Pháp tái phong tỏa Thủ đô Paris và 15 tỉnh vì dịch Covid-19

Trong đợt phong tỏa lần thứ 3 tại các địa phương liên quan, các quy định cũng linh hoạt hơn so với 2 đợt phong tỏa trước.

Để đối phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 đang bùng phát, Chính phủ Pháp đã công bố lệnh tái phong tỏa 16 tỉnh trên toàn quốc, trong đó có Thủ đô Paris.

Tối 18/3, tại cuộc họp báo được tổ chức hàng tuần về tình hình dịch Covid-19, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã công bố các biện pháp bổ sung nhằm chống dịch Covid-19.

Đúng như dự báo của giới nghiên cứu và báo chí, Chính phủ Pháp quyết định phong tỏa chặt chẽ 16 tỉnh, nơi đang chứng kiến dịch bệnh bùng phát nhanh, đặc biệt là sức ép lên hệ thống bệnh viện là quá lớn. Trong số 16 tỉnh này, toàn bộ 8 tỉnh và thành phố khu vực Thủ đô Paris đều góp mặt, cùng 5 tỉnh ở phía Bắc và 3 tỉnh ở phía Đông Nam.

“Tại 16 tỉnh này, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh mới sẽ được triển khai ngay từ đêm thứ Sáu (19/3) và kéo dài trong vòng 4 tuần. Các biện pháp phong tỏa lần này sẽ không giống với các biện pháp đã triển khai trong đợt phong tỏa hồi tháng 3 hay tháng 11 năm ngoái”, Thủ tướng Pháp nhấn mạnh.

Phap tai phong toa Thu do Paris va 15 tinh vi dich Covid-19
Chính phủ Pháp quyết định phong tỏa chặt chẽ 16 tỉnh, nơi đang chứng kiến dịch bệnh bùng phát nhanh. Ảnh minh họa: Le Monde 
Trong đợt phong tỏa lần thứ 3 này, tại các địa phương liên quan, các quy định cũng linh hoạt hơn so với 2 đợt phong tỏa trước. Các trường học cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Tại các trường trung học phổ thông, trước đây chỉ 1/2 hoặc 2/3 số học số đến lớp hàng ngày, còn lại học trực tuyến, thì trong tời gian phong tỏa lần 3, toàn bộ học sinh sẽ được đến trường. Các trường Đại học cũng tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, cũng như các đợt phong tỏa khác, phần lớn các cửa hàng tiếp tục phải đóng cửa.
Cũng như trong tháng 3 và tháng 11 vừa qua, chỉ các cửa hàng kinh doanh nhu yếu phẩm được phép mở cửa. Khái niệm nhu yếu phẩm sẽ được mở rộng đối với mặt hàng sách và âm nhạc, điều này cho phép các hiệu sách và các cửa hàng kinh doanh băng đĩa được phép mở cửa.
Quy định hạn chế đi lại cũng được nới lỏng hơn rất nhiều so với các đợt phong tỏa trước. Người dân ở các tỉnh bị phong tỏa, chỉ bị cấm di chuyển giữa các vùng (ngoại trừ lý do cấp bách), đồng thời được phép ra khỏi nhà trong bán kính 10 km và không giới hạn thời gian, mặc dù vẫn phải có giấy cam kết.
Trong thời gian phong tỏa, Chính phủ Pháp khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức làm việc từ xa với thời lượng là ít nhất 4 ngày trong tuần, 1 ngày còn lại người lao động có thể đến trụ sở để làm việc.
Đối với phần còn lại của nước Pháp, chính phủ Pháp giữ nguyên lệnh giới nghiêm từ buổi tối hôm trước tới sáng hôm sau, nhưng điều chỉnh thời gian bắt đầu lệnh giới nghiêm từ 18 giờ lên 19 giờ. Đây chỉ là điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh, khi nước Pháp cũng như nhiều nước châu Âu sẽ chuyển sang giờ mùa hè từ ngày 20/3.
Cũng trong buổi họp báo, Thủ tướng Pháp cho biết nước này sẽ nối lại việc sử dụng vaccine AstraZeneca từ ngày 19/3, sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu khẳng định tính hiệu quả và an toàn của loại vaccine này. Nước Pháp đặt mục tiêu tiêm chủng cho 30 triệu người, tương đương với 2/3 dân số trên 18 tuổi vào giữa tháng 6 năm nay./.

“Đột nhập” đất nước Nam Phi phong tỏa toàn quốc vì COVID-19

(Kiến Thức) - Nam Phi đã phong tỏa đất nước trong nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh COVID-19.

“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19
Nhà chức trách Nam Phi đã tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa cấp độ 3 trên quy mô toàn quốc, bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/12/2020 nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters) 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-2
 Theo đó, tất cả sự kiện có đông người tham dự bị cấm trong vòng 14 ngày, ngoại trừ việc tang lễ song số người tham dự không được vượt quá 50. Chính phủ cũng nghiêm cấm các hoạt động mua bán đồ uống có cồn, đồng thời kéo dài thời gian giới nghiêm ban đêm từ 21h tối hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-3
 Tổng thống Nam Phi Ramaphosa nhấn mạnh việc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng là bắt buộc, cá nhân nào không thực hiện có thể bị truy tố và bỏ tù tới 6 tháng.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-4
 Các nhân viên tang lễ mặc đồ bảo hộ chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại nghĩa trang Olifantsvlei, phía tây Joburg, Nam Phi, ngày 6/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-5
 Cảnh sát "thẩm vấn" hai người đàn ông đeo mặt nạ trong chuyến tuần tra khi lệnh giới nghiêm vào ban đêm được tái áp đặt vì COVID-19, tại Pretoria ngày 9/1/2021.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-6
 Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Midrand, Nam Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-7
 Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Steve Biko trong thời gian bùng dịch COVID-19 ở Pretoria hôm 19/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-8
Một người đàn ông bị bắt giữ vì vi phạm lệnh giới nghiêm ở Pretoria hôm 9/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-9
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Midrand ngày 18/1. 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-10
Một trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở vùng ngoại ô Northcliff, Johannesburg, đóng cửa vì quá tải, ngày 5/1.  
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-11
 Nam Phi là nước ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất ở Châu Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-12
 Mọi người xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm tại Grasmere Toll Plaza ở Lenasia, ngày 14/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-13
 Cảnh vắng vẻ tại bãi biển ở Durban, Nam Phi, ngày 1/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-14
 Một người đàn ông không đeo khẩu trang đi bộ trên đường phố ở Soweto ngày 28/12/2020, trước khi lệnh phong tỏa được tái áp đặt.

Sáng 21/2, Việt Nam không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 21/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước. Gần 83% bệnh nhân COVID-19 đợt này không có biểu hiện lâm sàng.
 

Tính từ 18h ngày 20/02 đến 6h ngày 21/02: tạm thời không ghi nhận thêm ca mắc mới. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.