Phát hiện ung thư cổ tử cung nhờ cách làm nóng máu

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu nói rằng, làm nóng máu bệnh nhân có thể trở thành phương pháp kiểm tra ung thư cổ tử cung mới đơn giản.

Phát hiện ung thư cổ tử cung nhờ cách làm nóng máu
Các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng, làm nóng máu bệnh nhân có thể cung cấp thử nghiệm mới đơn giản đối với ung thư cổ tử cung.
 Các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng, làm nóng máu bệnh nhân có thể cung cấp thử nghiệm mới đơn giản đối với ung thư cổ tử cung.

Kỹ thuật “thermogram plasma” dựa trên nhiệt độ nóng chảy của các protein khác nhau trong máu. Nghiên cứu cho thấy nó có khả năng cung cấp thông tin liệu bệnh nhân có bị ung thư cổ tử cung hay không, và bệnh đã phát triển như thế nào. Tuy nhiên, nó không thay thế hoàn toàn phương pháp phết tế bào vì không thể nhận ra các tế bào tiền ung thư.

Tiến sĩ Nichola Garbett từ Đại học Louisville, Kentucky, Mỹ nói: "Chúng tôi đã có thể chứng minh một thử nghiệm thuận tiện hơn để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung". Công nghệ thử nghiệm đã được sử dụng để xác định ung thư phổi, da, buồng trứng, tử cung cũng như các bệnh khác như lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh Lyme và bệnh thần kinh vận động.

"Điều quan trọng không phải là nhiệt độ nóng chảy thực tế của thermogram, mà là hình dạng của hồ sơ nhiệt. Chúng tôi đã có thể cài đặt nhiệt độ thấp cho một số bệnh. Bằng cách so sánh mẫu máu của những bệnh nhân đang được sàng lọc hoặc xử lý với nhiệt độ thấp sẽ cho phép chúng tôi giám sát các bệnh nhân tốt hơn khi họ được điều trị và theo dõi", Tiến sĩ Garbett cho biết.

Các nhà khoa học cho biết, các cá nhân khác nhau có cấu trúc thermogram plasma khác nhau, nâng cao kì vọng về việc tạo ra một kỹ thuật khác biệt với những loại thuốc thông thường.

Cắt cổ tử cung vẫn sinh con khỏe mạnh

(Kiến Thức) - Một phụ nữ 25 tuổi ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã sinh một bé gái khỏe mạnh nhờ phẫu thuật sau khi được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung ở tuần thứ 16 của thai kỳ.

Cắt cổ tử cung vẫn sinh con khỏe mạnh
Nhiều phụ nữ Trung Quốc được xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung miễn phí khi chính phủ nước này ra mắt nhiều dự án để phòng chống bệnh này trên toàn quốc.
Nhiều phụ nữ Trung Quốc được xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung miễn phí khi chính phủ nước này ra mắt nhiều dự án để phòng chống bệnh này trên toàn quốc.
Dù được các bác sĩ yêu cầu phải chấm dứt thai kỳ để điều trị bệnh ung thư, nhưng người mẹ này vẫn nhất định giữ lại đứa con của mình. Vì sự cương quyết của bệnh nhân, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Phụ sản của Đại học Fudan (Thượng Hải) đã quyết định lựa chọn phẫu thuật nội soi với mức độ xâm lấn tối thiểu để bảo vệ tính mạng cả cho người mẹ và đứa bé. Trên thế giới, chỉ 5 trường hợp phẫu thuật tương tự được ghi nhận thành công từ trước tới nay.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho người mẹ này ở tuần thứ 18 của thai kỳ để cắt bỏ cổ tử cung của người mẹ trong khi vẫn giữ thai nhi.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả?

(Kiến Thức) - Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả?

Hỏi: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thật sự hiệu quả? Nên tiêm vào thời điểm nào thích hợp nhất? (Phan Thảo - Quận Đống Đa, Hà Nội)
Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.
 Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Trả lời: Cần hiểu đúng về vấn đề tiêm phòng trong ung thư cổ tử cung. Thật sự, vấn đề tiêm phòng là để tránh tình trạng bị lây nhiễm virus gây bệnh bướu gai ở người (HPV: human papilloma virus) chứ không phải để ngừa ung thư cổ tử cung.

Các công trình nghiên cứu đã chứng minh 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus này. 

Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV. 

Như vậy, để phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần phải tiêm phòng HPV và khám phụ khoa định kỳ để được làm phết tế bào âm đạo -cổ tử cung.

Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Hội thảo sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Hà Nội

(Kiến Thức) - Hội thảo về Sàng lọc ung thư cổ tử cung diễn ra sáng nay tại Hà Nội nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp sàng lọc căn bệnh này.

Hội thảo sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Hà Nội
Hội thảo về Sàng lọc Ung thư cổ tử cung diễn ra sáng nay tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
Hội thảo về Sàng lọc Ung thư cổ tử cung diễn ra sáng nay tại khách sạn Daewoo Hà Nội.
Sự kiện này do Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức, là sự đóng góp quý báu cho công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt Nam. Sự kiện là cơ hội thảo luận, thúc đẩy trao đổi ý tưởng và tạo điều kiện cho việc tiến hành các hoạt động nhằm chẩn đoán ung thư cổ tử cung sớm.
Tại hội thảo, ThS. Anna Frisch, Giám đốc chương trình GIZ - ThS, nhấn mạnh: “Phòng chống ung thư cổ tử cung là một vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bằng cách chia sẻ các kinh nghiệm về các phương pháp sàng lọc khác nhau, các vị đại biểu sẽ góp phần vào sự thành công của hội thảo, hướng tới sự cải thiện trong công tác phòng chống ung thư cổ tử cung ở Việt Nam trong tương lai”.

Tin mới

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Sự phá huỷ tàn khốc của tế bào ung thư

Mô hình bệnh tật ở nước ta đã và đang thay đổi, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, rối loạn nội tiết, bệnh tâm thần.. ngày càng tăng cao, đặc biệt là ung thư.