Kết luận này được rút ra sau nghiên cứu tiến hành ở Recife, thành phố ở tâm chấn Zika tại Brazil.
Chuyên gia Constancia Ayres, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết trong một cuộc họp báo rằng họ đã tìm thấy bằng chứng virus Zika ký sinh trong muỗi Culex thu được ngoài trời. Để tiến hành nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã thu thập khoảng 500 con muỗi với khoảng 85% là muỗi Culex. Sau đó, các nhà khoa học đã cho những con muỗi thu được này hút máu các vật chủ. Kết quả phát hiện, 3 trong số mẫu vật chủ đã bị nhiễm Zika.
Loài muỗi Culex quinquefasciatus phổ biến gơn gấp 20 lần so với loài muỗi Aedes aegypt. |
Phát hiện này dấy lên nguy cơ đáng báo động, khiến cho cuộc chiến chống virus Zika trở nên khó khăn hơn.
Loài muỗi Culex quinquefasciatus phổ biến gơn gấp 20 lần so với loài muỗi Aedes aegypt - vật trung gian lây truyền virus Zika mà các nhà khoa học khẳng định trước đó.
Các chuyên gia cho biết, họ cần thực hiện thêm nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát nữa trước khi xác định khả năng truyền Zika của muỗi Culex.
Loài muỗi Culex quinquefasciatus khá phổ biến ở Việt Nam, chúng gây nhiều phiền hà trong sinh hoạt của con người, đồng thời cũng là trung gian truyền bệnh giun chỉ bạch huyết Wuchereria bancrofti. Muỗi thích đẻ trứng ở những nơi nước bẩn, có nhiều chất hữu cơ như chất thải, phân, cây mục...
Ở nhiều nước đang phát triển, muỗi Culex quinquefasciatus hiện diện và hoạt động phổ biến tại các đô thị phát triển nhanh, nơi có hệ thống thoát nước và vệ sinh không được bảo đảm.
Mời độc giả xem video: Những điều cần biết về virus Zika: