Phát hiện phòng ngai vàng 1.300 tuổi của nữ hoàng Moche quyền lực

Các nhà khảo cổ học ở Peru đã khai quật được phòng ngai vàng của một nữ hoàng quyền lực thuộc nền văn hóa Moche.

Phat hien phong ngai vang 1.300 tuoi cua nu hoang Moche quyen luc

Một người phụ nữ đang ngồi trên ngai vàng đang nói chuyện với một người đàn ông nừa người, nửa chim. (Ảnh: Lisa Trever)

Các nhà khảo cổ học ở Peru đã phát hiện ra một phòng ngai vàng có niên đại 1.300 năm tuổi được trang trí bằng những bức tranh tường mô tả nữ hoàng Moche, mặc dù họ vẫn chưa tìm thấy hài cốt của nữ hoàng.

Phòng ngai vàng này, được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Pañamarca, có niên đại từ thế kỷ thứ bảy sau Công nguyên, khi người Moche đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực, các nhà khảo cổ học cho biết. Người Moche phát triển mạnh ở miền bắc Peru trong khoảng thời gian từ năm 350 đến năm 850 sau Công nguyên và nổi tiếng với việc xây dựng các tòa nhà và lăng mộ phức tạp, cũng như xây dựng các tác phẩm nghệ thuật phức tạp, chẳng hạn như đồ gốm mô tả khuôn mặt người. Họ có mặt ở đó trước khi chữ viết được sử dụng ở Peru.

Mặc dù có nhiều nữ hoàng khác từng cai trị Peru thời tiền Inca, nhưng chưa từng thấy phòng ngai vàng dành cho nữ hoàng ở Pañamarca hay bất kỳ nơi nào khác ở Peru cổ đại. Ngai vàng được làm bằng đất sét và chứa những hạt đá xanh và tóc người còn sót lại. Tóc có thể là của nữ hoàng và các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiến hành xét nghiệm AND.

Phat hien phong ngai vang 1.300 tuoi cua nu hoang Moche quyen luc-Hinh-2

Những thứ còn sót lại của ngai vàng bằng đất sét được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Pañamarca ở Peru. (Ảnh: Lisa Trever)

Những bức tranh tường mô tả người cai trị được tìm thấy trên các cột trụ và tường của phòng ngai vàng, và thậm chí trên chính ngai vàng. Chúng mô tả nữ hoàng theo nhiều cách khác nhau. Một bức cho thấy nữ hoàng đội vương miện và nâng cốc. Một bức khác mô tả người phụ nữ đội vương miện đang cầm một quyền trượng, với một đoàn người đàn ông mang hàng dệt may và các đồ vật khác đến cho bà. Một bức khác nữa mô tả bà ngồi trên ngai vàng và nói chuyện với một cá nhân có vẻ ngoài nửa người nửa chim.

Trong nền văn hóa Moche, phụ nữ trở thành người cai trị không phải là điều bất thường. "Những nhà lãnh đạo nữ không phải là hiếm trong xã hội Moche cổ đại hay trong các triều đại Peru phía bắc sau đó", nhà nghiên cứu Koons cho biết. Bà nói thêm rằng, phần lớn bằng chứng về những người cai trị nữ đến từ các ngôi mộ. Trong số đó có "Señora de Cao", ngôi mộ của một xác ướp Moche nữ được chôn cùng với đồ trang sức, đồ trang trí và vũ khí tinh xảo cùng thiết bị giúp ném giáo và phi tiêu xa hơn.

Bí ẩn khó giải về thảm họa Pompeii, chuyên gia cũng bó tay

Cho đến nay, nhiều câu hỏi về thảm họa Pompeii vẫn còn bỏ ngỏ, do vậy những thắc mắc về thảm họa này chưa có lời giải đáp hoàn toàn.

Bi an kho giai ve tham hoa Pompeii, chuyen gia cung bo tay
1. Dấu hiệu cảnh báo: Pompeii, từng là một thành phố cảng sầm uất bên bờ Vịnh Naples, đã bị chôn vùi dưới lớp tro bụi và đá núi lửa sau vụ phun trào của núi Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên. Trước khi vụ phun trào xảy ra, có nhiều dấu hiệu như động đất nhỏ và khí thoát ra từ đỉnh núi, nhưng người dân vẫn không di tản. Lý do có thể do họ thiếu kiến thức về núi lửa và không muốn rời bỏ thành phố thịnh vượng này. (Ảnh: Wikipedia) 

Phát hiện lịch âm dương sớm nhất trên Trái đất

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một hệ thống lịch âm dương cổ nhất thế giới tại Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại gần 13.000 năm.

Phat hien lich am duong som nhat tren Trai dat
Göbekli Tepe, được coi là di chỉ khảo cổ lâu đời nhất trên thế giới với nhiều ngôi đền và hình chạm khắc tinh xảo, từ lâu đã là tâm điểm của các cuộc nghiên cứu khảo cổ học. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây về hệ thống lịch được khắc trên cột đá tại đây đã khiến giới khoa học kinh ngạc. (Ảnh: dailygalaxy) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới