Phi tần "mệnh khổ" của Hoàng đế Khang Hi

Mặc dù được Hoàng đế Khang Hi sủng ái nhưng bà lại không có diễm phúc nuôi nấng con cái đến lớn.

Phi tần "mệnh khổ" của Hoàng đế Khang Hi

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa hàng nghìn năm, xung quanh các Hoàng đế không thiếu các mỹ nữ trẻ trung. Những nữ nhân hậu cung này muốn có chỗ đứng vững chắc thì ngoài việc chiếm được sự sủng ái của Hoàng đế, họ phải sinh được con trai. Chính vì vậy mà các hậu phi đã xem việc sinh nở là nhiệm vụ hàng đầu của mình.

Tuy vậy, thời nhà Thanh có một nữ nhân đặc biệt, dù chưa từng sinh con trai nhưng vẫn được nhiều đời Hoàng đế yêu thương và kính trọng. Bà là Đôn Di Hoàng quý phi Qua Nhĩ Giai thị, một sủng phi của Hoàng đế Khang Hi.

Qua Nhĩ Giai thị xuất thân từ một gia tộc cao quý nhất nhì thời nhà Thanh, bà nhỏ hơn Hoàng đế Khang Hi 29 tuổi, ra đời vào năm Khang Hi thứ 22.

Năm Khang Hi thứ 39, Qua Nhĩ Giai thị trở thành Thứ phi của Hoàng đế thông qua tuyển tú Bát kỳ, lúc đó bà mới 17 tuổi. Qua Nhĩ Giai thị không những rất xinh đẹp mà còn có xuất thân nổi trội, vì vậy mà bà dễ dàng có được sự sủng ái của Hoàng đế Khang Hi. Ít lâu sau khi vào cung, Qua Nhĩ Giai thị được phong làm Hòa tần.

Phi tan

Sau đó, bà mang thai và hạ sinh một công chúa vào năm Khang Hi thứ 40. Tuy nhiên, tiểu công chúa đã chết yểu khi chưa được đặt tên. Cái chết của con gái đầu lòng là vết thương sâu nặng trong lòng Qua Nhĩ Giai thị suốt thời gian về sau.

Bất hạnh chồng chất hơn, bà bởi vì quá đau lòng mà thân thể ngày càng yếu đi và không còn khả năng mang thai lần nào nữa.

Vào thời điểm đấy, Hoàng đế Khang Hi thấy Qua Nhĩ Giai thị tuổi còn trẻ nhưng đã phải chịu đả kích lớn nên đã ra sức yêu thương, bảo bọc bà. Ông luôn hi vọng sủng phi có thể trở lại cuộc sống yên bình như trước, thậm chí còn hạ lệnh phong bà làm Hòa phi vào năm Khang Hi thứ 57.

Năm Khang Hi thứ 61, Hoàng đế Khang Hi băng hà, Hoàng đế Ung Chính nối ngôi. Lúc đó, Hòa phi Qua Nhĩ Giai thị 40 tuổi, so với những vị phi tần còn sống của Hoàng đế Khang Hi thì độ tuổi của bà còn rất trẻ.

Phi tan

Có thể không có con cái là điều bất hạnh trong mắt người khác nhưng với Qua Nhĩ Giai thị, điều này khiến bà không bị vướng vào cuộc tranh đấu giành quyền lực ở hậu cung nói riêng và trong hoàng tộc nói chung. Do đó, cuộc sống của Qua Nhĩ Giai thị ở hậu cung có thể được miêu tả là tương đối thoải mái, ung dung và tự tại.

Khi Hoàng đế Ung Chính đăng cơ, ông rất kính trọng Qua Nhĩ Giai thị và tôn bà thành Hoàng khảo Quý phi. Trong khi mối quan hệ của Hoàng đế với mẹ ruột không mấy tốt đẹp nhưng ông lại rất thân thiết với Qua Nhĩ Giai thị. Những khi Hoàng đế không vui đều đến tìm Qua Nhĩ Giai thị tâm sự, về sau ông còn hạ lệnh giao Hoàng tử Hoằng Lịch cho Qua Nhĩ Giai thị nuôi dưỡng.

Đến khi Hoàng tử Hoằng Lịch lên ngôi, tức Hoàng đế Càn Long, bà vẫn nhận được các đãi ngộ dưỡng già ở trong cung. Trong lòng Hoàng đế Càn Long luôn biết ơn công dưỡng dục của Qua Nhĩ Giai thị, xem bà như mẹ ruột.

