Phát hiện siêu Trái đất đầy nước ngoài hệ Mặt trời

Kết quả quan sát mới cho thấy một hành tinh xa xôi nằm ở trung tâm Dải Ngân hà nhiều khả năng có khí quyển đầy nước.

Siêu Trái đất là những hành tinh quay quanh một ngôi sao nằm ngoài hệ mặt trời, với khối lượng và bán kính lớn hơn so với Trái đất, nhưng nhỏ hơn những thiên thể như Thiên Vương tinh hoặc Hải Vương tinh.

So sánh kích thước của GJ 1214 b với Trái đất (trái) và Hải Vương tinh. Ảnh: Aldaron, Wikipedia, Creative Commons
 So sánh kích thước của GJ 1214 b với Trái đất (trái) và Hải Vương tinh. Ảnh: Aldaron, Wikipedia, Creative Commons

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những đặc điểm của chúng để xác định liệu những thiên thể này thiên về “Trái đất phiên bản lớn” hay là “Hải Vương tinh nhỏ”.

Nhóm các nhà thiên văn học và khoa học hành tinh Nhật Bản đã tập trung xem xét những đặc tính khí quyển của một siêu Trái đất, tên GJ 1214b, nằm cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng, tại trung tâm Dải Ngân hà.

Theo Space.com dẫn thông báo từ Đài Quan sát Thiên văn quốc gia Nhật Bản, các kết quả ban đầu cho thấy nhiều khả năng hành tinh GJ 1214b có khí quyển đầy nước.

Giới khoa học cho biết nếu xác định được thành phần khí quyển chủ chốt của một siêu Trái đất, họ có thể suy luận được nơi sinh ra và lịch sử hình thành của hành tinh đó.

Những sự thật khó tin về Trái đất

Lực hấp dẫn trên bề mặt Trái đất không đồng đều. Ở nhiều nơi trên Trái đất, bạn cảm thấy mình nặng nề hơn ở những nơi khác. Khu vực có lực hấp dẫn thấp là dọc bờ biển Ấn Độ, khu vực có lực hấp dẫn cao là khu vực phía nam Thái Bình Dương. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được giải thích.
 Lực hấp dẫn trên bề mặt Trái đất không đồng đều. Ở nhiều nơi trên Trái đất, bạn cảm thấy mình nặng nề hơn ở những nơi khác. Khu vực có lực hấp dẫn thấp là dọc bờ biển Ấn Độ, khu vực có lực hấp dẫn cao là khu vực phía nam Thái Bình Dương. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được giải thích.

Không khí đang “biến mất dần”. Nhờ có nhiệt năng, một số phân tử, nằm ở tầng ngoài, di chuyển với tốc độ lớn hơn, khiến nó vượt qua ngoài ranh giới của lực hấp dẫn. Điều này khiến một lớp không khí cứ dần “biến” vào không gian.
 Không khí đang “biến mất dần”. Nhờ có nhiệt năng, một số phân tử, nằm ở tầng ngoài, di chuyển với tốc độ lớn hơn, khiến nó vượt qua ngoài ranh giới của lực hấp dẫn. Điều này khiến một lớp không khí cứ dần “biến” vào không gian.

Trái đất đang quay chậm dần. Do sự thay đổi của lực hấp dẫn, dưới tác động của mặt trăng, Mặt trời và các hành tinh khác thuộc hệ mặt trời, sự thay đổi vật liệu trong các phần khác nhau của hành tinh và ngay trong nội tại của Trái đất, tốc độ của Trái đất khi quay quanh trục có sự khác nhau. Thời gian gần đây, thời gian ngày đã bị giảm xuống 100 phần giây. Chúng ta cũng chưa nắm được những nhân tố gây ra của hiện tượng này.
 Trái đất đang quay chậm dần. Do sự thay đổi của lực hấp dẫn, dưới tác động của mặt trăng, Mặt trời và các hành tinh khác thuộc hệ mặt trời, sự thay đổi vật liệu trong các phần khác nhau của hành tinh và ngay trong nội tại của Trái đất, tốc độ của Trái đất khi quay quanh trục có sự khác nhau. Thời gian gần đây, thời gian ngày đã bị giảm xuống 100 phần giây. Chúng ta cũng chưa nắm được những nhân tố gây ra của hiện tượng này.

Cực bức xạ Vann Allen là một hình xuyến, được tạo thành từ các hạt từ tính, chuyển động quanh Trái đất và giữ Trái đất trong trường từ tính. Cực từ tính này rất có hại với các nhà khoa học, nó có thể khiến họ mắc bệnh ung thư.
 Cực bức xạ Vann Allen là một hình xuyến, được tạo thành từ các hạt từ tính, chuyển động quanh Trái đất và giữ Trái đất trong trường từ tính. Cực từ tính này rất có hại với các nhà khoa học, nó có thể khiến họ mắc bệnh ung thư.

