Phát hiện hoá thạch thuỷ quái biển sâu, giật mình vì sự thật đau đớn

Phát hiện hoá thạch thuỷ quái biển sâu, giật mình vì sự thật đau đớn

Phân tích các vết cắn trên hóa thạch loài thủy quái sống cách đây 240 triệu năm cho thấy một kẻ săn mồi khác đã tấn công từ trên cao và cắn đứt cổ nó ra làm hai.

Loài  thủy quái bị cắn trong nghiên cứu thuộc loài Tanystropheus hydroides - một loài bò sát biển có thể dài tới 6 mét. Nó là một kẻ săn mồi phục kích, ăn cá và mực ở một đầm phá nhiệt đới vào giữa kỷ Tam Điệp (247 đến 237 triệu năm trước).
Loài thủy quái bị cắn trong nghiên cứu thuộc loài Tanystropheus hydroides - một loài bò sát biển có thể dài tới 6 mét. Nó là một kẻ săn mồi phục kích, ăn cá và mực ở một đầm phá nhiệt đới vào giữa kỷ Tam Điệp (247 đến 237 triệu năm trước).
Tanystropheus có chiếc cổ cực dài; trong một số trường hợp, cổ của chúng có thể dài gấp ba lần thân. Con quái vật biển này đến từ địa điểm hóa thạch Monte San Giorgio, nằm ở biên giới Thụy Sĩ và Ý.
Tanystropheus có chiếc cổ cực dài; trong một số trường hợp, cổ của chúng có thể dài gấp ba lần thân. Con quái vật biển này đến từ địa điểm hóa thạch Monte San Giorgio, nằm ở biên giới Thụy Sĩ và Ý.
Stephan Spiekman, nhà cổ sinh vật học có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgart, Đức, đang nghiên cứu hai mẫu vật Tanystropheus như một phần của nghiên cứu tiến sĩ của mình tại Bảo tàng Cổ sinh vật học của Đại học Zurich, Thụy Sĩ.
Stephan Spiekman, nhà cổ sinh vật học có xương sống tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgart, Đức, đang nghiên cứu hai mẫu vật Tanystropheus như một phần của nghiên cứu tiến sĩ của mình tại Bảo tàng Cổ sinh vật học của Đại học Zurich, Thụy Sĩ.
Loài đầu tiên mà ông nghiên cứu chính là T. hydroides, trong khi loài thứ hai là T. longobardicus - một loài nhỏ hơn dài khoảng 1,5m. Xem xét kỹ hơn các hóa thạch cho thấy cổ con vật đã bị cắt đứt, với một vết cắn chí mạng rõ ràng.
Loài đầu tiên mà ông nghiên cứu chính là T. hydroides, trong khi loài thứ hai là T. longobardicus - một loài nhỏ hơn dài khoảng 1,5m. Xem xét kỹ hơn các hóa thạch cho thấy cổ con vật đã bị cắt đứt, với một vết cắn chí mạng rõ ràng.
Spiekman và Eudald Mujal, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgart, đã phân tích các vết cắn và vết gãy xương để tìm ra điều gì đã xảy ra với loài thủy quái cổ đại này. Phát hiện cho thấy chúng đã bị tấn công bởi một kẻ săn mồi khác dường như đã nhắm vào chiếc cổ dài của chúng như một điểm yếu trên cơ thể.
Spiekman và Eudald Mujal, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgart, đã phân tích các vết cắn và vết gãy xương để tìm ra điều gì đã xảy ra với loài thủy quái cổ đại này. Phát hiện cho thấy chúng đã bị tấn công bởi một kẻ săn mồi khác dường như đã nhắm vào chiếc cổ dài của chúng như một điểm yếu trên cơ thể.
Spiekman chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm thấy hai vết thủng ở chính xác nơi cổ bị gãy và cổ bị gãy theo một đường chéo đơn lẻ. Điều này cho thấy rằng cổ đã bị cắn đứt chỉ trong một vết cắn chí mạng."
Spiekman chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm thấy hai vết thủng ở chính xác nơi cổ bị gãy và cổ bị gãy theo một đường chéo đơn lẻ. Điều này cho thấy rằng cổ đã bị cắn đứt chỉ trong một vết cắn chí mạng."
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cuộc tấn công xảy ra từ trên cao, kẻ săn mồi đã sà xuống và cắn vào cổ để chặt đầu Tanystropheus. Kẻ săn mồi đã nhắm vào những chiếc cổ dài để nhanh chóng giết chết Tanystropheus và ăn thịt chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cuộc tấn công xảy ra từ trên cao, kẻ săn mồi đã sà xuống và cắn vào cổ để chặt đầu Tanystropheus. Kẻ săn mồi đã nhắm vào những chiếc cổ dài để nhanh chóng giết chết Tanystropheus và ăn thịt chúng.
Bằng cách đo khoảng cách giữa các vết thủng của răng, các nhà khoa học có thể so sánh kích thước vết cắn với những kẻ săn mồi lớn sống trong khu vực vào thời điểm đó và tìm ra thủ phạm.
Bằng cách đo khoảng cách giữa các vết thủng của răng, các nhà khoa học có thể so sánh kích thước vết cắn với những kẻ săn mồi lớn sống trong khu vực vào thời điểm đó và tìm ra thủ phạm.
Danh sách thủ phạm cuối cùng bao gồm Cymbospondylus buchseri, loài thằn lằn cá có thể dài đến 5,5 m và Nothosaurus giganteus, loài bò sát khổng lồ dài 7 m.
Danh sách thủ phạm cuối cùng bao gồm Cymbospondylus buchseri, loài thằn lằn cá có thể dài đến 5,5 m và Nothosaurus giganteus, loài bò sát khổng lồ dài 7 m.
Khả năng thứ ba là Helveticosaurus zollingeri, động vật ăn thịt 3,6 m có chi trước rất khỏe, chiếc đuôi linh hoạt và mõm đầy răng nhọn.
Khả năng thứ ba là Helveticosaurus zollingeri, động vật ăn thịt 3,6 m có chi trước rất khỏe, chiếc đuôi linh hoạt và mõm đầy răng nhọn.
Mời quý độc giả xem video: Ngắm những bộ ria độc dị và hài hước nhất vương quốc động vật. Nguồn: Kienthucnet.

GALLERY MỚI NHẤT