Pháo tự hành AS90: tiên tiến nhưng ít tiếng tăm

Dù được xếp vào hàng hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng pháo tự hành AS90 của Anh có vẻ kém tiếng tăm so với Msta-S Nga hay là M109 Mỹ.

Pháo tự hành AS90: tiên tiến nhưng ít tiếng tăm
Lịch sử phát triển
Vào những năm cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70, Tây Đức, Anh và Ý đã thảo luận về việc phát triển một mẫu pháo tự hành mới nhằm tăng cường hỏa lực yểm trợ gián tiếp và đã cho ra đời nguyên mẫu SP70. Trong đó Tập đoàn Vicker Shipbuilding and Engineering chịu trách nhiệm thiết kế tháp pháo (có tên là SBT155).
Dự án SP70 đã bị hủy bỏ vì lúc bấy giờ pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ tỏ ra vượt trội hơn. Tuy nhiên những kinh nghiệm trong nghiên cứu SP70 đã được tận dụng để phát triển pháo tự hành AS90 Braveheart của Anh, Palmaria của Ý và Panzerhaubitze 2000 của Đức.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam
 Dự án pháo tự hành SP70.
Như một nỗ lực để khắc phục các khuyết điểm trên dự án SP70, Vicker đã chế tạo loại pháo tự hành với khung gầm và tháp pháo mới.
Pháo chính là loại FH 70 155 mm với chiều dài nòng gấp 39 lần đường kính và khung gầm sử dụng một số thành phần tự động của xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 1, trong đó có bộ truyền động thay đổi nhanh (có thể thay đổi trong vòng 1 giờ).
Nguyên mẫu đầu tiên hoàn thành vào năm 1986, sau các cuộc thử nghiệm, sản phẩm mới của Vicker đã được Quân đội Hoàng gia Anh chấp nhận đưa vào sử dụng với tên gọi là AS90 (hoặc AS-90, hay còn được biết với tên “Gun Equipment 155 mm L131/ Pháo 155 mm L131” ) vào năm 1989.
AS90 đã thay thế toàn bộ các loại pháo tự hành FV 433 Abbot và M109 Paladin cũng như lựu pháo xe kéo FH 70 có trong trang bị.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-2
 Lựu pháo xe kéo 155 mm FH 70.
Đặc điểm của hệ thống
- Khung gầm
Khung gầm của AS-90 dùng bánh xích với động cơ và bộ truyền động đặt phía trước. Động cơ Cummins VTA903T V8 660 mã lực có tỷ lệ công suất/trọng lượng là 14,6 mã lực/tấn với bộ truyền động tự động ZF Gear Ltd có 2 số tiến 2 số lùi, tốc độ tối đa trên đường nhựa là 55 km/h, tầm hoạt động 350 km.
Ngoài ra, xe còn lắp đặt hệ thống cung cấp điện phụ trợ (Auxiliary Power Unit/ APU) nhằm cấp điện cho các thiết bị bên trong mà không cần bật động cơ. Xe có khả năng vượt chướng ngại vật cao 0,75 m, vượt hào rộng 3 m và lội nước sâu 1,5 m.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-3
 Vị trí lái xe của AS90.
- Hệ thống vũ khí
Pháo chính của AS90 là loại FH 70 cỡ 155 mm với chiều dài nòng gấp 39 lần đường kính, sử dụng cơ chế bệ khóa nòng dạng trượt dọc, loa che lửa kiểu vách ngăn đôi và thiết bị cản khói thuốc tràn ngược về tháp pháo.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-4
 Loa che lửa kiểu vách ngăn đôi.
Hệ thống nạp đạn của AS90 là loại bán tự động, phía dưới tháp pháo chứa 40 quả đạn, đạn pháo từ đây sẽ được chuyển tới khu vực trung tâm của tháp pháo.
Lúc đó đạn pháo sẽ được đặt vào khay nạp tự động và cánh tay thủy lực sẽ đẩy đạn pháo vào buồng đạn. Liều phóng được đặt bên trái tháp pháo và quy trình nạp là thủ công do lính nạp đạn tiến hành.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-5
 Khay nạp đạn tự động vào bệ khóa nòng, phía bên trên góc trái, màu xám chính là bệ khóa nòng pháo.
Nhờ có hệ thống giảm giật và hệ thống treo bằng khí nén nên xe không cần thanh ổn định thủy lực, pháo có thể bắn ở mọi hướng trong góc phương vị 360o và góc tà -5o - +70o.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-6
 Vị trí của xạ thủ trên AS90 cùng màn hình hiển thị, bên trái là bệ khóa nòng của pháo.
Nhờ hệ thống nạp đạn bán tự động, AS90 có thể bắn loạt 3 phát trong 10 giây và tốc độ bắn trung bình là 6 phát/phút.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-7
 Vị trí của lính nạp đạn, bên góc phải ảnh chính là nơi chứa liều phóng, chính giữa màn hình là các thiết bị dùng để kiểm tra liều phóng
Thông tin về mục tiêu sẽ được trinh sát pháo binh cung cấp và chuyển về đơn vị pháo AS90. Hệ thống đặt của BAE System (Automatic Gun Laying System/AGLS) cung cấp các thiết bị tự động để đặt pháo vào vị trí bắn cũng như theo dõi vị trí của xe.
Hai chức năng này được thực hiện bởi một hệ thống dẫn đường quán tính, tích hợp đầy đủ với hệ thống điện tháp pháo. Hệ thống dẫn đường quán tính cung cấp vị trí chính xác và trạng thái của pháo (cũng là vị trí xe), do đó giảm các điều kiện tiên quyết để khảo sát vị trí bắn.
Đơn vị hiển thị của xạ thủ cho biết góc phương vị và góc tà của pháo so với mục tiêu. Dữ liệu có thể được nhập trực tiếp từ bàn phím của xạ thủ hoặc nhận từ hệ thống kiểm soát hỏa lực.
Để bắn trực tiếp từ khoảng cách 2.000 m trở lại, xạ thủ được trang bị kính ngắm ngày/đêm Avimo (bây giờ là một phần của Thales Optronic). AS90 cũng có kính ngắm kỹ thuật số chỉ điểm bằng laser quán tính (Laser INertial Artillery Pointing System/ LINAPS).
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-8
 Pháo AS90 khai hỏa.
AS90 có thể bắn tất cả các loại đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO, tầm bắn tối đa 24,7 km với đạn thường và 30 km với đạn pháo có động cơ rocket hỗ trợ.
Phiên bản cải tiến sau này, AS90 Braveheart sử dụng pháo có chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính nên tầm bắn tăng lên 30 km với đạn thông thường và 40 km đối với đạn có động cơ rocket hỗ trợ.
Ngoài ra Braveheart cũng bắn được đạn pháo V-LAP do Nam Phi phát triển với tầm bắn 60 km và cả đạn pháo dẫn đường bằng GPS XM982 Excalibur.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-9
 AS90 Braveheart.
Tháng 11/2007, Bộ Quốc Phòng Anh đã ký hợp đồng với Gesellschaft fur Intelligence Wirksyteme GmbH (GIWS) của Đức để trang bị đạn pháo mang ngòi cảm biến (Ballistic Sensor Fuze Mujnition/ BSFM) cho AS90 Braveheart.
Đây là loại đạn pháo tấn công chính xác với tầm bắn 22,5 km, mỗi viên đạn chứa 2 đạn con mang ngòi nổ cảm biến, chúng dùng hồng ngoại hoặc radar để tìm kiếm các mục tiêu như xe tăng, xe bọc thép để tiêu diệt.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-10
 Mặt cắt đạn BSFM.
Phiên bản chính:
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-11
  AS90: Phiên bản đầu tiên với nòng pháo dài gấp 39 lần đường kính.
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-12
 AS90 Desert: Phiên bản cải tiến giúp hoạt động tốt ở môi trường sa mạc, trang bị các tấm che nhiệt và phản chiếu ánh mặt trời, được lắp bộ xích Diehl-940 giúp chạy trên cát tốt hơn. 
Phao tu hanh AS90: tien tien nhung it tieng tam-Hinh-13
 AS90 Braveheart: Phiên bản dùng pháo có chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính và nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực để bắn các loại đạn như XM982 Excalibur và BSFM. 

Pháo tự hành 2S1 ly khai Ukraine nã đạn dữ dội

(Kiến Thức) - Các khẩu đội pháo tự hành 2S1 Gvozdika của quân ly khai Ukraine trút đạn vào các mục tiêu quân đội Ukraine ở miền Đông.

Pháo tự hành 2S1 ly khai Ukraine nã đạn dữ dội
Các cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine vẫn tiếp diễn trong thời gian qua với mức độ ngày càng nghiêm trọng khi 2 bên không ngừng sử dụng pháo hạng nặng. Một đoạn clip được thành viên quân ly khai miền đông Ukraine mới đăng tải trên mạng Youtube cho thấy rõ điều đó.

Run rẩy trước pháo tự hành ISU-152 của Liên Xô

(Kiến Thức) - Một viên đạn 152,4mm của pháo tự hành ISU-152 Hồng quân Liên Xô thừa sức thổi bay tháp pháo của xe tăng hạng nặng Tiger Đức.

Run rẩy trước pháo tự hành ISU-152 của Liên Xô
ISU-152 là mẫu pháo tấn công tự hành ra đời trong giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, năm 1943. Xuất phát từ đề án Kế hoạch 236, các pháo tự hành mới cho Hồng quân Liên Xô ban đầu được chế tạo dựa trên thân xe tăng hạng nặng KV-1S, và do đó mang tên KV-14, tức SU-152. Sau đó, pháo được đưa lên thân xe tăng IS trong đề án Kế hoạch 241, và được mang tên ISU-152. Từ tháng 12/1943, ISU-152 bắt đầu được sản xuất ở nhà máy Chelyabinsk Kirovsk.
Run ray truoc phao tu hanh ISU-152 cua Lien Xo
 Pháo tự hành ISU-152 trưng bày tại bảo tàng.

Trực thăng Mi-24 lừng danh lọt vào tay CIA thế nào?

