Phát hiện 2 loài “sát thủ” phóng điện vùng Amazon

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện ra hai loài cá dao mới có khả năng phóng điện, sinh sống ở dưới các bè cỏ nổi theo rìa sông Amazon.

Hai loài này có tên khoa học là Brachyhypopomus bennetti và Brachyhypopomus walteri. Chúng có đặc điểm giống loài cá chình điện (Electrophorus electricus) nổi tiếng của Nam Mỹ. Nhưng nếu ở cá chình có khả năng phóng một luồng điện mạnh lên đến 600 volt thì ở hai loài mới chỉ có thể tạo ra các xung điện ở ngưỡng vài trăm mv từ một cơ quan dạng sợi trong cơ thể kéo dài đến tận đuôi.

Cá dao Brachyhypopomus bennetti có khả năng phóng điện theo cách giống với loài lươn điện đáng sợ ở Amazon
 Cá dao Brachyhypopomus bennetti có khả năng phóng điện theo cách giống với loài lươn điện đáng sợ ở Amazon

Cơ chế tạo điện của loài cá mới dựa trên những tế bào thụ thể ở da và sau đó tạo ra điện trường để nhận biết những vật thể ở gần. Những xung điện này thường được nhìn thấy vào ban đêm. Nhưng do xung điện quá ngắn và quá yếu nên không thể cảm nhận được bằng cảm ứng. Tuy nhiên riêng đối với các cá thể trong loài, xung điện lại là tín hiệu quan trọng để truyền tải thông tin loài và giới tính để các con cá dao điện khác nhận biết.

Theo Tiến sĩ John Sullivan từ Đại học Cornell cho biết, “sự khác biệt nổi bất giữa hai loài nhìn giống hệt nhau này là ở các cơ quan đóng vai trò phóng các xung điện. Nếu như không có những đặc điểm này, chúng tôi chắc chắn có thể nghĩ rằng chúng là một loài duy nhất. Trong khi Brachyhypopomus bennetti có một cơ quan phóng điện lớn hơn, với đuôi ngắn chứa nhiều chất béo và tạo ra một dòng điện một pha. Còn Brachyhypopomus walteri có đuôi dài, mỏng và có thể phát dòng điện hai pha”.

Cá dao điện Brachyhypopomus walteri có khả năng phát ra xung điện hai pha.
 Cá dao điện Brachyhypopomus walteri có khả năng phát ra xung điện hai pha.

Đặc biệt cơ quan phóng điện của loài Brachyhypopomus bennetti mới rất bất thường. Hầu hết các loài loại cá dao phóng điện ở dạng sóng khi nó ở điện âm và điện dương. Nhưng loài này lại tạo ra điện chủ yếu ở dạng xoay chiều cho thấy nó không có tín hiệu cực âm hay cực dương.

Nguyên nhân có thể do dòng điện hai pha giảm đi theo hướng một chiều là để loài cá này thích nghi với môi trường cũng giống như các loài cá săn mồi sử dụng như cá tra và cá chình điện. Chúng có chứa các loại hạt phát điện nhạy cảm với dòng điện một chiều. Hay như loài lươn điện đáng sợ ở Amazon cũng có dòng điện xoay chiều một pha có thể gây choáng con mồi và tự vệ.

Theo giải thuyết này, Tiến sĩ Philip Stoddard từ Đại học Quốc tế Florida cho rằng, rất có thể các loài cá dao Brachyhypopomus bennetti mới phát triển bắt chước loài lươn điện, để các loài cá ăn thịt có thể nhận diện và tự phải tìm cách tránh xa.

Cận cảnh cá voi sát thủ săn cá nhà táng khổng lồ

Nếu như loài cá hổ kình mà sống trên cạn, ắt hẳn chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối. Đây là loài cá rất thông minh, có tính bầy đàn cao, chúng thường tấn công các con cá voi và cá mập, thậm chí là cả hải cẩu trên những tảng băng trôi ở Nam Cực.
 Nếu như loài cá hổ kình mà sống trên cạn, ắt hẳn chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối. Đây là loài cá rất thông minh, có tính bầy đàn cao, chúng thường tấn công các con cá voi và cá mập, thậm chí là cả hải cẩu trên những tảng băng trôi ở Nam Cực.

“Cá hổ kình tấn công cá nhà táng là điều rất ít khi được chứng kiến và ghi nhận”- Robert Pitman, một nhà sinh thái học biển của Trung tâm khoa học nghề cá tây nam thuộc Ban quản lý trời-biển quốc gia, Mỹ cho biết.
 “Cá hổ kình tấn công cá nhà táng là điều rất ít khi được chứng kiến và ghi nhận”- Robert Pitman, một nhà sinh thái học biển của Trung tâm khoa học nghề cá tây nam thuộc Ban quản lý trời-biển quốc gia, Mỹ cho biết.

Đây là lần đầu tiên cuộc đại chiến như thế này được ghi nhận lại.
 Đây là lần đầu tiên cuộc đại chiến như thế này được ghi nhận lại.


Trong vòng 30 phút, 5 con cá hổ kình liên tục tấn công 6 con cá nhà táng, đập và cắn chúng.
 Trong vòng 30 phút, 5 con cá hổ kình liên tục tấn công 6 con cá nhà táng, đập và cắn chúng.

“Trên thế giới, có rất ít nhóm cá hổ kình có khả năng tấn công được cá nhà táng và lũ con của chúng”-Pitman nói.
 “Trên thế giới, có rất ít nhóm cá hổ kình có khả năng tấn công được cá nhà táng và lũ con của chúng”-Pitman nói.

Cá nhà táng thường lớn hơn và có khả năng lặn sâu, lặn lâu hơn so với cá hổ kình. Những chiếc đuôi đầy sức mạnh của chúng cũng là một khó khăn đối với kẻ thù.
 Cá nhà táng thường lớn hơn và có khả năng lặn sâu, lặn lâu hơn so với cá hổ kình. Những chiếc đuôi đầy sức mạnh của chúng cũng là một khó khăn đối với kẻ thù.

“Một cú vẫy đuôi của cá nhà táng có thể khiến tính mạng cá hổ kình lâm nguy. Hơn nữa, dù kích thước ngoại cỡ và những chiếc răng đầy ấn tương, cá nhà táng lại khá nhút nhát và sợ hãi khi cá hổ kình xuất hiện. Chúng thường không trực tiếp tấn công cá hổ kình bằng một cú vẫy đuôi”.
 “Một cú vẫy đuôi của cá nhà táng có thể khiến tính mạng cá hổ kình lâm nguy. Hơn nữa, dù kích thước ngoại cỡ và những chiếc răng đầy ấn tương, cá nhà táng lại khá nhút nhát và sợ hãi khi cá hổ kình xuất hiện. Chúng thường không trực tiếp tấn công cá hổ kình bằng một cú vẫy đuôi”.

Heinrichs và đồng nghiệp của mình đã thấy một chiếc vây khổng lồ của cá hổ kình trồi lên mặt nước và sau đó họ thấy một nhóm cá nhà táng đang co cụm lại trong tư thế tự vệ tại vùng biển ngoài khơi Sri Lanka.
 Heinrichs và đồng nghiệp của mình đã thấy một chiếc vây khổng lồ của cá hổ kình trồi lên mặt nước và sau đó họ thấy một nhóm cá nhà táng đang co cụm lại trong tư thế tự vệ tại vùng biển ngoài khơi Sri Lanka.

Trận chiến kết thúc, dường như là những chú cá hổ kình đã kịp tách riêng một con cá nhà táng trẻ ra khỏi đàn để tấn công.
 Trận chiến kết thúc, dường như là những chú cá hổ kình đã kịp tách riêng một con cá nhà táng trẻ ra khỏi đàn để tấn công.

Ảnh hiếm cá voi sát thủ tấn công cá heo

Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).
 Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).

Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
 Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
“Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.
 “Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.

Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.
 Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.

“Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.
 “Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.

“Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.
 “Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.

Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…
 Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…

Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.
 Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới