Phi tần được sủng ái bậc nhất cũng run sợ vì 3 điều này

Lịch sử vẫn có câu, nhà đế vương không có tình cảm, cha con cũng chưa hẳn đã có tình thân, huống chi là tình cảm vợ chồng.

Phi tần được sủng ái bậc nhất cũng run sợ vì 3 điều này
Thời cổ đại, phụ nữ gả cho ai là hạnh phúc nhất? Sung sướng nhất? Không ít người chắc chắn sẽ chọn gả cho hoàng đế. Hoàng đế tự xưng là thiên tử - con trời, gả cho hoàng đế cả đời ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý, người nhà cũng được vinh hiển theo. Thế nhưng theo sử sách ghi chép, trở thành nữ nhân của hoàng đế, chưa chắc đã hạnh phúc, còn có nguy cơ lớn phải sống cuộc đời bi thảm, sầu đau.
Lịch sử vẫn có câu, nhà đế vương không có tình cảm, cha con cũng chưa hẳn đã có tình thân, huống chi là tình cảm vợ chồng. Thời cổ đại, muốn trở thành phi tử được sủng ái đã khó. Thế nhưng ngay cả sau khi trở thành người được sủng ái, yêu chiều, có địa vị nhất định chốn hậu cung, những phi tử này vẫn vô cùng sự ba điều này.
Phi tan duoc sung ai bac nhat cung run so vi 3 dieu nay
Ảnh minh họa. 
Điều thứ nhất, phải xuống tóc làm ni cô. Tình huống này xảy ra khi hoàng đế băng hà. Vì có sự đổi ngôi, trừ vị phi tử may mắn là mẹ hoàng đế, thăng lên làm thái hậu cao cao tại thượng, còn lại toàn bộ hậu cung phải thay đổi. Một số bị đuổi ra ngoài, một số bị hạ xuống là nô tài, số khác phải vào ở trong chùa, trong miếu, xuống tóc đi tu, sống cuộc đời cô quạnh dài đằng đẵng, không có chút tương lai.
Điều thứ hai, phải tuẫn táng theo hoàng đế. Tình huống nảy xảy ra ở một số triều đại. Có hoàng đế chỉ chọn những phi tử mà khi còn sống mình sủng ái để tuẫn táng theo. Tuy nhiên cũng có hoàng đế yêu cầu tuẫn táng hoàn bộ hậu cung, tránh gây nghiệp xấu sau này. Lúc này, các phi tần dù có sợ hãi, kêu khóc cũng không thoát khỏi số kiếp bị ép chết một cách tàn nhẫn nhất.
Điều thứ ba, chính là không được sủng hoặc được sủng rồi lại thất sủng. Có những vị phi tử, mang tiếng là vợ vua nhưng cả đời chưa từng được hoàng đế chạm vào người, thậm chí cũng chưa từng nhìn thấy mặt hoàng đế. Nhiều người nghĩ rằng điều này khó có thật, có thể bị cường điệu hóa thế nhưng trong lịch sử, thực sự có những vị phi tử như vậy.
Những vị phi tử này, lấy chồng cũng như không lấy, chỉ có thể sống cả đời mòn mỏi trong cung, cô độc, lạnh lẽo. Một ngày hoàng đế băng hà, những vị phi tử nfy sẽ được triều đình ban cho một khoản bạc rồi thả tự do, muốn đi đâu thì đi. Đáng tiếc, lúc này xuân tàn, nhan sắc phôi phai, họ cũng chỉ có thể sống một kiếp tủi phận.
Tóm lại, gả cho hoàng đế, chỉ có thể chắc chắn rằng áo cơm không lo, sống trong nhung lụa. Còn nếu muốn chân chính sống sung sướng, nhất định phải đa mưu túc trí, thể hiện tài năng một cách khéo léo, lấy lòng người trên, được lòng kẻ dưới. Nhìn qua có thể thấy các phi tử sống rất tốt thế nhưng nhất định chỉ có bản thân họ mới rõ nhất, gả cho hoàng đế, rốt cục là sướng hay khổ, là phúc hay họa.

Bí ẩn nàng phi tần có số phận kỳ lạ nhất hoàng cung Đại Việt

(Kiến Thức) - Giữa chính sử và dã sử có những chi tiết thực hư đan xen mở ào, vừa có vừa không, vừa đúng vừa sai, vì vậy, chuyện có hay không một phi tần người Chiêm trong hoàng cung Đại Việt vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ...

Bí ẩn nàng phi tần có số phận kỳ lạ nhất hoàng cung Đại Việt
Chuyện các vị vua nước Việt tuyển chọn, kết hôn với một số phi tần có nguồn gốc từ các dân tộc, các quốc gia khác không phải là chuyện hiếm thấy, nhưng lại không được sử sách chính thống ghi chép lại nhiều. Riêng Lê Thánh Tông, cũng có thuyết nói rằng trong hậu cung của vua có một phi tần người Chiêm. 
Chính sử không có dòng nào ghi chép điều này, còn trong dã sử và một vài truyền tụng dân gian thì cho biết rằng, trong một lần đi Nam chinh đánh Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông có nạp một người phụ nữ Chiêm vào làm tỳ thiếp và đặt tên cho nàng theo tên họ của người Việt là Phạm Thị Ngọc Độ (còn gọi là Ngọc Đô), có tài liệu chép tên nàng phi tần này là Phan Thị Ngọc Đô.

Hoàng đế Trung Quốc bị bỏ 'bùa yêu', nạp luôn vú nuôi làm phi tần

Việc Hoàng đế nạp phi tần hơn tuổi có lẽ không phải là trường hợp hiếm gặp trong lịch sử Trung Hoa, thế nhưng thông dâm với nhũ mẫu của chính mình thì có lẽ chỉ có trường hợp của Minh Hy Tông, Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh.

Hoàng đế Trung Quốc bị bỏ 'bùa yêu', nạp luôn vú nuôi làm phi tần
Lấy vợ hơn tuổi không phải điều kì lạ gì ở thời phong kiến, nhất là trong hoàng cung. Tuy nhiên, "mặn" đến mức thông dâm cùng nhũ mẫu thì chắc chỉ có trường hợp của Minh Hy Tông (1605-1627), vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh mà thôi.

Hoàng đế Trung Hoa tuyển phi tần "gắt" hơn cả thi Hoa hậu

Nếu như Hoàng hậu là một ngoại lệ duy nhất, thường có xuất thân cao quý, thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt thì phi tần được chọn từ nguồn mở rộng, không quan trọng xuất thân sang hèn.

Hoàng đế Trung Hoa tuyển phi tần "gắt" hơn cả thi Hoa hậu
Trong sáng như hoa sen, tự nhiên không chải chuốt

Đọc nhiều nhất

Tin mới