Phép thuật Tôn Ngộ Không hay dùng nhất Tây Du Ký

Trong 72 phép thần thông biến hóa, đây là phép thuật mà Tôn Ngộ Không hay sử dụng nhất. Nó là trợ thủ đắc lực giúp Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên đình, diệt trừ yêu quái trên đường thỉnh kinh.

Tôn Ngộ Không được Ngô Thừa Ân khắc họa là nhân vật có cả trí thông minh, bản lĩnh lẫn phép thuật cao cường. Với 72 phép thần thông biến hóa, lại sở hữu cả gậy Như Ý, Tề Thiên Đại Thánh là cái tên mà có lẽ không con yêu quái nào muốn đối đầu. Trong Tam Giới, Tôn Ngộ Không cũng rất được nể trọng, đến đâu cũng có người nhận ra.
Có bao giờ bạn tự hỏi, đâu là phép thuật Tôn Ngộ Không hay dùng nhất, đã đạt đến đỉnh cao? Câu trả lời có lẽ đến fan trung thành của Tây Du Ký nhiều năm cũng chưa chắc đã biết.
Phep thuat Ton Ngo Khong hay dung nhat Tay Du Ky
Trong nguyên tác, Bồ Đề Tổ Sư khi dạy pháp thuật cho Tôn Ngộ Không đã hỏi đồ đệ muốn học Thiên cang (gồm 36 phép biến hóa) hay Địa sát (gồm 72 phép thần thông biến hóa). Tôn Ngộ Không đã chọn học Địa sát và trải qua nhiều năm khổ luyện. Trong đó, phép giả hình là phép thuật Tôn Ngộ Không sử dụng nhiều nhất, trợ giúp cho hắn nhiều nhất.
Còn nhớ khi đại náo thiên đình, Tôn Ngộ Không đã dùng phép giả hình để biến thành đào tiên. Khi đánh nhau với Nhị Lang Thần, Tôn Ngộ Không nhanh trí biến thành các loài vật để qua mắt vị thần này. Hoặc cũng có thể kể đến lần thu phục Trư Bát Giới, lão Tôn đã biến thành một cô gái để lừa nhị đệ của mình.
Nếu nhìn lại hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, không ít lần Tôn Ngộ Không dùng đến phép giả hình. Khi thì hắn hóa thành bà La Sát lừa luôn cả Ngưu Ma Vương, khi lại làm phu nhân Hoàng Bào quái để qua mặt đối thủ.
Phép thuật thì nhiều người biết, kể cả thuật giả hình cũng không ít kẻ nắm rõ trong lòng bàn tay. Thế nhưng, sử dụng tài tình, khéo léo thì Tôn Ngộ Không vẫn là người được đánh giá cao nhất.

Điểm danh 3 vị thần quyền lực trong Tây Du Ký

Trong tác phẩm Tây Du Ký, một số vị thần quyền lực sở hữu pháp lực cao cường, thậm chí khiến Tôn Ngô Không phải e sợ. Họ đóng vai trò quan trọng trong hành trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng.

Diem danh 3 vi than quyen luc trong Tay Du Ky
 Tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân là một trong những danh tác nổi tiếng nhất Trung Quốc. Khi đọc tác phẩm này, độc giả không chỉ ấn tượng trước hành trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng mà còn chú ý đến các vị thần mạnh nhất.

Đoạn duy nhất bị xóa trong Tây Du Ký 1986, chứa bí mật thâm sâu?

Dù có xem đi xem lại Tây Du Ký 1986 hàng chục lần, nhiều người cũng không biết rằng bộ phim này từng có đoạn bị xóa bỏ. Nội dung của nó là gì.

Tây Du Ký 1986 được đánh giá là phiên bản truyền hình thành công nhất của Tây Du Ký. Đã gần 40 năm trôi qua, có rất nhiều phiên bản mới ra mắt nhưng chỗ đứng của bộ phim này vẫn vô cùng vững vàng. Đạo diễn Dương Khiết cùng đoàn phim đã tạo nên một siêu phẩm mà không cần đến kỹ xảo hiện đại, diễn viên quá đình đám hay bất cứ phương thức truyền thông rầm rộ nào.

Cung điện bí ẩn 'nửa chìm nửa nổi' ở Ấn Độ

Nằm ở hồ Man Sagar, Jaipur, Ấn Độ, Jal Mahal là một trong những cung điện có kiến trúc độc đáo nhất ở Ấn Độ. Trong đó, cung điện gây nhiều tò mò khi "nửa chìm nửa nổi".

Cung dien bi an 'nua chim nua noi' o An Do
Được nhà vua Sawai Pratap Singh cho xây dựng từ năm 1778 - 1803, cung điện Jal Mahal nằm ở giữa hồ Man Sagar, Jaipur, Rajasthan, Ấn Độ. Xung quanh hồ là những ngọn đồi Nahargarh tạo nên cảnh quan ngoạn mục.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới