Pháy hiện virut gây ung thư nguy hiểm trong thịt bò

(Kiến Thức) - Harald zur Hausen cho rằng trong thịt bò chứa virus có khả năng gây ung thư ruột kết.

Pháy hiện virut gây ung thư nguy hiểm trong thịt bò
Hausen là nhà khoa học từng đạt giải Nobel năm 2008 nhờ kết quả chứng minh hầu hết các trường hợp mắc ung thư tử cung đều có liên quan đến việc nhiễm virus HPV. Lần này, ông cho rằng virus HPV không phải là loại virus duy nhất gây ung thư ở người. Chẳng hạn, virus viêm gan có thể gây nên tình trạng ung thư gan.
Zur Hausen cho rằng, virus là một trong những yếu tố hàng đầu gây ung thư. Ảnh minh họa.
 Zur Hausen cho rằng, virus là một trong những yếu tố hàng đầu gây ung thư. Ảnh minh họa.
Zur Hausen đưa ra một số luận điểm để củng cố ý tưởng của mình tại Hội nghị những người đạt giải Nobel thường niên lần thứ 64 diễn ra tại Lindau, Đức.
Tại hội nghị, Hausen nói: "Hầu hết các ca ung thư xảy ra ở người là do sự mất cân bằng giữa proto – oncogene và gen ức chế khối u. Việc nhiễm virus có thể gây nên ung thư”.
Để củng cố ý tưởng của mình, zur Hausen cho rằng có sự liên kết giữa thịt đỏ và nguy cơ ung thư ruột kết.
Ví dụ điển hình, Mông Cổ có tỷ lệ ung thư ruột kết thấp trong khi đó lại là nơi có mức tiêu thụ thịt nướng bình quân đầu người cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Rất có thể, người Mông Cổ chủ yếu ăn thịt dê, cừu chứ không phải thịt bò.
Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc ung thư ruột kết cũng tương đối thấp ở Ấn Độ - nơi mà tục ăn chay khá phổ biến. Một số nơi khác như các nước Ả Rập (nơi mà người dân chủ yếu ăn thịt dê) và Bolivia tỷ lệ này cũng rất thấp.
Thực tế trên cho thấy, ung thư ruột kết có thể liên quan đến vấn đề tiêu thụ thịt đỏ. Ông cho rằng có lẽ có một virus chưa được phát hiện và chúng là nguyên nhân của mối liên hệ giữa ung thư ruột kết với việc tiêu thụ thịt đỏ.
Hausen cũng cho biết trong phòng thí nghiệm của ông hiện có 18 trình tự gen khác nhau chỉ ra virus là một trong những thủ phạm gây nên sự bất thường. Dù vậy, ông không muốn tiết lộ quá nhiều về từng loại virus mà ông đã phát hiện ra.
Thực tế, nhiều nhà khoa học cho rằng sự bất thường trong cấu trúc gen mới là nguyên nhân chủ yếu của các ca ung thư. Ý tưởng của zur Hausen đưa ra cần phải tiến hành khảo sát và nghiên cứu thêm để chứng minh tính đúng sai của giả thuyết.
Bản thân zur Hausen thừa nhận sự sai khác của gen đóng vai trò quan trọng trong việc tác động gây ung thư. Trong đó có cả ung thư cổ tử cung và gan.

Ung thư thì kiêng thịt đỏ, thực phẩm nhiều đạm?

(Kiến Thức) - Bị ung thư phải ăn đúng loại thực phẩm trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Ung thư thì kiêng thịt đỏ, thực phẩm nhiều đạm?

Chuyên gia dinh dưỡng Sylvie Nguyễn, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện FV TP.HCM.
 Chuyên gia dinh dưỡng Sylvie Nguyễn, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện FV TP.HCM.
Ăn đúng loại thực phẩm cũng giúp duy trì trọng lượng cơ thể và khả năng tích trữ dinh dưỡng của cơ thể, chịu tốt hơn tác dụng phụ do điều trị, giảm nguy cơ nhiễm trùng, lành bệnh và phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm còn chưa đúng về việc kiêng khem dinh dưỡng khiến người bệnh không “nạp” đù năng lượng và dinh dưỡng cần thiết. Chuyên gia dinh dưỡng Sylvie Nguyễn (CGDD Sylvie Nguyễn), Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện FV TP.HCM sẽ chia sẻ giúp người bệnh khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày thì tránh được ung thư?

(Kiến Thức) - Không chỉ hấp thu thịt đỏ, việc ăn nhiều thịt động vật mỗi ngày cũng là yếu tố sớm đưa bạn tới… nghĩa trang vì căn bệnh ung thư và tim mạch.

Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày thì tránh được ung thư?
Trước đây, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng những người có chế độ ăn giàu đạm sẽ tăng 74% khả năng chết vì ung thư và các bệnh khác so với những người ăn ít. Những loại ung thư dễ mắc từ chế độ ăn uống này gồm ung thư vú, cổ tử cung, thận, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, tuyến giáp, và ung thư đa u tủy.

Trước đây, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng những người có chế độ ăn giàu đạm sẽ tăng 74% khả năng chết vì ung thư và các bệnh khác so với những người ăn ít. Những loại ung thư dễ mắc từ chế độ ăn uống này gồm ung thư vú, cổ tử cung, thận, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, tuyến giáp, và ung thư đa u tủy.

Để tìm hiểu rõ mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và nguy cơ mắc các bệnh ung thư, EPIC (đơn vị tìm hiểu mối liên hệ giữa vấn đề dinh dưỡng và ung thư châu Âu) đã tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn. Họ thu thập thông tin liên quan tại 10 quốc gia, 23 trung tâm tập trung mật độ dân cư lớn ở châu Âu và trực tiếp theo dõi nửa triệu người.

Để tìm hiểu rõ mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và nguy cơ mắc các bệnh ung thư, EPIC (đơn vị tìm hiểu mối liên hệ giữa vấn đề dinh dưỡng và ung thư châu Âu) đã tiến hành nghiên cứu trên quy mô lớn. Họ thu thập thông tin liên quan tại 10 quốc gia, 23 trung tâm tập trung mật độ dân cư lớn ở châu Âu và trực tiếp theo dõi nửa triệu người.

9 thói quen đơn giản ngừa ung thư tận gốc

(Kiến Thức) - Không cần đến các loại thuốc đắt tiền, bạn có thể ngăn ngừa ung thư dễ dàng bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

9 thói quen đơn giản ngừa ung thư tận gốc
Sử dụng thực phẩm sạch. Không chỉ ngon miệng, rau sạch hay thịt cá không chứa hormone tăng trưởng, thuốc kháng sinh còn có tác dụng hạn chế những thay đổi tiêu cực về nội tiết, giảm nguy cơ đối diện với ung thư. Để đảm bảo, trước khi chế biến, các bà nội trợ nên rửa sạch thực phẩm để loại bỏ những dư lượng thuốc có hại còn sót lại trong quá trình canh tác.
Sử dụng thực phẩm sạch. Không chỉ ngon miệng, rau sạch hay thịt cá không chứa hormone tăng trưởng, thuốc kháng sinh còn có tác dụng hạn chế những thay đổi tiêu cực về nội tiết, giảm nguy cơ đối diện với ung thư. Để đảm bảo, trước khi chế biến, các bà nội trợ nên rửa sạch thực phẩm để loại bỏ những dư lượng thuốc có hại còn sót lại trong quá trình canh tác.

Tin mới

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.