(Kiến Thức) - Năm 1987, CIA đã dày công chuẩn bị và thực hiện thành công một vụ đánh cắp chiếc trực thăng tấn công Mi-24 độc đáo của Liên Xô để nghiên cứu công nghệ.

Trực thăng Mi-24 lừng danh lọt vào tay CIA thế nào?
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?
 Theo Wearethemighty, tại thời điểm ra đời, trực thăng tấn công Mi-24 là thiết kế cực kỳ độc đáo. Ngoài khả năng là trực thăng vũ trang hạng nặng, nó còn có thể chở được tiểu đội binh lính như trực thăng vận tải hạng nhẹ - trung. Không tồn tại thiết kế tương tự nào từ phương Tây cho tới tận ngày nay.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-2

Mi-24 có vận tốc cực đại 335 km/h với tầm bay 450 km và trần bay 4.500m. Vũ khí mang theo gồm súng máy 4 nòng cỡ 12,7mm hoặc pháo 23mm (tùy biến thể) cùng 6 điểm treo vũ khí mang được tên lửa chống tăng, rocket, bom hoặc tăng cường pod súng máy.

Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-3
 Với tính năng ưu việt, trực thăng Mi-24 sau đó đã hoạt động hiệu quả trong gia đoạn đầu cuộc xung đột ở Afghanistan. Bởi thế, tình báo phương Tây rất muốn có một chiếc trực thăng này để nghiên cứu công nghệ.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-4
 Cơ hội cuối cùng đã đến khi CIA phát hiện một chiếc trực thăng Mi-25 (phiên bản xuất khẩu của Mi-24) bị Libya bỏ lại trong lãnh thổ Chad năm 1987. Trong lịch sử, Libya và Chad có mối quan hệ phức tạp và căng thẳng xoay quanh việc các nhóm phiến quân Libya hoạt động chống lại Chính phủ Chad. Trong ảnh là chiếc Mi-25 bị bỏ quên ở Chad.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-5
Theo Tacairnet, vào năm 1987, những nhóm quân Libya rút khỏi Chad và để lại một số vũ khí trong sa mạc. Trong số đó có một chiếc Mi-25 còn tương đối tốt ở một đoạn đường nối sân bay cũ tại Ouadi Doum. CIA đã nhanh chóng tìm cách chiếm lấy chiếc trực thăng này trước khi Lybia biết về việc họ quên nó. 
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-6
 Tất cả những điều này được thực hiện bí mật sau khi đã đàm phán và được chính phủ Chad cho phép. CIA sẽ đưa chiếc Mi-25 về căn cứ quân sự của họ để phân tích chi tiết. Người ta đặt tên cho chiến dịch đó là Mount Hope III.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-7
 Những phi công của Phi đoàn tác chiến hàng không đặc biệt số 160 được giao nhiệm vụ thực hiện chiến dịch. Giai đoạn chuẩn bị đã bắt đầu từ tháng 4/1987 ở trên sa mạc New Mexico. Trực thăng vận tải CH-47 Chinook cũng được sửa đổi đôi chút để có thể tải được trọng lượng của chiếc Mi-24.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-8
Để chuẩn bị, trước hết người Mỹ sửa đổi chiếc CH-47 một chút. Móc chịu lực được gia cố, bộ phận truyền động cũng được điều chỉnh... Sau đó CIA bắt đầu tập luyện để đánh cắp chiếc trực thăng Mi-25 bị bỏ quên trong điều kiện ban đêm. Mọi chi tiết trong kế hoạch được thực hiện hoàn hảo không một sơ suất. 
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-9
 Sau một thời gian tập luyện, ngày 21/5/1987, lệnh thực hiện kế hoạch đã được phát ra từ phòng Bầu dục của Nhà Trắng. Lập tức một chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy đã chở hai chiếc CH-47 tới Đức và sau đó đến sân bay Ndjamena ở miền Nam Chad. Trong ảnh là một chiếc C-5 Galaxy khổng lồ.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-10
 Quân đội Chad đã triển khai các đơn vị hướng đạo và trinh sát còn Chính phủ Pháp hỗ trợ một đội lính mặt đất và một số máy bay Mirage F1. Trong ảnh là một chiếc Mirage.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-11
 Ngày 10/6, phi hành đoàn CH-47 triển khai máy bay ra khỏi chiếc vận tải Galaxy khổng lồ. Ngày hôm sau họ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Một nhóm trinh sát bay tới Ouadi Doum trước để đảm bảo rằng ở khu vực đó an toàn cho CH-47 đến. Ảnh chụp CH-47 cẩu trực thăng tấn công Mi-25 lên.
Truc thang Mi-24 lung danh lot vao tay CIA the nao?-Hinh-12
Với sự chuẩn bị kỹ, người Mỹ đã mang được chiếc Mi-25 về Ndjamena chót lọt mặc dù lực lượng phía Lybia chỉ cách khu vực đó 5 dặm. Chiếc Mi-25 sau đó được đưa lên chiếc máy bay vận tải Galaxy khổng lồ và bay một mạch 36 giờ về đất Mỹ. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới