Phát hiện hàng trăm kg thịt gà tẩm hàn the

Cơ sở kinh doanh có 400 kg thịt gà tẩm hàn the đã bị Công an TP Cần Thơ phát hiện, quyết định xử phạt hành chính số tiền gần 40 triệu đồng. 

Phát hiện hàng trăm kg thịt gà tẩm hàn the
Hôm nay 2/12, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an TP Cần Thơ đề nghị giám đốc ký quyết định xử phạt hành chính số tiền gần 40 triệu đồng đối với bà Huỳnh Ngọc Hoa (ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) về các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phat hien hang tram kg thit ga tam han the
 Số thịt gà tẩm hàn the chế biến cần cống thoát nước. Ảnh: C.A
Trước đó, vào ngày 17/11, PC49 kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Hoa đã phát hiện cơ sở này có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở có 7 lao động chế biến thịt gà nhưng không mang đồ bảo hộ lao động theo quy định. 
Trong quá trình sơ chế sản phẩm, thịt gà được tẩm, ướp hàn the để giữ độ tươi và dai hơn. Số thịt gà gần 400 kg đang chế biến ngay khu vực miệng cống thoát nước.
Phat hien hang tram kg thit ga tam han the-Hinh-2
 Gần 10 kg hàn the được chủ cơ sở trộn vào thịt gà. Ảnh: C.A
Đoàn kiểm tra thu mẫu thịt gà, nước giếng khoan (dùng để rửa thịt gà), tạm giữ 10 kg hàn the. Kết quả phân tích cho thấy sản phẩm thịt gà có chứa hàn the.
Ngoài yêu cầu xử phạt, PC49 còn đề nghị đình chỉ hoạt động cơ sở này 4 tháng, tiêu huỷ 10 kg hàn the cùng 400 kg thịt gà chứa hàn the.

Ảnh hiếm: Bình Nhưỡng đầu thế kỷ XX

Ảnh hiếm: Bình Nhưỡng đầu thế kỷ XX
Trong những năm đầu thế kỷ XX, Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó được gọi là Heijo trong thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng những cụ ông sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng thời đó vẫn đủ sức xẻ gỗ làm đồ mộc cùng với trai tráng.
 Trong những năm đầu thế kỷ XX, Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó được gọi là Heijo trong thời kỳ bị Nhật chiếm đóng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng những cụ ông sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng thời đó vẫn đủ sức xẻ gỗ làm đồ mộc cùng với trai tráng.

Hình ảnh cổng phía Đông Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó gọi là cổng Taedong được xây dựng vào năm 1635 sau khi Nhật Bản chiếm đóng. Theo Lonely Planet, đây là một trong những công trình có kiến trúc lâu đời nhất ở Triều Tiên.
 Hình ảnh cổng phía Đông Thủ đô Bình Nhưỡng khi đó gọi là cổng Taedong được xây dựng vào năm 1635 sau khi Nhật Bản chiếm đóng. Theo Lonely Planet, đây là một trong những công trình có kiến trúc lâu đời nhất ở Triều Tiên.

Vào thời kỳ đó, có khoảng 200.000 người sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Cho đến sau khi chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bình Nhưỡng mới được xây dựng lại thành thủ đô như ngày nay chúng ta được thấy.
 Vào thời kỳ đó, có khoảng 200.000 người sống ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Cho đến sau khi chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên kết thúc năm 1953, Bình Nhưỡng mới được xây dựng lại thành thủ đô như ngày nay chúng ta được thấy.

Một người bán hàng rong bán hàng trên vỉa hè Bình Nhưỡng.
 Một người bán hàng rong bán hàng trên vỉa hè Bình Nhưỡng.

Đây là hình ảnh trên một tấm bưu thiếp ghi tiếng Anh và Nhật mô tả hai cô gái đứng ở lầu Chongryu – một danh lam thắng cảnh của Triều Tiên nằm trên vách đá Chongryu và nhìn ra sông Taedong. Những kiến trúc cổ đặc trưng châu Á xuất hiện nhiều trong các bức ảnh thời xưa, đối lập với phong cách vuông vắn và đồ sộ kiểu Liên Xô trong các công trình thời nay của Bình Nhưỡng.
 Đây là hình ảnh trên một tấm bưu thiếp ghi tiếng Anh và Nhật mô tả hai cô gái đứng ở lầu Chongryu – một danh lam thắng cảnh của Triều Tiên nằm trên vách đá Chongryu và nhìn ra sông Taedong. Những kiến trúc cổ đặc trưng châu Á xuất hiện nhiều trong các bức ảnh thời xưa, đối lập với phong cách vuông vắn và đồ sộ kiểu Liên Xô trong các công trình thời nay của Bình Nhưỡng.

Một người đàn ông bắt cá trên dòng sông đóng băng. Món canh cá hồi bắt được từ sông Taedong là món ăn đặc trưng của người dân Bình Nhưỡng và truyền thống câu cá trên băng từ các con sông trong mùa đông vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay ở Triều Tiên. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng tổ chức một lễ hội câu cá trên dòng sông băng hàng năm.
 Một người đàn ông bắt cá trên dòng sông đóng băng. Món canh cá hồi bắt được từ sông Taedong là món ăn đặc trưng của người dân Bình Nhưỡng và truyền thống câu cá trên băng từ các con sông trong mùa đông vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay ở Triều Tiên. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng tổ chức một lễ hội câu cá trên dòng sông băng hàng năm.

Hai cậu bé Triều Tiên chơi ở sân trường. Khi Nhật Bản đến bán đảo Triều Tiên, họ tìm cách xóa sổ bản sắc dân tộc của dân bản địa nên cấm dạy tiếng của quốc gia này tại các trường học. Đồng thời họ phải đặt cho mình tên của người Nhật Bản.
 Hai cậu bé Triều Tiên chơi ở sân trường. Khi Nhật Bản đến bán đảo Triều Tiên, họ tìm cách xóa sổ bản sắc dân tộc của dân bản địa nên cấm dạy tiếng của quốc gia này tại các trường học. Đồng thời họ phải đặt cho mình tên của người Nhật Bản. 

Người dân Bình Nhưỡng tụ tập nói chuyện, chơi đùa ở cổng thành Chilsong
 Người dân Bình Nhưỡng tụ tập nói chuyện, chơi đùa ở cổng thành Chilsong

Một bữa cơm truyền thống của người Triều Tiên gồm cơm trắng và cá nhỏ.
 Một bữa cơm truyền thống của người Triều Tiên gồm cơm trắng và cá nhỏ.

Nông dân ngồi nghỉ trên cánh đồng. Thành quả nông nghiệp của Triều Tiên những năm đầu thế kỷ XX đều được dùng để cung ứng cho Nhật Bản. Ngày nay, diện tích trồng trọt ở nước này chỉ còn 25% tổng diện tích đất và nền nông nghiệp không mấy phát triển.
 Nông dân ngồi nghỉ trên cánh đồng. Thành quả nông nghiệp của Triều Tiên những năm đầu thế kỷ XX đều được dùng để cung ứng cho Nhật Bản. Ngày nay, diện tích trồng trọt ở nước này chỉ còn 25% tổng diện tích đất và nền nông nghiệp không mấy phát triển.

Các bé gái Triều Tiên chơi đùa, tết tóc cho nhau trước cửa trường học. Đầu thế kỷ XX, các nhà truyền giáo phương tây mở cửa trường học dành cho các em gái, thay đổi so với chế độ phong kiến trước đó.
 Các bé gái Triều Tiên chơi đùa, tết tóc cho nhau trước cửa trường học. Đầu thế kỷ XX, các nhà truyền giáo phương tây mở cửa trường học dành cho các em gái, thay đổi so với chế độ phong kiến trước đó.