Năm Càn Long nguyên niên, Hoàng tổ Quý phi Qua Nhĩ Giai thị được tôn làm Ôn Huệ Quý thái phi.

Năm Càn Long thứ 8, Hoàng đế Càn Long tấn tôn Qua Nhĩ Giai thị làm Ôn Huệ Hoàng quý thái phi. Thọ thần 70 tuổi và 80 tuổi của bà đều được Hoàng đế Càn Long tổ chức hoành tráng và dâng nhiều lễ vật mừng thọ.

Năm Càn Long thứ 33, Ôn Huệ Hoàng quý thái phi qua đời, hưởng thọ 86 tuổi. 2 tháng sau, Hoàng đế Càn Long dâng thụy hiệu cho bà là Đôn Di Hoàng quý phi.

Trong các phi tần của Hoàng đế Khang Hi, bà là người mất cuối cùng dù không phải là người sống thọ nhất. Nhìn lại cuộc đời 86 năm của bà, dù không có con cái bên cạnh nhưng lại may mắn có được sự yêu thương và trân trọng của 3 vị Hoàng đế, có thể nói đây là cuộc sống an nhàn đáng ghen tị.

Phi tần nào thấp kém và bị Hoàng đế Khang Hi mắng là "tiện phụ"?

Lương phi Vệ thị còn được xem là vị phi tử kiều diễm nhất trong hậu cung Hoàng đế Khang Hi.

Phi tần nào thấp kém và bị Hoàng đế Khang Hi mắng là "tiện phụ"?

Hoàng đế Khang Hi là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh, kế vị khi mới 8 tuổi. Ông trị vì trong 61 năm và là vị hoàng đế có thời gian tại vị dài nhất được ghi chép trong lịch sử Trung Hoa. Vào thời Hoàng đế Khang Hi, cuộc sống của người dân Đại Thanh ngày càng ổn định hơn, đặt nền móng cho sự hưng thịnh của các đời hoàng đế sau.

Hậu cung hơn 55 vị phi tần của Hoàng đế Khang Hi cũng là một trong những chủ đề được người đời nhắc đến nhiều nhất. Ông đặc biệt sủng ái một vị phi tần được xem là xinh đẹp nhất chốn cung cấm: Lương phi Vệ thị.

Phi tần của Khang Hi: Sinh con trai tài giỏi nhưng lại sống lặng lẽ

Dù sống lặng lẽ trong hậu cung nhưng bà vẫn được các đời Hoàng đế sau này kính trọng.

Phi tần của Khang Hi: Sinh con trai tài giỏi nhưng lại sống lặng lẽ

Cần phi Trần thị dù không quá nổi bật trong lịch sử nhà Thanh nhưng cũng sinh ra được một vị Hoàng tử tài giỏi. Trần thị là người Hán, từ nhỏ đã có dung mạo xinh đẹp ngọt ngào. Theo suy đoán, bà nhập cung thông qua tuyển tú của Nội vụ phủ và trở thành một cung nữ, sau đó trở thành Thứ phi của Hoàng đế Khang Hi.

Tuy nhiên, vì bối cảnh gia đình không cao quý nên Trần thị không có sơ phong quá cao. Năm Khang Hi thứ 36 (năm 1697), bà hạ sinh một tiểu Hoàng tử và được Hoàng đế Khang Hi đặt tên là Dận Lễ. Dựa theo lẽ thông thường, phi tần sinh con trai sẽ được tấn phong lên phi cao hơn. Nhưng trên thực tế, Hoàng đế Khang Hi dường như không có ý định này.

Chuyện về phi tần kỳ lạ của Hoàng đế Khang Hi

Nàng là một trong những phi tần kỳ bí nhất thời nhà Thanh mà đến hiện tại vẫn không ai có thể lý giải được.

Chuyện về phi tần kỳ lạ của Hoàng đế Khang Hi

Nữ nhân này là một trong những vị phi tần đầu tiên của Hoàng đế Khang Hi nhưng sau khi nhập cung được vài năm thì đột nhiên biến mất trong lịch sử, bất luận là sống hay chết đều không có bất kỳ ghi chép nào. Nàng trở thành một trong những sự việc kỳ bí nhất thời nhà Thanh. Đó chính là An tần Lý thị.

Trong các tài liệu lịch sử không ghi chép về năm sinh, năm mất của Lý thị. Chỉ biết nàng xuất thân từ Hán quân Chính Lam kỳ, con gái của Tổng binh quan Cương A Thái và cháu nội của Hàng tướng Lý Viễn Phương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới