Một số loài động vật có khả năng hiểu được con số. Nhưng có nhiều con số rất khó định nghĩa và nắm bắt, ví dụ như số "0". Thực tế trong suốt chiều dài lịch sử loài người, chúng ta đã phải mất rất lâu mới có thể tạo ra số "0" trong hệ số đếm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học RMIT, Úc đã phát hiện bằng chứng cho thấy, loài ong có thể là loài côn trùng đặc biệt hiểu được khái niệm phức tạp về con số "0".
Toán học được tạo ra để hỗ trợ con người trong việc tính toán và đếm số. Nhưng khi bạn không có gì thì bạn cũng chẳng thể đếm, đó là cách sử dụng của con số "0" trong thực tế. Đôi khi số "0" còn đại diện cho một thứ rất ít và hầu như không có.
Không phải loài động vật nào cũng hiểu được số "0" và tính ứng dụng của nó. Nhưng kỳ lạ thay, một loài côn trùng cả đời chỉ miệt mài xây tổ và kiếm mật hoa như ong lại có thể hiểu được điều này.
Nhà khoa học Scarlett Howard và các đồng nghiệp tại Đại học RMIT, Melbourne tin rằng, việc nghiên cứu cách một số loài vật hiểu ý nghĩa về số "0" sẽ tạo cơ sở phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ mới.
Não người có 86 triệu tế bào thần kinh, trong khi não của loài ong chỉ có hơn 1 triệu tế bào thần kinh. Điều này tạo nên sự chênh lệch và khó khăn khi nghiên cứu. Nhưng các nhà khoa học đã thiết kế một thiết bị thử nghiệm đặc biệt, có khả năng đánh giá được nhận thức của loài ong.
Những con ong tham gia thử nghiệm đều được huấn luyện. Chúng được lệnh phải chọn một hình ảnh có con số thấp hơn. Phần thưởng cho mỗi lần lựa chọn đúng là dung dịch đường saccarose..
Ý tưởng của thí nghiệm khá đơn giản khi những con ong chỉ việc lựa chọn một con số thấp hơn giữa hai hình ảnh. Ví dụ hình ảnh thể hiện con số 3 và 4, ong sẽ phải lựa chọn con số 3. Những con ong trải qua xuất sắc bài kiểm tra trong 80% thời gian.
Hiện tượng kỳ dị trên biển xảy ra đã trăm năm nhưng khoa học chưa thể giải mã hoàn chỉnh!
Mải đi săn, khi trở về nhà báo mẹ bất lực chứng kiến cảnh tượng không thể đau đớn hơn!
Nhưng có một điểm mấu chốt, các nhà khoa học không dạy loài ong về cách phản ứng ra sao với con số 0.
Khi tới bài thử nghiệm về con số 0, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra một tờ giấy trắng, đại diện cho số "0". Thú vị thay, đa số những con ong lại bay tới và lựa chọn số 0 chứ không phải là con số 1 hoặc 2,3.
Về cơ bản, điều này có nghĩa loài ong hiểu được ý nghĩa của con số "0" đại diện cho điều gì. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT sẽ còn rất nhiều điều phải tìm hiểu trước khi đưa ra một kết luận cuối cùng.
Nếu ong có thể hiểu được các kiến thức toán học phức tạp như vậy thì hệ thống AI hoàn toàn có thể làm được điều tương tự hoặc hơn thế. Nền văn minh của loài người đã phải mất rất lâu để tìm ra và hiểu được ý nghĩa của con số "0".
Việc loài ong với số lượng tế bào thần kinh ít hơn con người nhưng lại có khả năng hiểu được số "0" quả là điều phi thường.
Nếu hiểu được cơ chế này hoạt động ra sao, chúng ta có thể tạo ra những AI ngày càng thông minh hơn.
Nghiên cứu một lần nữa khiến giới khoa học có cái nhìn khác về thế giới tự nhiên. Nếu như trước đây, con người thường có xu hướng khẳng định động vật có vú và chim là những loài thông minh nhất, do bộ não có cấu trúc phức tạp thì giờ đây, quan niệm này có thể sớm thay đổi.