Một phần phong cảnh thiên nhiên ở Bình Nhưỡng. Khoảng 80% diện tích Triều Tiên được bao phủ bởi những ngọn núi và nhiều câu chuyện gắn liền với những ngọn núi ở đây. Cụ thể, Chủ tịch Kim Nhật Thành được cho là khởi đầu cuộc chiến đấu chống Nhật từ một ngọn núi và nhà lãnh đạo Kim Jong-il cũng được sinh ra ở ngọn núi đó.
 Một phần phong cảnh thiên nhiên ở Bình Nhưỡng. Khoảng 80% diện tích Triều Tiên được bao phủ bởi những ngọn núi và nhiều câu chuyện gắn liền với những ngọn núi ở đây. Cụ thể, Chủ tịch Kim Nhật Thành được cho là khởi đầu cuộc chiến đấu chống Nhật từ một ngọn núi và nhà lãnh đạo Kim Jong-il cũng được sinh ra ở ngọn núi đó.

Chị địu em để bố mẹ đi làm.
 Chị địu em để bố mẹ đi làm.
Một người đàn ông Bình Nhưỡng cưỡi lừa và ăn mặc trang phục truyền thống thời bấy giờ với chiếc mũ “gat” đặc trưng. Mũ này thường được làm từ lông ngựa và tre, có nguồn gốc từ thời phong kiến Choson và được đội để phân biệt đẳng cấp.
 Một người đàn ông Bình Nhưỡng cưỡi lừa và ăn mặc trang phục truyền thống thời bấy giờ với chiếc mũ “gat” đặc trưng. Mũ này thường được làm từ lông ngựa và tre, có nguồn gốc từ thời phong kiến Choson và được đội để phân biệt đẳng cấp.


Một cô gái trẻ Bình Nhưỡng bên khung cửi. Cho đến tận bây giờ, kinh tế Triều Tiên vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dệt và là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của nước này bị hạn chế bởi những lệnh trừng phạt và cấm vận của cộng đồng quốc tế.
 Một cô gái trẻ Bình Nhưỡng bên khung cửi. Cho đến tận bây giờ, kinh tế Triều Tiên vẫn phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dệt và là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đất nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu hàng dệt may của nước này bị hạn chế bởi những lệnh trừng phạt và cấm vận của cộng đồng quốc tế.

Một người đàn ông ở Bình Nhưỡng mặc trang phục truyền thống thời kỳ đó.
 Một người đàn ông ở Bình Nhưỡng mặc trang phục truyền thống thời kỳ đó.

Bí mật liên quan tới cái chết Chủ tịch Kim Nhật Thành (2)

Một chiếc máy bay trực thăng lập tức được lệnh lên đường tới đón Kim Nhật Thành. Nhưng đêm đó, mưa tuyết dày đặc, chiếc trực thăng đã bị đâm vào núi.

Bí mật liên quan tới cái chết Chủ tịch Kim Nhật Thành (2)
Kỳ cuối: Chiếc máy bay trực thăng rơi và...

Ảnh hiếm: Hai miền Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới 2

(Kiến Thức) - Buổi triển lãm "Crow's Eye View: The Korean Peninsula" trưng bày nhiều tác phẩm ghi lại con đường phát triển của 2 miền Triều Tiên trước và sau khi bị chia cắt.

Ảnh hiếm: Hai miền Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới 2
Ông Minsuk Cho là người phụ trách triển lãm, đã tìm cách liên hệ với các học giả từ Triều Tiên và Hàn Quốc để cùng nhau trưng bày những bức ảnh lột tả con đường phát triển của hai miền Triều Tiên. Ông Minsuk đã biến nó thành cuộc hợp tác đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên.
Ông Minsuk Cho là người phụ trách triển lãm, đã tìm cách liên hệ với các học giả từ Triều Tiên và Hàn Quốc để cùng nhau trưng bày những bức ảnh lột tả con đường phát triển của hai miền Triều Tiên. Ông Minsuk đã biến nó thành cuộc hợp tác đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.