Thay vì lựa chọn những chậu cây cảnh thì bạn hoàn toàn có thể trồng hoặc mua những chậu cây ăn trái nhỏ xinh để vừa có trái cây sạch ăn, vừa trang hoàng cho ngôi nhà của mình.
Trồng cây quả trong chậu là xu hướng của nhiều “nông dân phố” bởi nhu cầu rau, củ, quả sạch thì ai cũng có, nhưng giữa chốn phồn hoa đô thị, đất chật người đông, tấc đất tấc vàng thì không phải ai cũng có điều kiện sở hữu những mảnh vườn rau, củ, quả sạch tự cung tự cấp.
Quả lê
Quả lê là một loại quả hết sức quen thuộc với mọi người. Không chỉ ngon miệng, quả lê còn có rất nhiều những lợi ích khác. Hơn nữa, kỹ thuật trồng cây lê không khó nên mọi người có thể dễ dàng trồng cho năng suất cao.
Chuẩn bị
Chọn giống: Chọn cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có thể trồng cây ghép có bầu hoặc cây gốc ghép rễ trần. Chú ý loại bỏ các mầm mọc ở phía dưới mắt ghép vì đó là mầm của cây dại.
Ảnh minh họa. |
Thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả. Tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới tuy nhiên lê cũng như cây ăn quả khác là không chịu được úng.
Kỹ thuật trồng
Trồng cây giữa hố, bới một hốc nhỏ ở giữa hố trồng, đặt cây vào vị trí, (nếu cây có bầu dùng dao rọc một đường từ trên xuống để lấy túi đựng bầu ra), lấp đất giữ chặt cây nén chặt xung quanh, tưới 10-15 lít nước cho 1 gốc. Cắm cọc cố định cây buộc bằng dây nilon để tránh cây bị lay gốc.
Kỹ thuật chăm sóc
Giữ ẩm: Dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm, tủ cách gốc 15- 20 cm. Tưới nước: Cây lê rất cần đến nước nhất là giai đoạn cây mới trồng cây và thời gian khô hạn kéo dài.
Bón phân: Khi cây còn nhỏ (1 -5 tuổi) bón bổ sung 30kg phân hữu cơ, 2kg đạm, 2kg lân, 2kg kali/cây/năm.
Thu hái và bảo quản
Thu hái khi quả bắt đầu chín vỏ quả chuyển màu xanh vàng, nếu vận chuyển xa cần thu hái sớm. Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát hoặc sây sát quả.
Táo
Tận dụng những hạt táo sau khi ăn quả, bạn có thể tự tay trồng những cây táo nhỏ xinh ngay trong ngôi nhà của mình. Vừa có quả ăn vừa có cây làm cảnh trong nhà – bạn còn chần chờ gì nữa mà không thử trồng táo trong chậu ?!
Cách khoảng 10-14 ngày bạn nên kiểm tra các dấu hiệu của vỏ. Hãy chắc chắn rằng khăn giấy để gói những hạt giống này luôn trong trạng thái đủ ẩm ướt.
Chuẩn bị
Một vài quả táo
Đất trồng: Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (từ đất sét trung bình đến đất cát) nhưng thích hợp nhất trên đất thịt pha cát, giàu dinh dưỡng.
Giấy ăn
Chậu
Túi nhựa
Tiến hành trồng
Khi cây đã lớn có thể đem ra đất rộng trồng để cây có đầy đủ ánh sáng, diện tích,... phục vụ cho việc ra hoa kết trái.
Sau đó, bạn đặt hạt giống táo vào hai khăn giấy gấp lại và tưới nước đủ để làm khăn giấy ướt như trong hình. Để hạt nằm gọn bên trong và làm ướt nó một lần nữa và để ở nơi có độ ẩm cao, thậm chí bạn có thể gói chúng trong bao nhựa và đặt trong tủ lạnh ngăn mát. Chờ cho hạt nứt nanh, nảy mầm trong khoảng thời gian từ 1- 3 tháng. Thậm chí, chúng có thể mất nhiều thời gian hơn, thời gian này bạn cần kiên nhẫn chờ đợi.
