Phát hiện một "thế giới địa ngục" đầy dung nham NASA đang săn lùng

Phát hiện một "thế giới địa ngục" đầy dung nham NASA đang săn lùng

55 Cancri e được xem là một "siêu trái đất". Nó là một trong những mục tiêu đầu tiên của Kính viễn vọng Không gian James Webb.

Kính viễn vọng Không gian James Webb đang từng bước chuẩn bị khám phá một  siêu Trái đất xa xôi, được bao phủ bởi đại dương dung nham, có cảnh quan được ví như địa ngục.
Kính viễn vọng Không gian James Webb đang từng bước chuẩn bị khám phá một siêu Trái đất xa xôi, được bao phủ bởi đại dương dung nham, có cảnh quan được ví như địa ngục.
Hành tinh này mang tên 55 Cancri e, nằm cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời ở khoảng cách gần 2,4 triệu km, bằng 1/5 khoảng cách giữa Sao Thủy và Mặt Trời.
Hành tinh này mang tên 55 Cancri e, nằm cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao giống Mặt Trời ở khoảng cách gần 2,4 triệu km, bằng 1/5 khoảng cách giữa Sao Thủy và Mặt Trời.
55 Cancri e quay quanh ngôi sao trung tâm ở khoảng cách 2,4 triệu kilomet, khoảng 60 lần chu vi Trái Đất. Nó hoàn thành vòng quay mỗi 18 tiếng, đồng thời sở hữu một bề mặt nóng như lò đốt, có thể nung chảy hầu hết các loại đá mà ta biết.
55 Cancri e quay quanh ngôi sao trung tâm ở khoảng cách 2,4 triệu kilomet, khoảng 60 lần chu vi Trái Đất. Nó hoàn thành vòng quay mỗi 18 tiếng, đồng thời sở hữu một bề mặt nóng như lò đốt, có thể nung chảy hầu hết các loại đá mà ta biết.
Theo nhận định của các nhà khoa học, 55 Cancri e luôn hướng một mặt về phía ngôi sao trung tâm. Tuy nhiên, kết quả quan sát do Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA cho thấy vùng nóng nhất lại không giống giả định của các chuyên gia.
Theo nhận định của các nhà khoa học, 55 Cancri e luôn hướng một mặt về phía ngôi sao trung tâm. Tuy nhiên, kết quả quan sát do Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA cho thấy vùng nóng nhất lại không giống giả định của các chuyên gia.
Theo phỏng đoán, nhiệt tỏa trái với dự kiến có thể do khí quyển đưa nhiệt di chuyển quanh hành tinh, mà cũng có thể những cơn mưa nham thạch xảy ra vào ban đêm đã lấy đi nhiệt lượng trong khí quyển.
Theo phỏng đoán, nhiệt tỏa trái với dự kiến có thể do khí quyển đưa nhiệt di chuyển quanh hành tinh, mà cũng có thể những cơn mưa nham thạch xảy ra vào ban đêm đã lấy đi nhiệt lượng trong khí quyển.
Giả định về mưa nham thạch diễn ra ban đêm cũng cho thấy khả năng 55 Cancri e tự quay quanh trục và sở hữu hai buổi ngày - đêm.
Giả định về mưa nham thạch diễn ra ban đêm cũng cho thấy khả năng 55 Cancri e tự quay quanh trục và sở hữu hai buổi ngày - đêm.
"Vào buổi tối, hơi nước sẽ nguội đi và ngưng tụ lại tạo thành những giọt dung nham chảy trở lại bề mặt, trở lại trạng thái rắn khi màn đêm buông xuống", NASA dự đoán.
"Vào buổi tối, hơi nước sẽ nguội đi và ngưng tụ lại tạo thành những giọt dung nham chảy trở lại bề mặt, trở lại trạng thái rắn khi màn đêm buông xuống", NASA dự đoán.
55 Cancri e được đặt tên theo một trong những mục tiêu khám phá đầu tiên của Kính viễn vọng Không gian James Webb mới của NASA. Kính viễn vọng này dự kiến sẽ đi vào hoạt động hoàn chỉnh trong tháng 6/2022.
55 Cancri e được đặt tên theo một trong những mục tiêu khám phá đầu tiên của Kính viễn vọng Không gian James Webb mới của NASA. Kính viễn vọng này dự kiến sẽ đi vào hoạt động hoàn chỉnh trong tháng 6/2022.
Bằng thiết bị hiện đại bậc nhất này, các chuyên gia sẽ tìm dấu hiệu nhiệt phát ra từ hành tinh nóng bỏng.
Bằng thiết bị hiện đại bậc nhất này, các chuyên gia sẽ tìm dấu hiệu nhiệt phát ra từ hành tinh nóng bỏng.
55 Cancri e được xem là một "siêu trái đất": nó lớn khoảng gấp đôi trái đất và nặng gấp 8 lần.
55 Cancri e được xem là một "siêu trái đất": nó lớn khoảng gấp đôi trái đất và nặng gấp 8 lần.
55 Cancri e được xem là một ứng cử viên tốt nhất để con người quan sát các ngoại hành tinh có cấu tạo bằng đất đá.
55 Cancri e được xem là một ứng cử viên tốt nhất để con người quan sát các ngoại hành tinh có cấu tạo bằng đất đá.
Hành tinh 55 Cancri e bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2011 khi người ta phát hiện ra nó, lúc đó các nhà khoa học cho rằng đây là một hành tinh được bao phủ bằng nước, hoặc có thể toàn bộ bề mặt bằng kim cương.
Hành tinh 55 Cancri e bắt đầu được nghiên cứu từ năm 2011 khi người ta phát hiện ra nó, lúc đó các nhà khoa học cho rằng đây là một hành tinh được bao phủ bằng nước, hoặc có thể toàn bộ bề mặt bằng kim cương.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

GALLERY MỚI NHẤT