Phát hiện Napoleon thua trận ở Nga vì lý do không ngờ

Trong cuộc đời chinh chiến của Napoleon, có lẽ cuộc xâm lược Nga là một trong những thất bại ê chề và đáng nhớ nhất của vị tướng tài năng xuất chúng nhất trong lịch sử Pháp.

Mời độc giả xem video: Vì sao Quân đội Napoleon đại bại ở châu Âu. (Nguồn Khám Phá)
Vào mùa thu năm 2001, các công nhân tại Vilnius (Lithuania) phát hiện một khu mộ tập thể lớn khi đang tháo dỡ công trình quân sự của Liên Xô cũ để lại. Ngay lập tức, văn phòng Tổng công tố, Viện Y khoa Pháp Ý Lithuania và sau đó là các nhà khảo cổ đã vào cuộc để tìm hiểu vụ việc.
Khu mộ tập thể lính Pháp thời Napoleon được tìm thấy ở Lithuania.
Khu mộ tập thể lính Pháp thời Napoleon được tìm thấy ở Lithuania. 
Khoảng 675.000 binh sĩ nằm trong đội quân Grand Army của Hoàng đế Pháp Napoleon lên đường tới Moscow để chinh phục nước Nga, vào tháng 6/1812. Tuy nhiên, khi rút quân khỏi Moscow vào tháng 9, số lượng binh sĩ giảm xuống chỉ còn 100.000 người. Những con số này cho thấy thiệt hại khủng khiếp mà nước Pháp phải gánh chịu sau quyết định được chính Napoleon thừa nhận là "sai lầm" này.
Sau khi đào bới sâu thêm, các nhà chức trách nước này đã tìm thấy tổng cộng 3.269 thi thể. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các đồng xu, tấm huấn chương, cúc áo, that lưng và các mảnh quân phục. Các tài liệu lịch sử cho thấy, đây là khu vực chôn lính Pháp thời chiến tranh Nga-Pháp (1812). Tuy nhiên, sau khi đem giám định các mẫu xương, các nhà chức trách đã phát hiện ra 1 bí mật khủng khiếp có thể liên quan trực tiếp tới thất bại của Napoleon.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm thấy ADN của loại vi khuẩn gây ra bệnh sốt rét và sốt thương hàn ở người. Thế nhưng, đói rét và chấn thương – tình trạng mà lính Pháp gặp phải tại chiến trường Nga theo như sử sách ghi lại – không thể khiến những người lính trong Quân đội Vĩ đại dính loại vi khuẩn này được.
Vậy vi khuẩn đến từ đâu ra?
Câu trả lời chính là rận. Xét nghiệm chứng minh ADN của rận có ở mọi thứ mà các nhà khảo cổ tìm thấy. Theo đó, không có các biện pháp vệ sinh hợp lý cộng với việc binh lính mặc đúng 1 bộ quân phục trong thời gian dài đã tạo ra một môi trường hoàn hảo để rận, bọ chét và bệnh tật sinh sôi, đặc biệt là trong mùa hè.
Theo 1 tài liệu lịch sử ghi lại, đây là lí do mà các quân nhân Pháp thời đó thường đốt quân phục để tiêu khiển. Lí do là bộ quần áo bị rận bâu kín sẽ phát nổ khi bị đốt và sẽ nổ tí tách cho đến khi cháy rực lên – 1 cảnh tượng khá là vui mắt và giải trí trong thời buổi loạn lạc.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy bằng chứng về việc suy dinh dưỡng của binh sĩ. Việc này giúp đưa ra phỏng đoán rằng, nhiều thành phần trong Quân Đội Vĩ đại đã nhập ngủ để có được bữa ăn hàng ngày – thứ mà họ không có được trước khi trở thành người lính.

Emmanuel Macron: Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp

(Kiến Thức) - Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 7/5, ông Emmanuel Macron trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp kể từ thời Napoleon.

