Phát hiện ngoại hành tinh có thể tồn tại sự sống

Phát hiện ngoại hành tinh có thể tồn tại sự sống

Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) phát hiện ngoại hành tinh LHS 1140 b cách Trái Đất 50 năm ánh sáng có thể tồn tại sự sống. Hành tinh này chứa nhiều băng và ẩm ướt hơn suy đoán trước đây.

 Ngoại hành tinh LHS-1140b (trái ảnh) cách Trái Đất 50 năm ánh sáng được phát hiện lần đầu tiên năm 2017. Mới đây, kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) phát hiện hành tinh này có thể tồn tại sự sống.
Ngoại hành tinh LHS-1140b (trái ảnh) cách Trái Đất 50 năm ánh sáng được phát hiện lần đầu tiên năm 2017. Mới đây, kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) phát hiện hành tinh này có thể tồn tại sự sống.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay kính viễn vọng không gian James Webb phát hiện ngoại hành tinh LHS-1140b có thể chứa đại dương giống mống mắt rộng 4.000 km, bao quanh bởi biển băng cứng.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho hay kính viễn vọng không gian James Webb phát hiện ngoại hành tinh LHS-1140b có thể chứa đại dương giống mống mắt rộng 4.000 km, bao quanh bởi biển băng cứng.
Phát hiện mới cho thấy ngoại hành tinh LHS-1140b chứa nhiều băng và ẩm ướt hơn suy đoán trước đây, có thể hỗ trợ sự sống. Trước đó, các chuyên gia cho rằng, ngoại hành tinh LHS-1140b có thể là "tiểu sao Hải Vương" với hỗn hợp nước, metan và amoniac đặc.
Phát hiện mới cho thấy ngoại hành tinh LHS-1140b chứa nhiều băng và ẩm ướt hơn suy đoán trước đây, có thể hỗ trợ sự sống. Trước đó, các chuyên gia cho rằng, ngoại hành tinh LHS-1140b có thể là "tiểu sao Hải Vương" với hỗn hợp nước, metan và amoniac đặc.
"Trong số tất cả ngoại hành tinh ôn hòa đã biết hiện nay, LHS-1140b có thể là lựa chọn tốt nhất để xác nhận nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong tương lai", trưởng nhóm nghiên cứu Charles Cadieux, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Montreal, cho hay.
"Trong số tất cả ngoại hành tinh ôn hòa đã biết hiện nay, LHS-1140b có thể là lựa chọn tốt nhất để xác nhận nước lỏng tồn tại trên bề mặt hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong tương lai", trưởng nhóm nghiên cứu Charles Cadieux, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Montreal, cho hay.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoại hành tinh LHS-1140b lớn gấp 1,73 lần và có khối lượng gấp 5,6 lần Trái Đất. Hành tinh này bị khóa thủy triều với sao chủ, có nghĩa nó quay ở cùng tốc độ quay quanh quỹ đạo.
Theo các nhà nghiên cứu, ngoại hành tinh LHS-1140b lớn gấp 1,73 lần và có khối lượng gấp 5,6 lần Trái Đất. Hành tinh này bị khóa thủy triều với sao chủ, có nghĩa nó quay ở cùng tốc độ quay quanh quỹ đạo.
Do quỹ đạo gần với sao chủ nên một năm trên hành tinh LHS-1140b chỉ dài gần bằng 25 ngày Trái đất. Nếu sao chủ của LHS-1140b là ngôi sao dãy chính như Mặt trời thì quỹ đạo như vậy có thể đun sôi đại dương và khiến hành tinh hoàn toàn không thể ở được.
Do quỹ đạo gần với sao chủ nên một năm trên hành tinh LHS-1140b chỉ dài gần bằng 25 ngày Trái đất. Nếu sao chủ của LHS-1140b là ngôi sao dãy chính như Mặt trời thì quỹ đạo như vậy có thể đun sôi đại dương và khiến hành tinh hoàn toàn không thể ở được.
Tuy nhiên, vì là sao lùn đỏ mát, khoảng cách gần nên LHS-1140b nằm ở giữa "vùng Goldilocks", khu vực hoàn hảo tính từ sao chủ để nước lỏng tồn tại trên bề mặt.
Tuy nhiên, vì là sao lùn đỏ mát, khoảng cách gần nên LHS-1140b nằm ở giữa "vùng Goldilocks", khu vực hoàn hảo tính từ sao chủ để nước lỏng tồn tại trên bề mặt.
Khi nghiên cứu về ngoại hành tinh LHS-1140b, nhóm nghiên cứu của chuyên gia Cadieux phát hiện dấu hiệu của nitrogen - thành phần chủ chốt trong khí quyển Trái Đất. Tính toán độc lập cũng hé lộ hành tinh này không đủ đặc để cấu tạo từ đá. Từ những điều trên, các chuyên gia loại trừ khả năng LHS-1140b là hành tinh đá hoặc tiểu sao Hải Vương.
Khi nghiên cứu về ngoại hành tinh LHS-1140b, nhóm nghiên cứu của chuyên gia Cadieux phát hiện dấu hiệu của nitrogen - thành phần chủ chốt trong khí quyển Trái Đất. Tính toán độc lập cũng hé lộ hành tinh này không đủ đặc để cấu tạo từ đá. Từ những điều trên, các chuyên gia loại trừ khả năng LHS-1140b là hành tinh đá hoặc tiểu sao Hải Vương.
Dù phần lớn ngoại hành tinh LHS-1140b đông cứng, nhóm nghiên cứu nhận định khu vực "mống mắt" có thể đạt nhiệt độ 20 độ C, đủ ấm để tạo ra vùng nước có thể sinh sống cho các loài sinh vật biển.
Dù phần lớn ngoại hành tinh LHS-1140b đông cứng, nhóm nghiên cứu nhận định khu vực "mống mắt" có thể đạt nhiệt độ 20 độ C, đủ ấm để tạo ra vùng nước có thể sinh sống cho các loài sinh vật biển.
Nhà vật lý René Doyon cho hay, ông và các đồng nghiệp sẽ cần quan sát thêm ít nhất một năm nữa để xác nhận ngoại hành tinh LHS 1140b có khí quyển và thêm khoảng 2 - 3 năm nữa để phát hiện carbon dioxide.
Nhà vật lý René Doyon cho hay, ông và các đồng nghiệp sẽ cần quan sát thêm ít nhất một năm nữa để xác nhận ngoại hành tinh LHS 1140b có khí quyển và thêm khoảng 2 - 3 năm nữa để phát hiện carbon dioxide.
Mời độc giả xem video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.

GALLERY MỚI NHẤT