Phát hiện âm mưu mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa

Trung Quốc thay đổi từ ngữ dùng trong quy định hàng hải, xem mạch đường biển giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) là khu vực “bờ biển” thay vì “ngoài khơi”.

Phát hiện âm mưu mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa
Trung Quốc vừa có một bước đi mang đầy tính âm mưu ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này đang chiếm đóng trái phép.
Theo thông tin từ báo South China Morning Post (SCMP), Trung Quốc đã thay đổi từ ngữ dùng trong quy định hàng hải, xem mạch đường biển giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa là khu vực “bờ biển” thay vì “ngoài khơi”.
Sự thay đổi từ ngữ này xuất hiện trong phiên bản sửa đổi của một quy định – có từ năm 1974 – liên quan đến các nguyên tắc kỹ thuật cho tàu thuyền di chuyển trên biển. Thay đổi này có hiệu lực từ ngày 1-8.
Quy định sửa đổi này nối hai điểm ở đảo Hải Nam và ba điểm ở quần đảo Hoàng Sa và xem đó như bờ biển.
Phat hien am muu moi cua Trung Quoc o Hoang Sa
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép. Ảnh: REUTERS 
SCMP dẫn ý kiến nhiều nhà quan sát cho rằng bước đi là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn đưa vùng biển tranh chấp vào quyền kiểm soát của mình càng nhiều càng tốt.
Theo ông Zhang Jie – chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì bước đi này có thể nhằm củng cố hơn sự quản lý (trái phép - PV) của Bắc Kinh với quần đảo Hoàng Sa.
“Thậm chí dù nó không trực tiếp giúp tăng cường kiểm soát thì nó cũng có tác động này” – theo ông Zhang.
Nhà nghiên cứu Collin Koh tại trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại trường đại học công nghệ Nanyang (Singapore) cũng đồng ý nhận định của ông Zhang.
“Có thể điều này không phải là chuyện ngạc nhiên, đặc biệt sau khi Bắc Kinh thông báo lập (trái phép – PV) các đơn vị hành chính ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” – ông Koh nói.
Thời gian gần đây Trung Quốc có nhiều bước đi sử dụng luật nội địa để mong hợp thức hóa yêu sách chủ quyền (trái phép – PV) của mình ở Biển Đông và tăng ảnh hưởng ở khu vực.
Từ năm 2010 Trung Quốc đã lập bảy tòa án hàng hải mà một trong số đó nằm ở cái mà nước này gọi là TP Tam Sa mà nước này xem đó là một TP thuộc tỉnh Hải Nam. Trung Quốc đơn phương thành lập cái gọi là TP Tam Sa với trụ sở chính quyền đặt ở đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa) năm 2012 để quản lý trái phép quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), và cả bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng một số vùng biển xung quanh.
Năm 2013, Trung Quốc đưa một số cơ quan hàng hải vào chịu sự kiểm soát chung của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này. Năm 2017 Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán của nước này mở rộng ra toàn bộ các khu vực nằm dưới sự kiểm soát chủ quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng lớn từ cộng đồng thế giới vì yêu sách chủ quyền phi pháp ở gần như toàn bộ Biển Đông.
Đầu tháng này Mỹ và Úc đã chính thức tuyên bố phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc là không phù hợp với luật quốc tế.

Việt Nam lên tiếng việc tàu Mỹ đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời về việc tàu USS McCampbell đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam lên tiếng việc tàu Mỹ đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa
Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Viet Nam len tieng viec tau My di qua khu vuc quan dao Hoang Sa
USS McCampbell trong một vụ thử hệ thống phòng không. Ảnh: Hải quân Mỹ 

Việt Nam phản đối quyết định đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông

Ngày 4/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc áp dụng cấm đánh bắt cá từ ngày 1/5 đến ngày 16/8/2019 ở khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm một số vùng biển của Việt Nam.

Việt Nam phản đối quyết định đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc xây trạm nghiên cứu trên hai hòn đảo ở Trường Sa

(Kiến Thức) - Trả lời về phản ứng của Việt Nam trước thông tin trên báo chí Trung Quốc về việc nước này đã triển khai hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu-bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.

Phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc xây trạm nghiên cứu trên hai hòn đảo ở Trường Sa
Ngày 26/3, trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao về việc cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin trên báo chí Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã triển khai hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập và Đá Xu-bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.