12/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhấn mạnh các lực lượng đặc nhiệm Mỹ cần phải rời khỏi Mindanao.
“Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ cần phải rời khỏi Mindanao. Tôi đang định hướng lại chính sách ngoại giao của Philippines”, ông Duterte tuyên bố.

Lai lịch khét tiếng của nhóm khủng bố chiếm TP Philippines

Nhóm khủng bố Philippines Maute muốn tìm cách thiết lập một nhà nước Hồi giáo độc lập ở đảo Mindanao, tương tự tham vọng về một "nhà nước" Hồi giáo của IS.

Lai lịch khét tiếng của nhóm khủng bố chiếm TP Philippines
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 23/5 tuyên bố áp dụng thiết quân luật đối với đảo Mindanao sau cuộc đấu súng giữa các lực lượng chính phủ với thành viên nhóm nổi dậy Maute ở TP Marawi.

Ảnh: Phiến quân chiếm xe bọc thép của Quân đội Philippines

(Kiến Thức) - Nhóm phiến quân có liên hệ với IS đã phục kích một đoàn xe quân sự Philippines ở Marawi và chiếm nhiều vũ khí, xe bọc thép của lực lượng chính phủ Manila.

Ảnh: Phiến quân chiếm xe bọc thép của Quân đội Philippines
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines
Nhóm phiến quân thân IS đã phục kích một đoàn xe quân sự của quân đội Philippines ở thành phố Marawi... Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-2
 ...và chiếm được một số xe bọc thép cùng nhiều vũ khí của quân đội Philippines. Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-3
Nhóm phiến quân đã tịch thu ít nhất hai xe bọc thép M706 Commando và một xe quân sự trang bị súng máy cỡ 7,62 mm. Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-4
 Những bức ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy, các tay súng khủng bố được trang bị súng trường tấn công M16A1 hay súng trường chiến đấu M14. Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-5
 Các chiến binh khủng bố cũng chiếm được một khẩu pháo không giật M67 cỡ 90 mm của lực lượng chính phủ Philippines... Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-6
...và sử dụng chính vũ khí này để chiến đấu. Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-7
Nhóm khủng bố cũng bắn hạ một máy bay không người lái DJI Mavic Pro. Chiếc UAV này có thể được quân đội Philippines sử dụng để thực hiện nhiệm vụ giám sát. Ảnh: SouthFront.

Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-8
 Trong thời gian gần đây, trực thăng tấn công của quân đội Philippines liên tục oanh kích các căn cứ của nhóm khủng bố thân IS ở Marawi. Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-9
Tuy nhiên, quân đội Philippines dường như gặp khó khăn hơn trong việc giải phóng toàn bộ thành phố Marawi sau khi để một số vũ khí rơi vào tay nhóm khủng bố. Ảnh: SouthFront.
Anh: Phien quan chiem xe boc thep cua Quan doi Philippines-Hinh-10
Còn đây là số vũ khí và trang thiết bị quân sự mà quân đội Philippines tịch thu được của nhóm phiến quân ở Marawi. Ảnh: SouthFront.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.