Phi tần của Hoàng đế Càn Long: Xuất thân thấp kém

Khánh Cung Hoàng quý phi dù xuất thân khiêm tốn nhưng dựa vào sự khéo léo của bản thân, bà vẫn có được địa vị rất cao dù không có con cái.

Bà là Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị, được biết đến là dưỡng mẫu của Thanh Nhân Tông Hoàng đế Gia Khánh. Lục thị xuất thân từ một gia đình thường dân Hán tộc, là con gái của Lục Sĩ Long.

Theo quy chế nhà Thanh, các nữ nhân muốn vào cung sẽ phải tham gia đợt tuyển tú hàng năm. Tuy nhiên vẫn có nhiều ngoại lệ, Hoàng đế Càn Long đã đưa rất nhiều phi tử về cung sau những chuyến du tuần ở miền Nam, trong đó có Lục thị.

Người Mãn xem trọng nhất chính là địa vị gia tộc nhưng Lục thị với xuất thân không cao quý vừa vào cung đã có sơ phong Thường tại, không lâu sau được tấn phong làm Quý nhân. Từ đó có thể thấy bà thật sự là một nữ nhân ưu tú.

3 năm sau, vào năm Càn Long thứ 16, Lục thị được tấn phong Khánh tần. Nhờ phúc của con gái, phụ thân của bà là Lục Sĩ Long được nhập vào Tương Hoàng Kỳ.

Năm Càn Long thứ 24, Hoàng đế tấn phong Lục thị làm Khánh phi.

Phi tan cua Hoang de Can Long: Xuat than thap kem

Khánh phi Lục thị nhập cung hầu hạ Hoàng đế Càn Long hơn 30 năm nhưng không có con cái. Tại chốn thâm cung, các phi tần muốn giữ vững ân sủng đều phải có con nhưng tại sao Lục thị không có con vẫn có thể giữ địa vị cao như thế? Khánh phi Lục thị rất khôn khéo, biết rõ mình khó có thể trực tiếp tranh sủng nên dành phần lớn thời gian trong ngày để hầu hạ bên cạnh Sùng Khánh Thái hậu.

Theo các ghi chép lịch sử, Khánh phi Lục thị là một trong những phi tần bồi giá Hoàng đế Càn Long du tuần nhiều nhất. Năm Càn Long thứ 30, Hoàng đế Càn Long đã đưa Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, Lệnh quý phi Ngụy thị, Dung tần Hòa Trác thị và Khánh phi Lục thị du tuần đến phương Nam.

Năm Càn Long thứ 33, Lục thị được tấn phong Khánh Quý phi. Lúc đó, địa vị của bà chỉ dưới Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị. Thậm chí Lục thị còn được Hoàng đế Càn Long tin tưởng, giao nuôi dưỡng Vĩnh Diễm, con trai lớn của Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy thị. Vĩnh Diễm chính là người kế vị của Hoàng đế Càn Long, tức Hoàng đế Gia Khánh.

Bà được Hoàng đế đặc biệt quan tâm, khi bà mắc bệnh nặng suốt 3 năm liền Hoàng đế Càn Long đều kiên trì cho người tìm lang y dân gian chữa trị. Tuy nhiên, bà vẫn không thể qua khỏi. Năm Càn Long thứ 39, Khánh Quý phi Lục thị qua đời ở tuổi 51.

Năm Gia Khánh thứ 4, sau khi Thái Thượng hoàng Càn Long băng hà, Khánh Quý phi Lục thị được Hoàng đế Gia Khánh truy phong làm Khánh Cung Hoàng quý phi vì nhớ ơn nuôi dưỡng của bà.

Vì sao Hòa Thân “to gan mặt dày" chiếm mỹ nhân của Càn Long?

(Kiến Thức) - Hoàng đế Càn Long được biết đến là người đặc biệt trọng dụng Hòa Thân dù biết y tham ô, nhận hối lộ... Không những vậy, Hòa Thân còn được cho là "to gan lớn mật" dám chiếm đoạt mỹ nhân của Càn Long.

Vi sao Hoa Than “to gan mat day
 Là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc, hoàng đế Càn Long được biết đến là nhà lãnh đạo thông minh, có tài trị nước. Vì vậy, dưới thời trị vì của hoàng đế Càn Long, vương triều nhà Thanh phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu lớn.

Cuộc sống ăn chơi hưởng lạc cực xa hoa của hoàng đế Càn Long

(Kiến Thức) - Hoàng đế Càn Long nổi tiếng là ông hoàng sống thọ nhất và cai trị lâu nhất trong lịch sử các triều vua Trung Quốc. Không những vậy, Càn Long khiến người đời kinh ngạc bởi cuộc sống cực xa hoa, ăn chơi hưởng lạc "ngút trời".

Cuoc song an choi huong lac cuc xa hoa cua hoang de Can Long
Không chỉ có tài trị, hoàng đế Càn Long còn được biết đến là ông hoàng có lối sống cực xa hoa, thích ăn chơi hưởng lạc hơn bất cứ vị vua nào của vương triều nhà Thanh. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới