Phát hiện “máy tính” cực quý hiếm của đế chế Inca

(Kiến Thức) - Các nhà khảo cổ ở Peru mới phát hiện 25 quipu (dụng cụ tính toán) của đế chế Inca được bảo quản tốt.

Phát hiện “máy tính” cực quý hiếm của đế chế Inca
Quipu là thiết bị dùng để giải quyết các vấn đề toán học và hỗ trợ công việc ghi chép của người Inca. Các nhà khoa học đã phát hiện được một số lượng lớn quipu ở khu phức hợp Incahuasi, phía nam Lima, Alejandro Chu. Những hiện vật có giá trị của người Inca nằm bên trong một kho hàng cổ.
Đặc biệt, nó không được phát hiện trong bối cảnh một nghi lễ ma chay như thường lệ. Vị trí của các quipu cho thấy chúng được sử dụng vào các hoạt động hành chính. Incahuasi là một trong những thành phố có vị trí chiến lược quan trọng nhất được người Inca xây dựng trong thung lũng của Lunahuana.
Quipu (còn gọi là "khipu") thường bao gồm những vật liệu làm ra từ bông hoặc len, màu sắc của các dây con, nút buộc giữa dây chính với dây con, chiều dài dây con, số nút trên mỗi dây con, cách thắt nút để tạo ra số thập phân... Khipu trong tiếng Quechua (ngôn ngữ chính thức của đế chế Inca) có nghĩa là “nút”. Vật trang trí này gồm một sợi dây chính, từ đó tỏa ra nhiều dây đối xứng nhau (có thể gắn theo các dây cấp hai hoặc cấp ba), trên có nhiều nút thắt hoặc các mấu. 
Quipu là một dụng cụ tính toán của người Inca.
Quipu là một dụng cụ tính toán của người Inca. 
Dụng cụ này hỗ trợ người Inca trong việc thu thập dữ liệu và lưu giữ hồ sơ, bao gồm cả việc giám sát việc đóng, nộp thuế, hồ sơ điều tra dân số, tổ chức quân sự... Một số quipu có đến 2.000 dây và hầu hết các nhà khoa học đều tán thành giả thuyết về hệ cơ số 10 trên quipu. Do đó, khipu không chỉ là vật trang trí bình thường mà còn là một loại bàn tính bằng sợi, trong đó các mấu có chức năng lưu giữ kết quả phép tính.
Hầu hết các quipu có từ thời kỳ Inca, khoảng năm 1400 - 1532. Đế chế Inca trải dài từ Ecuador xuyên qua miền trung Chile, với trung tâm của nó đặt tại Cuzco. Đây là một thành phố nằm ở dãy núi Andes, miền nam Peru. Theo các tài liệu có từ thời thuộc địa, quipu được sử dụng để lưu trữ hồ sơ và gửi đi thông điệp bằng người truyền tin trong suốt thời gian tồn tại của đế chế này. Hiện có khoảng 600 quipu được bảo quản và trưng bày trong các bảo tàng và bộ sưu tập của cá nhân trên thế giới.
Tuy nhiên rất nhiều những quipu đã bị người dân Tây Ban Nha phá hủy vào thế kỷ 16 khiến những hiện vật cổ của người Inca mới được tìm thấy càng trở nên quý giá hơn.

Bí ẩn thành phố vàng huyền thoại của người Inca

(Kiến Thức) - Thành phố vàng huyền thoại Paititi bí ẩn của người Inca được cho là nằm ở Peru. Nơi này đã biến mất trong nhiều thế kỷ, không để lại dấu tích.

Bí ẩn thành phố vàng huyền thoại của người Inca
Người Inca đã giấu rất nhiều kho báu của họ trong thành phố bí ẩn này để khối tài sản đó được an toàn trước những cuộc xâm lược của Tây Ban Nha.
Do lo sợ vùng đất của họ sẽ xảy ra chiến sự, người Inca đã giấu vàng, bạc và đá quý trước khi bỏ đất đai, nhà cửa đi lánh nạn. Các nhà khảo cổ cho rằng, thành phố vàng bí ẩn này có thể nằm ở phía đông nam Peru. Nó nằm trong một khu rừng sâu và tách biệt với cuộc sống của con người. Một số người suy đoán, thành phố vàng bí ẩn Paititi có thể nằm dọc biên giới của Brazil hoặc có thể ở vùng tây bắc Bolivia.

10 thành phố huyền thoại bị lãng quên trong lịch sử

(Kiến Thức) - Timgad, Leptis Magna... từng là những thành phố sầm uất, đông dân cư nhưng vì chiến tranh, biến đổi khí hậu... nên đã bị người dân lãng quên.

10 thành phố huyền thoại bị lãng quên trong lịch sử
Timgad là một thành phố của La Mã nằm ở Algeria. Nơi đây được hoàng đế Trajan thành lập vào năm 100. Người Vandal đã xâm chiếm được thành phố này vào thế kỷ 5. Sau đó, vào thế kỷ 7, người Berber đã chiếm được vùng đất Timgad. Vì vậy, thành phố La Mã thịnh vượng trên đã biến mất khỏi lịch sử cho đến khi giới khảo cổ khai quật nó vào năm 1881.
Timgad là một thành phố của La Mã nằm ở Algeria. Nơi đây được hoàng đế Trajan thành lập vào năm 100. Người Vandal đã xâm chiếm được thành phố này vào thế kỷ 5. Sau đó, vào thế kỷ 7, người Berber đã chiếm được vùng đất Timgad. Vì vậy, thành phố La Mã thịnh vượng trên đã biến mất khỏi lịch sử cho đến khi giới khảo cổ khai quật nó vào năm 1881. 

Thiên tài nào có chỉ số IQ cao nhất thế giới?

(Kiến Thức) - William James Sidis, Terence Tao... là những thần đồng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng và sớm bộc lộ tài năng từ khi còn rất nhỏ.

Thiên tài nào có chỉ số IQ cao nhất thế giới?
William James Sidis là người có chỉ số IQ cao 250 - 300. Thiên tài này sinh năm 1898 tại New York, Mỹ, bắt đầu đọc báo lúc 18 tháng tuổi. Khi lên 9 tuổi, William tham gia hội nghị chuyên đề của ĐH Havard về không gian 4 chiều. Đến năm 11 tuổi, ông được nhận vào ĐH Havard và tốt nghiệp năm 16 tuổi. William trở thành giáo sư toán tại ĐH Rice nhưng do bị sinh viên chê là “giáo sư trẻ con” nên ông đã từ bỏ sự nghiệp đứng trên bục giảng.
 William James Sidis là người có chỉ số IQ cao 250 - 300. Thiên tài này sinh năm 1898 tại New York, Mỹ, bắt đầu đọc báo lúc 18 tháng tuổi. Khi lên 9 tuổi, William tham gia hội nghị chuyên đề của ĐH Havard về không gian 4 chiều. Đến năm 11 tuổi, ông được nhận vào ĐH Havard và tốt nghiệp năm 16 tuổi. William trở thành giáo sư toán tại ĐH Rice nhưng do bị sinh viên chê là “giáo sư trẻ con” nên ông đã từ bỏ sự nghiệp đứng trên bục giảng. 

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới