Phép tính “cân não” của nữ công nhân 40 tuổi đỗ đại học

Nhận thông tin đỗ Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, nữ công nhân 40 tuổi Nguyễn Thị Thuỷ trăn trở với phép tính có theo học hay không. Nếu theo học, chị phải bỏ làm công nhân, không có thu nhập, trong khi 2 con đang tuổi ăn học, chồng làm nghề tự do.

Câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thuỷ (40 tuổi), công nhân một công ty sản xuất phụ tùng xe máy thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội) bí mật đi thi THPT, bất ngờ đạt tổng điểm các môn khối C là 24,75 điểm được Báo Lao Động đăng tải thời gian qua đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc.
Mới đây, chị Thuỷ cho biết, chị vừa nhận thông báo đã đỗ đại học vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Vui mừng vì đã đỗ, nhưng chị Thủy đang rất lo lắng, trăn trở không biết có nên theo học hay không. Nỗi băn khoăn của chị đến từ rất nhiều lý do về thu nhập, thời gian, cơ hội việc làm.
Phep tinh “can nao” cua nu cong nhan 40 tuoi do dai hoc
Thẻ dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của chị Thuỷ. Ảnh: NVCC
Theo chị Thuỷ, nếu theo học, chị sẽ phải bỏ làm công nhân, không có thu nhập. Hiện nay, lương của chị khoảng 8 triệu đồng/tháng, chồng chị làm nghề tự do, thu nhập không ổn định. Hai vợ chồng còn nuôi 2 người con trong tuổi ăn học: lớp 9 và lớp 7. Các con càng học lên cao chi phí sẽ càng tốn kém hơn. Ngoài ra, nếu theo học, chị phải chi học phí trong 4 năm học (5 triệu đồng/kỳ). Cộng cả tiền ăn học của các con và của mẹ, đây là gánh nặng rất lớn với gia đình chị Thủy.
Không chỉ vậy, điều chị Thủy băn khoăn nữa là, nếu đi học, ra trường chị đã 45 tuổi, sẽ rất khó xin việc; trong trường hợp xin việc được, liệu có được 8 triệu đồng/tháng như bây giờ không? “Giá mà là thời điểm cách đây 20 năm thì tôi đã chẳng phải suy nghĩ nhiều như thế này khi quyết định có đi học hay không”- chị Thuỷ tâm sự.
Một điều chị Thuỷ khá tiếc nuối, đó là khi chuẩn bị nộp hồ sơ vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ban đầu, chị Thủy dự kiến đăng ký vào ngành Việt Nam học, nhưng sau khi tham khảo điểm chuẩn các ngành/trường của năm 2020, chị quyết định đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành sư phạm Giáo dục công dân. Không ngờ, ngành này năm nay lấy tận 26,5 điểm (năm ngoái là 19,5 điểm) nên chị bị thiếu điểm. Nếu đăng ký vào ngành Việt Nam học, chị sẽ đỗ vì điểm chuẩn của ngành này năm nay là 23,25 điểm.
Hiện nay, chị Thuỷ đang nghỉ ở nhà trong thời gian công ty nơi chị làm việc thực hiện “3 tại chỗ”. Chị Thuỷ cho hay, chồng chị bày tỏ mong muốn chị đi học, nhưng anh nói quyết định là ở chị. Nếu không đi học thì chị Thuỷ cũng cảm thấy tự hào cho những gì mình đã làm được. “Hạn cuối là ngày 28.9 tôi phải đưa ra quyết định. Nếu không đi học, thì dù sao tôi cũng đã đạt được ước mơ đỗ đại học rồi…” - chị Thuỷ chia sẻ.

Cô học trò đặc biệt và ước mơ xây mái ấm cho trẻ em nghèo

(Kiến Thức) - Đạt 26,75 điểm cho 3 môn khối C vốn đã không dễ dàng, với một cô bé chưa từng biết mặt bố, mẹ bỏ đi khi còn chưa cai sữa như em Nguyễn Thị Nhi (Can Lộc, Hà Tĩnh) còn khó khăn gấp bội. 

Nhi đã vượt lên tất cả với niềm tin: Mai sau chính em sẽ giúp đỡ những trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giống những gì Nhi đã được nhận từ mái ấm Phật Tích.
Đáp án trắng của cô học trò đặc biệt

Nam sinh 10 năm cõng bạn không đỗ Y HN: Bác sĩ giỏi không cần đặc cách!

(Kiến Thức) - Dù không đỗ Đại học Y Hà Nội nhưng Ngô Minh Hiếu- người 10 năm cõng bạn đến trường vẫn có thể thực hiện ước mơ thành bác sĩ giỏi khi em trúng tuyển Đại học Y dược Thái Bình.

10 năm cõng bạn đến trường, cùng nhau đạt thành tích cao trong suốt quá trình học tập và đạt điểm cao để vào đại học. Hai nam sinh Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh (Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa) không chỉ viết lên câu chuyện cổ tích đẹp đẽ về tình bạn như viên ngọc quý. Hiếu và Minh còn khiến nhiều người khâm phục về ý chí vươn lên trong học tập.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.