Pháp Chính giết nhiều người nhưng vì sao Gia Cát Lượng bỏ qua?

Gia Cát Lượng biết chuyện Pháp Chính sau khi nắm quyền lớn đã triệt hạ những người có mâu thuẫn trong quá khứ, nhưng ông cũng bỏ qua, không nói với Lưu Bị.

Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, và cũng là một nhà phát minh của Thục Hán thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm.

Phap Chinh giet nhieu nguoi nhung vi sao Gia Cat Luong bo qua?

Tạo hình Gia Cát Lượng trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010. Ảnh: Sohu

Bản lĩnh của Thừa tướng triều Thục Hán Gia Cát Lượng được đánh giá là "tiếu ngạo quần anh", dù chưa phải "tuyệt đỉnh cao thủ" nhưng những nhân vật có khả năng tề danh cùng ông không nhiều.

Trong chiến lược của Gia Cát Lượng, Kinh Châu và Ích Châu là hai vị trí quan trọng mà Lưu Bị cần phải kiểm soát nếu muốn đoạt thiên hạ.

Tuy nhiên, lúc này Lưu Chương đang nắm quyền ở Ích Châu, may nhờ Pháp Chính, Lưu Bị nhanh chóng bình định Ích Châu, xây dựng mối quan hệ với giới nhà giàu địa phương. Pháp Chính được phong làm Thái thú Thục quân, Dương Vũ tướng quân, trở thành đại thần bên cạnh Lưu Bị.

Phap Chinh giet nhieu nguoi nhung vi sao Gia Cat Luong bo qua?-Hinh-2

Nhờ Pháp Chính, Lưu Bị nhanh chóng bình định Ích Châu. Ảnh: Sohu

Sau đó, Lưu Bị lại lệnh Pháp Chính cùng Gia Cát Lượng, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch biên soạn bộ pháp luật cai trị Ích Châu, thay đổi tình trạng lỏng lẻo dưới thời Lưu Chương.

Pháp Chính sau khi nắm quyền lớn không quên báo đáp những người giúp mình nhưng cũng gây tranh cãi khi triệt hạ những người có mâu thuẫn trong quá khứ. "Đối với ân đức một bữa ăn, nỗi oán hận một lần trừng mắt, không gì không báo phục, lại tùy tiện bắt giết làm hại rất nhiều người". Đây là điểm mà sử gia Trần Thọ nhận định, Pháp Chính có "phẩm đức không vẹn toàn".

Có người tố cáo với Gia Cát Lượng, hy vọng ông có thể vạch tội Pháp Chính với Lưu Bị, không để Chính "tác oai tác quái". Gia Cát Lượng chỉ đáp: "Chúa công khi ở Công An, phía bắc úy kị Tào Công cường mạnh, phía đông lo lắng Tôn Quyền bức bách, ở gần lại sợ Tôn phu nhân sinh biến ngay sát nách. Tình thế lúc ấy, thật là tiến thoái lưỡng nan, may nhờ Pháp Chính giúp đỡ, chúa công mới cất cánh bay liệng tự do được, chẳng sợ ai kiềm chế mình nữa. Sao lại cấm đoán Pháp Chính khiến ông ấy không được làm theo ý riêng?".

Qua đó có thể thấy, Gia Cát Lượng biết chuyện nhưng cũng bỏ qua, không nói với Lưu Bị. Gia Cát Lượng hiểu rằng, chiếm được Tây Xuyên có công lớn của Pháp Chính. Hơn nữa, Pháp Chính là người được Lưu Bị tin tưởng tuyệt đối, Gia Cát Lượng khó có thể can thiệp.

Phap Chinh giet nhieu nguoi nhung vi sao Gia Cat Luong bo qua?-Hinh-3

Pháp Chính một tài năng quân sự hiếm có. Ảnh: Sohu

Pháp Chính (176 - 220), tự Hiếu Trực, người huyện Mi, Thiểm Tây ngày nay, ông là người duy nhất lộng quyền giết người mà Khổng Minh không cản, là người duy nhất Khổng Minh cho rằng có thể ngăn được Lưu Bị đông chinh.

Lúc đầu, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương. Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy.

Về sau, Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì "dùng ân đức thu nạp", khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.

Nhờ Pháp Chính, Lưu Bị nhanh chóng bình định Ích Châu, xây dựng mối quan hệ với giới nhà giàu địa phương. Pháp Chính được phong làm Thái thú Thục quân, Dương Vũ tướng quân, trở thành đại thần bên cạnh Lưu Bị.

Năm Kiến An 22 (217), Tào Tháo sau khi dễ dàng hàng phục Trương Lỗ, không tiếp tục xua quân đánh Ích Châu, mà chỉ để lại Hạ Hầu Uyên, Trương Hợp cố thủ Hán Trung.

Pháp Chính lập tức hiến kế lên Lưu Bị, nêu rõ nhận định Tào Ngụy chắc chắn có vấn đề nội bộ, và chỉ ra ý nghĩa của việc đoạt Hán Trung - "Thượng, có thể thảo phạt 'quốc tặc' (chỉ Tào Tháo), tôn vinh Hán thất, chiếm lấy 2 châu Ung - Lương, mở rộng quốc thổ.

Hạ, đoạt được địa bàn 'cốt lõi', phục vụ chiến lược lâu dài".

Lưu Bị rất tán đồng quan điểm của Pháp Chính, bèn dẫn quân đánh Hán Trung.

Trong chiến dịch công chiếm Hán Trung, Pháp Chính là quân sư của Lưu Bị. Nhờ những sách lược của ông, quân Tào đã bị đánh bại hoàn toàn và Hán Trung rơi vào tay Lưu Bị.

Khi Tào Tháo nghe tin Pháp Chính là người hiến kế cho Lưu Bị, cảm khái nói - "Ta đã biết Huyền Đức không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu hắn".

Phap Chinh giet nhieu nguoi nhung vi sao Gia Cat Luong bo qua?-Hinh-4

Tào Tháo cũng đánh giá cao Pháp Chính. Ảnh: Sohu

Năm 219, Lưu Bị tự lập làm Hán Trung Vương, phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân.

Lấy được Hán Trung là một trong những chiến thắng trọng yếu của Thục Hán, giúp Thục hình thành cục diện "tam phân thiên hạ" với Ngô - Ngụy về sau.

Năm 220, Pháp Chính qua đời vì trọng bệnh khi mới 45 tuổi. Cái chết của "đệ nhất quân sư Thục Hán" khiến cho Lưu Bị than khóc nhiều ngày.

Sau khi mất, Pháp Chính được Lưu Bị phong làm Dực Hầu. Ông là vị đại thần duy nhất được truy phong thụy hiệu dưới thời Lưu Bị.

Năm 222, quân Thục Hán thảm bại ở trận Di Lăng, Bị lui về thành Bạch Đế. Gia Cát Lượng đau khổ cảm thán - "Nếu Pháp Hiếu Trực còn, ắt có thể can gián Chủ thượng. Cho dù Đông chinh, cũng không thể thất bại".

3 ngôi mộ nào thời Tam quốc khiến kẻ trộm không dám xâm phạm?

Trong khi nhiều mộ cổ thời Tam quốc trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ thì nơi an nghỉ của 3 "đại nhân vật" còn nguyên vẹn. Mộ tặc không dám xâm phạm 3 ngôi mộ này khiến nhiều người tò mò.

3 ngoi mo nao thoi Tam quoc khien ke trom khong dam xam pham?
 Trộm mộ là vấn đề nan giải xảy ra ở Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ qua. Những ngôi mộ của giới quý tộc, quan lại, vua chúa bị "mộ tặc" dòm ngó vì bên trong có nhiều đồ tùy táng giá trị. Các ngôi mộ thời Tam quốc cũng trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ.

Giết chết 2 mãnh tướng, Gia Cát Lượng phạm phải sai lầm lớn

Nếu Gia Cát Lượng không giết hai mãnh tướng này, Thục Hán có thể đã thay đổi cục diện.

Gia Cát Lượng được coi là một trong những cánh tay phải đắc lực của Lưu Bị. Kể từ khi nhận lời phò tá Lưu Bị, ông đã hết lòng trợ giúp vị quân chủ này từng bước có được cơ đồ, lập nên nhà Thục Hán, cùng phân tranh thiên hạ với Tào Ngụy và Đông Ngô.

Sau khi Lưu Bị đại bại ở trận Di Lăng và không lâu sau qua đời ở thành Bạch Đế khi sự nghiệp phục hưng Hán thất vẫn còn dang dở, Gia Cát Lượng nhận trọng trách phò tá Hậu chủ Lưu Thiện và hết lòng xây dựng, củng cố cho chính quyền Thục Hán.

Đọc nhiều nhất

Tin mới