Philippines bóc mẽ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông
(Kiến Thức) - Philippines bóc mẽ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông, khi Bắc Kinh bồi đắp xây dựng trái phép các “đảo nhân tạo” ở vùng biển Quần đảo Trường Sa.
Minh Châu (TH)
Truyền thông Philippines ngày 14/8 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Peter Paul Galvez bóc mẽ ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Galvez đặt câu hỏi: “Các cơ sở tìm kiếm cứu hộ (trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép) này dành cho ai? Chẳng lẽ cho tàu bè của chúng ta vốn đang bị họ (Trung Quốc) đe dọa phá hủy hay sao?”.
Trung Quốc xây đường băng 3.000 trên "đảo nhân tạo" Đá Chữ Thập chỉ để phục vụ công tác cứu hộ ở Biển Đông?
Trước đó, theo VOA, đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa tuyên bố các cơ sở mà Bắc Kinh định xây trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm thúc đẩy tự do hàng hải (?), nghiên cứu khoa học và các nỗ lực tìm kiếm cứu hộ trong trường hợp xảy ra tai nạn trên biển.
Phát ngôn viên Galvez của Bộ Quốc phòng Philippines tố cáo rằng bất chấp các lời lẽ hứa hẹn thiện chí, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động lấn át chủ quyền bất hợp pháp. Việc xây dựng các công trình chỉ là động thái “quân sự hóa” các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Bộ Quốc phòng Philippines nhấn mạnh rằng Trung Quốc “nói một đằng làm một nẻo” và cần ngăn chặn mưu đồ quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Nếu không, mưu đồ này sẽ có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng sâu rộng khó lường.
Học giả TQ cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông
(Kiến Thức) - Học giả Trung Quốc cãi cùn rằng việc bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông là chuyện nhỏ, chẳng đáng để cho Mỹ “làm to chuyện” như thời gian qua.
Theo sự cãi cùn của họ, các công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo trái phép ở Biển Đông chẳng khác gì những "con vịt nằm yên một chỗ" để Hải quân Mỹ dễ dàng bắn hạ.
Kế hoạch xây dựng "dân sự" của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập.
Học giả Zhu Feng, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bao biện nỗ lực đắp đảo nhân tạo và xây dựng công trình quân sự trên đó sẽ phí công vô ích “trong một cuộc chiến tranh với Mỹ”. Ông Zhu Feng nói thêm rằng người Mỹ đã quá lo xa và “phóng đại” hoạt động bồi đắp xây dựng đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Theo ông này, Washington không nên xem hành động đắp đảo của Trung Quốc là “khiêu khích hay thách thức quyền lực” Mỹ.
Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Bên nào thắng?
(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, chuyên gia Nga Lokshin nhận xét việc Trung Quốc đắp đảo nhân tạo là trái với UNCLOS năm 1982.
Ngày 7/7, Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (PCA) của Liên Hợp Quốc đã bắt đầu xem xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông.
Điều phức tạp trong vụ kiện này là tình trạng pháp lý ở Biển Đông vẫn chưa được rõ ràng.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Dù luôn tuyên bố không thiên vị bất kì bên nào có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Mỹ cho rằng các bên cần phải giải quyết bất đồng phù hợp luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực. Cách diễn đạt này dẫn đến việc một số người nhầm rằng Mỹ giữ thái độ trung lập, riêng Trung Quốc thì nói rằng Washington “thiên vị”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel: Mỹ chỉ trung lập về thái độ đối với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của đại diện Trung Quốc về khái niệm “trung lập” trong vấn đề Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/7 tuyên bố Mỹ không trung lập trong vấn đề tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Ông nói rõ rằng Mỹ chỉ trung lập về thái độ với “các bên có tuyên bố chủ quyền”, chứ không phải trung lập về cách thức giải quyết tranh chấp.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Nhiếp ảnh gia người Italy Sara Melotti đã bắt tay vào "cuộc hành trình tìm kiếm cái đẹp" và ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều nơi trên khắp thế giới.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.