Kết quả kiểm phiếu sơ bộ của vòng hai bầu cử Tổng thống Pháp ngày 7/5 cho thấy, ông Emmanuel Macron giành chiến thắng áp đảo với trên 65% số phiếu ủng hộ và trở thành người kế nhiệm của Tổng thống Francois Hollande.
Theo Reuters, chặng đường để ông Emmanuel Macron từ một cố vấn chính phủ không tên tuổi đến khi trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất nước Pháp chỉ mất có 3 năm.

Sự thật sốc về tượng Nhân sư nổi tiếng ở Ai Cập

(Kiến Thức) - Những sự thật về tượng Nhân sư nổi tiếng ở Ai Cập dưới đây chắc hẳn khiến nhiều người kinh ngạc.

Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap
 Bức tượng Nhân sư nổi tiếng ở Ai Cập là “trung tâm” của nhiều giả thuyết. Nhà khảo cổ người Mỹ Mark Lehner cho rằng tượng Nhân sư và Kim tự tháp Giza được xây dựng để khai thác năng lượng từ Mặt trời. Theo một giả thuyết khác, tượng Nhân sư, Kim tự tháp Giza, sông Nile, các chòm sao Leo, Orion và Dải Ngân Hà, có sự liên kết huyền bí nào đó. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-2
 Một thời gian dài sau khi được xây dựng, tượng Nhân sư ở Ai Cập trở thành địa điểm thờ cúng. Nhiều người tin rằng, tượng Nhân sư này là đại diện của Đấng Tối Cao. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-3
 Nhiều nhà khoa học cho rằng những người xây dựng tượng Nhân sư ở Giza là các nô lệ, bị đối xử tệ bạc và phải làm việc cực nhọc tới chết. Tuy nhiên, nhà khảo cổ Mark Lehner lại phát hiện ra điều hoàn toàn ngược lại. Theo Lehner, những người xây dựng bức tượng này đã được phục vụ các bữa ăn thịnh soạn với thịt bò và thịt cừu. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-4
 Nhà khảo cổ Mỹ Mark Lehner và nhà khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass đã phát hiện những hòn đá lớn và công cụ xây dựng trong khu vực tượng Nhân sư. Họ kết luận rằng, vì lý do nào đó nên tượng Nhân sư ở Giza vẫn chưa được hoàn thiện. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-5
Theo The Richest, có những bằng chứng vật lý cho thấy, phần mặt của bức tượng Nhân sư ở Ai Cập từng có bộ râu nhưng sau đó “biến mất” do hiện tượng xói mòn. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-6
Tượng Nhân sư ở Giza do con người xây dựng. Tuy nhiên, đến nay dư luận vẫn không biết chính xác ai là người đã cho xây dựng công trình vĩ đại này. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-7
 Thật khó có thể tin nổi, tượng Nhân sư này từng có nhiều màu sắc như đỏ trên khuôn mặt và xanh, vàng ở phần thân. Tuy nhiên, trải qua thời gian và điều kiện trong sa mạc, những sắc màu rực rỡ đó đã biến mất, chỉ còn lại bức tượng màu rám nắng hiện tại. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-8
 Theo The Richest, nhiều người cho rằng, mũi của tượng Nhân sư ở Giza bị mất là do Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Tuy nhiên, một số tài liệu lịch sử cho biết, Muhammad Sa'im al-Dahr mới chính là người phá hoại chiếc mũi của bức tượng này. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-9
Bức tượng Nhân sư từng bị cát chôn vùi. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-10
 Tượng Nhân sư này có nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1400 trước Công nguyên, nó được gọi là “Tượng Thần Khepri vĩ đại”. Ngoài ra, bức tượng này còn có những tên gọi khác như “Horem-Akhet”, “balhib” và “bilhaw”. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-11
 Tượng Nhân sư dài 73,5 mét và cao 20 mét này là bức tượng bằng đá lớn nhất thế giới. Ảnh: The Richest.
Su that soc ve tuong Nhan su noi tieng o Ai Cap-Hinh-12
Tượng Nhân sư ở Giza được cho là bức tượng cổ nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: The Richest.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.