Phát sợ loài quạ nhận diện được kẻ thù suốt 17 năm

Phát sợ loài quạ nhận diện được kẻ thù suốt 17 năm

Loài quạ có thể nhận diện khuôn mặt và giữ mối thù hận trong suốt 17 năm sau khi bị ai đó làm cho tức giận.

 Một nghiên cứu mới cho thấy  loài quạ có thể căm ghét những kẻ làm chúng tức giận hoặc đe dọa chúng tới 17 năm. Từ lâu, loài chim này đã được coi là loài thông minh nhất trong các loài chim với khả năng nhận diện khuôn mặt rất giỏi.

Một nghiên cứu mới cho thấy loài quạ có thể căm ghét những kẻ làm chúng tức giận hoặc đe dọa chúng tới 17 năm. Từ lâu, loài chim này đã được coi là loài thông minh nhất trong các loài chim với khả năng nhận diện khuôn mặt rất giỏi.
Nghiên cứu bắt đầu vào năm 2006 khi Giáo sư John Marzluff, một nhà khoa học môi trường tại Đại học Washington, đeo một chiếc mặt nạ đáng sợ và bắt bảy con quạ trong lưới. Trước khi thả chúng ra mà không bị thương, ông đã đeo vòng nhận dạng vào chân của những con chim.
Nghiên cứu bắt đầu vào năm 2006 khi Giáo sư John Marzluff, một nhà khoa học môi trường tại Đại học Washington, đeo một chiếc mặt nạ đáng sợ và bắt bảy con quạ trong lưới. Trước khi thả chúng ra mà không bị thương, ông đã đeo vòng nhận dạng vào chân của những con chim.
Chia sẻ với tờ New York Times, Giáo sư Marzluff cho rằng ông và các trợ lý thỉnh thoảng đeo mặt nạ trong những năm tiếp theo khi họ đi bộ quanh khuôn viên trường để cho những chú quạ ăn và ghi lại phản ứng của chúng.
Chia sẻ với tờ New York Times, Giáo sư Marzluff cho rằng ông và các trợ lý thỉnh thoảng đeo mặt nạ trong những năm tiếp theo khi họ đi bộ quanh khuôn viên trường để cho những chú quạ ăn và ghi lại phản ứng của chúng.
Giáo sư Marzluff nhớ lại, có một lần ông đã phải chịu đựng tiếng kêu "mắng mỏ" hung hăng từ 47 trong số 53 con quạ mà ông gặp. Ông cho biết vì số lượng quạ cao hơn nhiều so với nhóm ban đầu bị bắt nên bằng cách nào đó, những con quạ đã học được cách nhận biết những ai có thể năng đe dọa từ cha mẹ và họ hàng của chúng.
Giáo sư Marzluff nhớ lại, có một lần ông đã phải chịu đựng tiếng kêu "mắng mỏ" hung hăng từ 47 trong số 53 con quạ mà ông gặp. Ông cho biết vì số lượng quạ cao hơn nhiều so với nhóm ban đầu bị bắt nên bằng cách nào đó, những con quạ đã học được cách nhận biết những ai có thể năng đe dọa từ cha mẹ và họ hàng của chúng.
Sau khi đạt đỉnh vào năm 2013, số lượng tiếng kêu hung dữ bắt đầu giảm cho đến khi không còn tiếng kêu mắng nào được ghi nhận trong một lần đi bộ vào tháng 9 năm 2023 - 17 năm sau khi thí nghiệm bắt đầu.
Sau khi đạt đỉnh vào năm 2013, số lượng tiếng kêu hung dữ bắt đầu giảm cho đến khi không còn tiếng kêu mắng nào được ghi nhận trong một lần đi bộ vào tháng 9 năm 2023 - 17 năm sau khi thí nghiệm bắt đầu.
Trong quá trình nghiên cứu, các thành viên trong nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một chiếc mặt nạ 'trung tính' giống với Dick Cheney, phó tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Những người đeo mặt nạ Cheney đã cho lũ quạ ăn mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho chúng. Kết quả, họ không phải chịu bất kỳ sự ngược đãi nào đối với loài chim.
Trong quá trình nghiên cứu, các thành viên trong nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một chiếc mặt nạ 'trung tính' giống với Dick Cheney, phó tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Những người đeo mặt nạ Cheney đã cho lũ quạ ăn mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho chúng. Kết quả, họ không phải chịu bất kỳ sự ngược đãi nào đối với loài chim.
Trong một phần khác của thí nghiệm, các sinh viên đã sử dụng một bộ mặt nạ khác nhau trong khi bẫy quạ quanh Seattle. Sau đó, những người tình nguyện được yêu cầu đeo mặt nạ mà không biết loại nào được quạ coi là "nguy hiểm" hay "trung tính".
Trong một phần khác của thí nghiệm, các sinh viên đã sử dụng một bộ mặt nạ khác nhau trong khi bẫy quạ quanh Seattle. Sau đó, những người tình nguyện được yêu cầu đeo mặt nạ mà không biết loại nào được quạ coi là "nguy hiểm" hay "trung tính".
Một tình nguyện viên đeo mặt nạ 'nguy hiểm', Bill Pochmerski, cho biết: "Những con chim thực sự rất ồn ào, liên tục kêu gào, và rõ ràng là chúng tức giận với tôi".
Một tình nguyện viên đeo mặt nạ 'nguy hiểm', Bill Pochmerski, cho biết: "Những con chim thực sự rất ồn ào, liên tục kêu gào, và rõ ràng là chúng tức giận với tôi".
Riêng người dân sống tại đường Townley và Beauval ở khu vực sang trọng Dulwich, phía đông nam London đã báo cáo về một loạt vụ bị quạ tấn công trong năm nay. Cư dân địa phương Alison Frean, 60 tuổi, nói với Mail Online: "Năm ngoái, tôi đã bị tấn công ba lần chỉ vì cố gắng ra khỏi xe. Thật là kinh hoàng.... Tôi đã cố gắng ra ngoài một lần nữa với mũ bảo hiểm xe đạp".
Riêng người dân sống tại đường Townley và Beauval ở khu vực sang trọng Dulwich, phía đông nam London đã báo cáo về một loạt vụ bị quạ tấn công trong năm nay. Cư dân địa phương Alison Frean, 60 tuổi, nói với Mail Online: "Năm ngoái, tôi đã bị tấn công ba lần chỉ vì cố gắng ra khỏi xe. Thật là kinh hoàng.... Tôi đã cố gắng ra ngoài một lần nữa với mũ bảo hiểm xe đạp".
Các nghiên cứu trước đây cho thấy trí thông minh đáng chú ý của loài quạ bao gồm khả năng chế tạo công cụ và thậm chí đếm tới bốn.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy trí thông minh đáng chú ý của loài quạ bao gồm khả năng chế tạo công cụ và thậm chí đếm tới bốn.

GALLERY MỚI NHẤT