Sau khi hạt đã nảy mầm, đem gieo chúng xuống đất và để ở nơi có nhiều ánh sáng (Có thể dùng nhíp để gắp trong quá trình chuyển mầm ra chậu). Những hạt mầm táo này cần ít nhất 8-10 giờ ánh sáng mỗi ngày, vì vậy bạn có thể dùng ánh sáng nhân tạo nếu cần thiết.
Táo cho năng suất rất cao nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào lượng phân bón mà ta cung cấp cho nó. |
Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán, sau đó quét vôi. Có thể đốn tái sinh để rải vụ thu họach, nhưng cần tránh đốn vào mùa mưa.
Việt quất
Là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, giá bán đắt đỏ và thường phải nhập ngoại với giá tiền triệu,việt quất khiến nhiều người yêu thích trồng cây không khỏi tò mò lùng mua hạt giống về để trồng cho bằng được.
Chuẩn bị
Chậu trồng: Cây việt quất sống lâu năm và phát triển hệ thống rễ sâu rộng. Chậu trồng việt quất cần đường kính ít nhất 55 cm và sâu 45 cm.
Cây việt quất siêu đẹp mà bạn có thể dùng quả của nó làm sinh tố. |
Đất: Đất trộn than bùn sẽ tạo ra tính axit gần nhất với yêu cầu của việt quất.
Ánh sáng: Nơi trồng việt quất cần nhận được ít nhất 6 giờ sáng ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
Nước: quả việt quất ưa ẩm nên đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên, đặc biệt là vào giữa mùa hè khi thời tiết nóng và trái cây vào độ chín.
Phân bón: Bón phân cho việt quất vào đầu mùa xuân và một lần nữa vào đầu tháng Sáu.
Thanh long
Thanh long là một loại quả vị ngon bổ dưỡng và là một trong những loại quả được coi là “siêu thực phẩm” cũng được trồng trong chậu cảnh.
Chuẩn bị
Hạt thanh long
Vì là cây thân leo nên bạn cần dùng những chiếc cột đỡ để cố định thân thanh long.
Sau khoảng 2 tuần, những hạt thanh long sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này bạn vẫn cần phải duy trì độ ẩm cho chúng để mầm phát triển nhanh trước khi chuyển chúng ra chậu đất. Nếu đến khoảng 3 tuần mà bạn vẫn chưa thấy nảy mầm thì có thể do chất lượng của hạt hoặc độ ẩm chưa đủ, hạt thiếu ánh sáng. Chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu.
Vẫn tưới nước đều đặn vào mỗi buổi sáng, nhưng đừng quá tay nhé, hãy nhớ rằng dù sao thanh long cũng thuộc họ xương rồng. Mà họ xương rồng thì thường không thích phải "tắm" quá nhiều đâu.
Từ tháng thứ 3 trở đi cây sẽ bắt đầu đẻ những nhánh con, lúc này chiều cao đã đạt từ 10 đến 15cm.
Sau khoảng 6 tuần thì cây non sẽ có chiều cao đạt khoảng từ 7 đến 10 cm, khoảng 20 tuần thì chiều cao của cây sẽ đạt từ 50 - 70cm.
Một số bệnh hay gặp ở cây thanh long mà bạn cần chú ý là bệnh thối đầu cành và bệnh đốm nâu trên cành.
Từ 1 năm trở đi cây thanh long bắt đầu đơm hoa. Hoa thanh long nở nhiều và đẹp, rủ đều xuống hai bên. Đặc biệt mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu. Bạn sẽ có cảm giác đầy thư thái mỗi khi nhìn ngắm nhìn và ngửi mùi hương lúc hoa đang nở.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):