Phi tần thất sủng bị đẩy vào lãnh cung sợ nhất đối mặt với điều này

Thân là phi tần của Hoàng đế, nếu có thể khiến bản thân được sủng ái chắc chắn sẽ nhận được vinh hoa vô tận, người trong cung sẽ lũ lượt nịnh bợ. Tuy nhiên, nếu không có thánh sủng, địa vị có thể bị lung lay.

Lãnh cung - nơi ngự trị của thái giám

Lãnh cung có thể coi là nơi mà mọi người vứt bỏ. Vì không được tu sửa trong khoảng thời gian dài nên cực kì ẩm thấp, đổ nát, không có cửa để có thể đem ra so sánh với chỗ ở của một phi tử bình thường.

Điều kiện sống trong Lãnh cung tương đối khổ cực, chung quy là ăn không ngon, ngủ không yên. Do đó, nhiều vị phi tử sau khi đến Lãnh cung đã thay đổi tâm tính, trở nên buồn chán đến mức tìm người nói chuyện cùng cũng rất khó khăn.

Phi tan that sung bi day vao lanh cung so nhat doi mat voi dieu nay

Mà lúc này chỉ có các thái giám mới có thể ở bên cạnh họ. Chính vì thế các phi tần kia dễ dàng đưa những món quý giá cho thái giám. Không cần nói cũng có thể biết những thứ này đắt tiền đến chừng nào.

Sau cùng, thân phận thái giám là thấp nhất trong hoàng cung, luôn bị người khác xem thường, làm gì cũng dễ bị la mắng. Do đó, khi ở Lãnh cung vắng vẻ, họ mới có thể thoải mái, làm bất cứ điều gì mình muốn. Thậm chí, thái giám còn có thể xử lý những phi tần sống trong Lãnh cung từng bắt nạt mình trước đó theo cách riêng của họ.

Điều gì đáng sợ nhất trong lãnh cung?

Trong lãnh cung thông thường có rất ít người, thậm chí phần lớn thời gian đều chỉ có một mình vị phi tử thất sủng kia. Chúng ta đều biết rằng, con người khi ở một mình quá lâu, chắc chắn sẽ dẫn tới phiền muộn u uất.

Vậy nên đối với những người ở đây lâu, đáng sợ nhất chính là nỗi cô đơn. Lâu dần, ít người giữ được tinh thần minh mẫn bình thường. Do đó, có thể nói đây chính là điều mà người bị đẩy vào lãnh cung sợ nhất, là sự giày vò khủng khiếp nhất.

Thế mới thấy rằng, suy cho cùng xã hội ngày nay thật tốt biết bao, cuộc sống cơ bản nằm trong tay ta, do ta quyết định. Không giống như trong xã hội cổ đại, thiên đường hay địa ngục đều do người khác quyết định.

Phi tử ngày hôm nay được hoàng đế lựa chọn, có thể là điều may mắn nhất, nhưng hôm sau bị ruồng bỏ, thì lại là điều bất hạnh nhất.

Bởi những chuỗi ngày phía sau đó là những chuỗi ngày sống không bằng chết đang chờ đợi họ.

Góc khuất ít ai biết của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc,bà "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối 

Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12/1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11/1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.

Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, bà là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bản thân bà tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.

Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.

Trong lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.

Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh

  Goc khuat it ai biet cua hoang hau cuoi cung nha Thanh
Hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối. Ảnh nguồn: Internet.

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa là một người yếu đuối trong đời sống tình dục. Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”.

Cũng từ những dòng hồi ký này, mà chúng ta có thể suy đoán rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.

Đó là lý do khiến cuộc đời của hoàng hậuThanh Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.

Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.

Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ. Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Bà để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.

Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.

Thế nhưng cả cuộc đời bà luôn chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên một con mương lạnh lẽo. 

Chuyện khó tin về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc

Một số bí mật về nhà Đường nổi tiếng lịch sử Trung Quốc thời phong kiến được giới chuyên gia giải mã. Trong số này có việc triều đình ủng hộ đa dạng văn hóa, có nhiều quý tộc là người nước ngoài...

Chuyen kho tin ve nha Duong noi tieng lich su Trung Quoc
 Ở Trung Quốc thời phong kiến, nhà Đường nổi tiếng lịch sử với nhiều điều độc đáo, mới lạ. Trong số này, có việc triều đình nhà Đường (tồn tại từ năm 618 - 906) có những chính sách cởi mở đối với các tôn giáo trong và ngoài nước.
Chuyen kho tin ve nha Duong noi tieng lich su Trung Quoc-Hinh-2
 Theo đó, thành Trường An dưới thời nhà Đường trở thành một trong những nơi phồn vinh nhất thế giới thời xưa. Nơi đây trở thành trung tâm giao lưu văn hóa giữa nhiều nước.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới