Phát minh độc lạ: Sơn chống đạn từ vỏ trấu

(Kiến Thức) - Phát minh độc lạ như sơn chống đạn từ vỏ trấu đã được thử nghiệm cho thấy hiệu quả sử dụng cao.

Tập đoàn Kova (Việt Nam) đã cho ra đời phát minh độc lạ, một loại sơn chống đạn từ vỏ trấu, đã được thử nghiệm cho thấy hiệu quả sử dụng cao. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn Kova, trong thành phần vỏ trấu SiO2 chiếm tỷ trọng lớn, có thể điều chế thành keo chất chống đạn nano composite. Trong đó, phụ gia Glutaraldehyde được thêm vào để cải thiện khả năng chống lại tốc độ bay của viên đạn khi va chạm. 
Gluta sẽ tạo ra sức mạnh và liên kết các cặp của nhóm amin có mặt trong hạt SiO2 và vải Kevlar; các nhóm Diamin và Amide trong vải Kevlar sẽ tạo ra liên kết chặt chẽ cải thiện đáng kể khả năng chống đạn. Sơn chống đạn Kova được chứng minh giúp làm giảm 60 - 70% trọng lượng áo, mà chất lượng vẫn tương đương các loại áo chống đạn khác.
Phat minh doc la: Son chong dan tu vo trau
 
Sự phát triển của áo giáp chống đạn đã có từ thời cổ xưa khi các cuộc giao tranh xảy ra. Với sự phát triển khoa học quân sự, các loại súng đạn ra đời đòi hỏi phải thay đổi áo giáp cho phù hợp, nhẹ hơn, an toàn hơn, đặc biệt với những viên đạn bay với tốc độ cao. 
Vật liệu chế tạo áo giáp chủ yếu vẫn là sợi dệt và các vật liệu phụ trợ khác. Sợi dệt vải có thể bằng sợi tơ nhện, được cải tiến với Biosteel có sức mạnh gấp 20 lần sợi thép cùng kích thước; cũng có thể là lông gà được xe thành sợi. Vải dệt từ sợi lông gà rất cứng và nhẹ do bên trong lông gà có cấu trúc tổ ong. Thông dụng nhất là vải sợi Kevlar, tuy nhiên áo chống đạn phải dùng từ 20 - 40 lớp sợi vải khiến áo trở nên rất nặng nề.
Vật liệu phụ trợ có thể là gốm, Corrundum, Saphia... với độ cứng cao. Bên cạnh vật liệu sản xuất áo giáp cứng, cũng có áo giáp mềm được sản xuất với vật liệu phụ trợ là các loại chất lỏng. Chất lỏng này được sơn vào vải Kevlar để tăng hiệu quả chống đạn và giảm số lượng các lớp vải Kevlar xuống còn 4 - 5 lớp mà hiệu quả chống đạn vẫn tương đương. 
Có hai loại chất lỏng thường được sử dụng là sơn nano STF và chất keo từ tính MR. Sơn STF có khả năng cứng đột ngột khi có tác động va chạm mạnh trong vòng 1/1.000 giây. MR là chất keo dầu trong có chứa các hạt sắt trôi lơ lửng. Vì là sắt nên khi có tác động từ trường các hạt sắt sẽ xếp thành hàng làm cho MR biến thành chất rắn tạo lớp màng bảo vệ bằng sắt vô cùng vững chắc. 
Tuy nhiên, một trở ngại là để tạo ra từ trường, các nhà khoa học phải gắn mạch điện tử vào áo chống đạn và khi ra trận những người lính phải bật công tắc cho dòng điện chạy qua áo để tạo ra từ trường. Điều đó có nghĩa là áo chống đạn sẽ vô tác dụng khi người dùng quên bật công tắc. 

Sáng chế độc giúp binh lính "nhẹ gánh"

(Kiến Thức) - Với bảng điều khiển năng lượng mặt trời và hệ thống lọc nước, binh lính Mỹ có thể giảm bớt trọng lượng nước và pin mang theo khi hành quân.

Tại một căn cứ ở California, Mỹ các nhà nghiên cứu hàng hải và hải quân đang thử nghiệm một dự án gọi là “Marine Austere Patrolling System” (MAPS) (tạm dịch: Hệ thống tuần tra hải quân), với thiết kế xây dựng bảng điều khiển năng lượng mặt trời và một hệ thống lọc nước, nhằm mục đích giảm bớt trọng lượng nước và pin mà các binh lính phải mang theo.

