(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài chuột chù voi mới tại vùng sa mạc hẻo lánh ở miền tây nam châu Phi.
Hà Vũ (theo DM)
Loài chuột chù voi Macroscelides micus.
Các nhà khoa học thuộc Viện khoa học California (Mỹ) đã phát hiện một loài chuột chù voi mới, được đặt tên là Macroscelides micus tại vùng sa mạc Namib ở Namibia. Đây là loài chuột chù voi thứ 3 được phát hiện trong tự nhiên trong vòng 1 thập kỷ qua.
Được cho là thành viên nhỏ nhất trong số 19 loài chuột chù voi (Macroscelidea) được phát hiện cho đến nay, Macroscelides micus trên thực tế có gen gần với loài voi hơn loài chuột chù. Nó có màu nâu đỏ, tai tròn và mũi dài như voi.
Hai chuyên gia Jack Dumbacher và Galen Rathbun đã bị thu hút bởi ngoại hình lạ thường của loài chuột Macroscelides micus và sau đó họ tiến hành so sánh đặc điểm ngoại hình và gen của nó với những loài chuột khác cùng họ tại viện bảo tàng quốc gia Namibia, trước xác định đó là một loài hoàn toàn mới.
“Sự khác nhau giữa loài mới và những loại được phát hiện trước đây rất nhỏ”, tiến sĩ Dumbacher cho biết. “Về mặt cấu tạo gen, Macroscelides micus rất khác những loài cùng họ. Điều này chứng tỏ nhiều vùng trên thế giới còn nhiều loài động vật có vú chưa được phát hiện.”
Loài chuột chù voi chỉ sống ở châu Phi và mặc dù kích cỡ nhỏ, nhưng chúng có họ gần với loài voi, lợn biển và lợn đất hơn là loài chuột chù.
(Kiến Thức) - Những chiếc đùi ếch được “sơ chế” sạch sẽ nằm trên đĩa nhưng vẫn có thể cử động khá linh hoạt.
Ba cặp đùi ếch được sơ chế sạch sẽ nhưng vẫn còn sự sống
Mặc dù bị lột da, cắt bỏ hết các bộ phận, hai chiếc đùi ếch vẫn chưa thực sự "chết hẳn". Trong những chiếc đùi này vẫn còn có sự sống và bạn có thể kiểm nghiệm nó với một chút muối. Ion natri có trong muối sẽ là tác nhân kích thích hoạt động giống như các tín hiệu từ não bộ và các dây thần kinh, gây ra cảm giác rát cháy. Do vẫn còn năng lượng trong các tế bào nên cơ bắp hai đùi của ếch bắt đầu co giật để đáp lại tín hiệu, gây nên hiện tượng đùi ếch “khiêu vũ”. Cùng xem video để thấy rõ hiện tượng thú vị này.
Khi phương trình toán học được trình bày dưới dạng 3D
(Kiến Thức) - Từ đầu thế kỷ 19, các nhà toán học bắt đầu tìm cách trình bày phương trình toán học trong không gian ba chiều và cho ra đời những mô hình tuyệt diệu.
Trong mô hình này, mỗi đường dốc, đường nghiêng được mã hóa trong một phương trình duy nhất.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.