Mặt trăng đang xa rời Trái đất. Theo những đo đạc đã được tiến hành từ cách đây 25 năm, Mặt trăng đang dần rời xa Trái đất, với tốc độ khoảng 4cm/năm. Tuy nhiên, các nhà du hành cho rằng khi Mặt trời bước vào giai đoạn của một hành tinh đỏ khổng lồ, khoảng 5 tỉ năm nữa, Trái đất và Mặt trăng, dưới tác động của khí quyển, sẽ lại xích lại gần nhau. Thậm chí chúng chỉ cách nhau 18.470 km.
 Mặt trăng đang xa rời Trái đất. Theo những đo đạc đã được tiến hành từ cách đây 25 năm, Mặt trăng đang dần rời xa Trái đất, với tốc độ khoảng 4cm/năm. Tuy nhiên, các nhà du hành cho rằng khi Mặt trời bước vào giai đoạn của một hành tinh đỏ khổng lồ, khoảng 5 tỉ năm nữa, Trái đất và Mặt trăng, dưới tác động của khí quyển, sẽ lại xích lại gần nhau. Thậm chí chúng chỉ cách nhau 18.470 km.

Mặt trăng tạo ra hiện tượng thủy triều lên trong khí quyển. Theo lý thuyết, những dao động lớn của khí quyển dưới tác động của Mặt trăng diễn ra ở chí tuyến, tuy nhiên xung lực không mấy khi vượt quá 100 microbar.
 Mặt trăng tạo ra hiện tượng thủy triều lên trong khí quyển. Theo lý thuyết, những dao động lớn của khí quyển dưới tác động của Mặt trăng diễn ra ở chí tuyến, tuy nhiên xung lực không mấy khi vượt quá 100 microbar.

Dao động Chandler của 2 cực. Đây là những thay đổi không lớn trên trục quay của Trái đất. Nó chiếm khoảng 0,7 giây/433 ngày. Nói cách khác, các cực đang di chuyển theo một vòng tròn với đường kính từ 3-15 m. Nguyên nhân của việc này cũng chưa được xác định.
 Dao động Chandler của 2 cực. Đây là những thay đổi không lớn trên trục quay của Trái đất. Nó chiếm khoảng 0,7 giây/433 ngày. Nói cách khác, các cực đang di chuyển theo một vòng tròn với đường kính từ 3-15 m. Nguyên nhân của việc này cũng chưa được xác định.

Điện tích Trái đất. Từ năm 1917 các nhà khoa học đã biết rằng trên bề mặt Trái đất có các hạt điện tích dương, nhưng mọi người không biết cái gì đã giữ chúng lại. Vào những ngày đẹp trời, điện tích này “chảy” giữa mặt đất và không khí. Tuy nhiên dòng điện tích này là khá yếu, chỉ khoảng 1.500 ampe.
 Điện tích Trái đất. Từ năm 1917 các nhà khoa học đã biết rằng trên bề mặt Trái đất có các hạt điện tích dương, nhưng mọi người không biết cái gì đã giữ chúng lại. Vào những ngày đẹp trời, điện tích này “chảy” giữa mặt đất và không khí. Tuy nhiên dòng điện tích này là khá yếu, chỉ khoảng 1.500 ampe.

10 thiên thạch “kỳ bí” từng lao xuống Trái đất

Hố thiên thạch khổng lồ Sudbury Basin dài khoảng 64 km, rộng khoảng 30 km, sâu khoảng 15km. Theo nhiều nhà khoa học, vụ va chạm thiên thạch này đã xảy ra vào khoảng 1,85 tỷ năm trước tại Sudbury, Ontario, Canada.
Hố thiên thạch khổng lồ Sudbury Basin dài khoảng 64 km, rộng khoảng 30 km, sâu khoảng 15km. Theo nhiều nhà khoa học, vụ va chạm thiên thạch này đã xảy ra vào khoảng 1,85 tỷ năm trước tại Sudbury, Ontario, Canada.

Thiên thạch Vredefort ở Nam Phi được cho là hố thiên thạch lớn nhất thế giới với kích thước khoảng 300 km.
 Thiên thạch Vredefort ở Nam Phi được cho là hố thiên thạch lớn nhất thế giới với kích thước khoảng 300 km.

Hố thiên thạch Barringer ở phía Bắc sa mạc Arizona của Mỹ. Barringer trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách thăm quan trên thế giới, bởi một tảng thiên thạch với kích thước khoảng 50 m đã hạ cánh xuống đây. Tảng thiên thạch để lại một hố sâu khoảng 170 m và đường kính khoảng 1,6 km.
Hố thiên thạch Barringer ở phía Bắc sa mạc Arizona của Mỹ. Barringer trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách thăm quan trên thế giới, bởi một tảng thiên thạch với kích thước khoảng 50 m đã hạ cánh xuống đây. Tảng thiên thạch để lại một hố sâu khoảng 170 m và đường kính khoảng 1,6 km.

Barwell, một ngôi làng ở Leicestershire, Anh, nhận được một món quà Giáng sinh bất ngờ khi một thiên thạch vỡ tung thành các mảnh và rơi xuống đúng vào đêm Giáng sinh năm 1965.
Barwell, một ngôi làng ở Leicestershire, Anh, nhận được một món quà Giáng sinh bất ngờ khi một thiên thạch vỡ tung thành các mảnh và rơi xuống đúng vào đêm Giáng sinh năm 1965.

Thiên thạch Hoba, được tìm thấy tại một nông trại ở Namibia vào năm 1920, là tảng thiên thạch nặng nhất từng được tìm thấy. Với cân nặng ước tính chừng... 66 tấn, tảng thiên thạch này được cho là đã "hạ cánh" xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước. Đối lập với kích thước khổng lồ của mình, tảng thiên thạch này không hề để lại một vệt lõm nào.
 Thiên thạch Hoba, được tìm thấy tại một nông trại ở Namibia vào năm 1920, là tảng thiên thạch nặng nhất từng được tìm thấy. Với cân nặng ước tính chừng... 66 tấn, tảng thiên thạch này được cho là đã "hạ cánh" xuống Trái đất từ hơn 80.000 năm trước. Đối lập với kích thước khổng lồ của mình, tảng thiên thạch này không hề để lại một vệt lõm nào.

Thiên thạch khổng lồ như chiếc xe hơi rơi xuống Trái đất hôm 26/3/2003 tại bang Illinois, Hoa Kỳ.
Thiên thạch khổng lồ như chiếc xe hơi rơi xuống Trái đất hôm 26/3/2003 tại bang Illinois, Hoa Kỳ.

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về sự tuyệt chủng khủng long liên quan tới thiên thạch. Họ cho rằng, khoảng 65 triệu năm trước, một tảng thiên thạch khổng lồ đã đâm vào trái đất. Vụ va chạm khủng khiếp gây ra nhiều trận sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, và thậm chí, che phủ ánh mặt trời trong nhiều tháng liền. Chuỗi thức ăn của động vật bị hủy hoại dẫn đến hậu quả tất yếu là sự diệt chủng của loài khủng long.
 Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về sự tuyệt chủng khủng long liên quan tới thiên thạch. Họ cho rằng, khoảng 65 triệu năm trước, một tảng thiên thạch khổng lồ đã đâm vào trái đất. Vụ va chạm khủng khiếp gây ra nhiều trận sóng thần, hỏa hoạn, mưa acid, và thậm chí, che phủ ánh mặt trời trong nhiều tháng liền. Chuỗi thức ăn của động vật bị hủy hoại dẫn đến hậu quả tất yếu là sự diệt chủng của loài khủng long.

Thiên thạch Peekskill là một trong những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử về thiên thạch. Vụ va chạm diễn ra vào ngày 9/9/1992 tại Peekskill, New York (Mỹ). Nhân chứng của vụ này là Michelle Knapp kể lại rằng khi cô đang ở nhà, bất chợt một tiếng động lớn nổ ra ở sân sau. Khi cô chạy ra để kiểm tra thì phần sau chiếc xe của cô đã nát vụn bởi một mảnh thiên thạch với kích thước bằng khoảng một quả bóng.
 Thiên thạch Peekskill là một trong những sự kiện đáng nhớ trong lịch sử về thiên thạch. Vụ va chạm diễn ra vào ngày 9/9/1992 tại Peekskill, New York (Mỹ). Nhân chứng của vụ này là Michelle Knapp kể lại rằng khi cô đang ở nhà, bất chợt một tiếng động lớn nổ ra ở sân sau. Khi cô chạy ra để kiểm tra thì phần sau chiếc xe của cô đã nát vụn bởi một mảnh thiên thạch với kích thước bằng khoảng một quả bóng.

Sự kiện Tunguska là một vụ nổ thiên thạch vô cùng mạnh mẽ đã xảy ra ở Nga vào ngày 30/6/1908.
 Sự kiện Tunguska là một vụ nổ thiên thạch vô cùng mạnh mẽ đã xảy ra ở Nga vào ngày 30/6/1908.

Thiên thạch Ensisheim, được cho coi là vụ va chạm sớm nhất trong lịch sử. Thiên thạch này rơi xuống cánh đồng lúa mì tại một thị trấn nhỏ thuộc vùng Ensisheim, Pháp, vào ngày 7/11/1492.
 Thiên thạch Ensisheim, được cho coi là vụ va chạm sớm nhất trong lịch sử. Thiên thạch này rơi xuống cánh đồng lúa mì tại một thị trấn nhỏ thuộc vùng Ensisheim, Pháp, vào ngày 7/11/1492.

Đọc nhiều nhất

Tin mới