Những công nghệ động vật khai phá, làm tốt hơn cả người

(Kiến Thức) - Cá, ếch gỗ có thể tự tạo ra protein giúp cơ thể không bị đóng băng khi sống ở vùng nước lạnh, động vật tiết ra chất keo dính…

Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi
Khai phá chất chống đông lạnh. Loài cá thường được tìm thấy ở những vùng nước rất lạnh, nhưng cơ thể chúng lại không bị đóng băng, điển hình là những loài cá ở Nam cực, Bắc cực. Nguyên nhân những loài cá này không bị đóng băng là do chúng có thể tự tạo ra một loại protein được gọi là "protein chống đông".  
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-2
Các protein chống đông kết dính với những tinh thể băng ở máu để ngăn không cho các loài cá này bị đóng băng, gây nguy hiểm cho tính mạng động vật. Loài ếch gỗ cũng có thể tự đóng băng cơ thể và làm tan băng cho phù hợp với sự thay đổi của thời tiết.  
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-3
Phát minh quần áo ấm. Không giống như cá, chim cánh cụt là động vật máu nóng, nó có cách giữ ấm cho cơ thể hoàn hảo dù phải sinh sống ở môi trường sống tự nhiên có nhiệt độ đóng băng. Một phần là do chim cánh cụt có lớp mỡ dày giúp chống lạnh, nhưng yếu tố chính góp phần tạo sự ấm áp là các bong bóng khí hình thành dưới lông của loài này.  
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-4
Những chiếc lông ngắn, cứng của chim cánh cụt được phân bố đều, tạo ra một lớp không khí xung quanh cơ thể, bảo vệ loài vật khỏi cái lạnh. Loài này cũng có thể điều chỉnh sự sắp xếp của những chiếc lông để tạo ra một hàng rào chống nước xâm nhập khi bơi. 
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-5
Sợi dai, bền như của nhện. Tơ nhện là một kỳ quan thiên nhiên mà các nhà khoa học đang cố gắng để sản xuất đại trà. Các sợi tơ vừa có độ cứng như thép, lại có thể co giãn một cách dễ dàng. Xét về độ dai, tơ nhện có thể so sánh với chất liệu được sử dụng trong áo giáp chống đạn, lốp xe đạp và các mặt hàng hàng không vũ trụ.  
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-6
Những con nhện đã sản xuất tơ từ hàng ngàn năm. Còn con người mới chỉ khai phá ra dạng sợi này từ trong những năm đầu thập niên 1960, áp dụng nó vào loạt các mặt hàng, bao gồm cả áo khoác bảo vệ, dây chằng, cầu treo… 
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-7
Kỹ thuật sonar (Sound Navigation And Range) hay còn gọi là sóng âm. Đây là kỹ thuật sử dụng âm thanh để xác định đối tượng và điều hướng, thường được sử dụng dưới nước. Công nghệ tương tự cũng được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh. 
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-8
Tuy nhiên, ở một số loài động vật, chẳng hạn như cá heo hay con dơi, chúng đã phát triển hệ thống định vị không gian từ hàng triệu năm. Trong khi đó, nghiên cứu về công nghệ sonar của con người mới chỉ phát triển mạnh từ Chiến tranh thế giới thứ 2. 
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-9
Chất keo. Một số loài động vật có thể sinh ra các chất keo dính tự nhiên rất giỏi. Ví dụ, nhện tiết ra keo trên tơ mạng nhện để bắt và bẫy côn trùng. Hàu và trai cũng có thể gắn chặt cơ thể vào bề mặt đá nhờ chất keo dính. 
Nhung cong nghe dong vat khai pha, lam tot hon ca nguoi-Hinh-10
Động vật có thể tạo ra và sử dụng chất keo dính từ hàng nghìn năm trước. Còn con người mới chỉ phát minh ra chất keo thương mại chưa được trăm năm, từ những năm 1920.

Những “quái vật” điển hình của sai lầm tiến hóa tự nhiên

(Kiến Thức) - Thế giới liên tục tiến hóa không ngừng nhưng dường như bỏ quên hay mắc sai lầm đối với những "quái vật" này.

Nhung
 Bạn có nhận ra "quái vật" đầu tiên này là một chú chó? Đây thực chất là một thành viên thuộc giống chó Puli nhưng có lẽ ít ai nhận ra bởi bộ lông kỳ quái không thể lý giải nổi của nó.

Đọc nhiều nhất