Hàng chục quả pháo hoa được bắn trong đêm mùng 2 tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Pháo bi, pháo cối cũng được đốt khiến người đi đường giật mình.
Theo Tiến Đạt/Zing
Tối 6/2 (mùng 2 Tết), nhiều quả pháo hoa được người dân bắn lên rực sáng bầu trời thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Một số người còn đốt pháo bi, pháo cối ném ra đường khiến người đi đường giật mình.
Trao đổi với Zing.vn, thượng tá Ngô Đức Ninh, Trưởng công an thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết đến nay cảnh sát đã bắt, tạm giữ 56 người nổ pháo dịp Tết Kỷ Hợi.
Pháo nổ rực trời tại phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ảnh: Tiến Đạt.
Trước đó, trong đêm giao thừa, Công an thị xã Kỳ Anh huy động hơn 290 cán bộ để bảo đảm an ninh trật tự. Nhiều trường hợp bị bắt quả tang về hành vi sử dụng trái phép pháo nổ và bị đưa về trụ sở công an.
Đêm giao thừa cảnh sát thường xuyên tuần tra xử lý vi phạm về pháo nên nhiều người chờ đến mùng 1, mùng 2 Tết mới đốt.
Theo thượng tá Ninh, trong ngày 5/2 (mùng 1 Tết), cơ quan công an đã xử phạt thêm 3 người nổ pháo. Cơ quan này đang tiếp tục ra quân xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát đã bắt quả tang gần 500 kg pháo nổ khi các đối tượng này chuẩn bị vận chuyển đi tiêu thụ.
Ngày 9-5, Chỉ huy Đội phòng ngừa đấu tranh chống buôn lậu và hàng cấm, Phòng Cảnh sát kinh tế CATP Hà Nội cho biết đơn vị vừa bắt giữ 3 đối tượng đang buôn bán. vận chuyển gần 500 kg pháo nổ.
Ảnh: Cận cảnh nhà thờ Hồi giáo duy nhất tại Hà Nội
(Kiến Thức) - Thánh đường Al-Noor (Al-Noor Mosque) tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm là thánh đường Hồi giáo duy nhất tại Hà Nội. Trong năm con lợn (Kỷ Hợi) hãy cũng Kiến Thức thăm quan thánh đường, nơi các tin đồ bị cấm ăn thịt lợn.
Thánh đường Hồi Giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) ngụ tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đầu thế kỷ 19, các thương gia từ Ấn Độ và các nước Trung Đông đã đến miền Bắc Việt Nam để mua bán vải vóc và trao đổi tiền tệ. Họ là nhóm thương gia giàu có và nắm giữ thị phần lụa, vải vóc lớn. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tại Hà Nội, nhóm người này sống tập trung ở khu Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, năm 1885, nhóm cộng đồng người Ấn từ Bombay (nay là Mumbai, Ấn Độ) đã quyên tiền để dựng Thánh đường Hồi giáo Al Noor. Thánh đường được xây dựng từ năm 1885 - 1890, hiện được quản lý bởi Cộng đồng Hồi giáo Hà Nội. Ảnh: Trọng Nghĩa
Nhà thờ khá nhỏ, với diện tích khoảng 700 m2, nhưng những nơi thờ phượng được xây dựng theo phong cách Hồi giáo điển hình, với một mái vòm, cửa cong và tháp nhọn. Ảnh: Trọng Nghĩa
Thứ 6 hàng tuần, Thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội và miền Bắc Al Noor (số 12 Hàng Lược) luôn chật kín tín đồ từ khắp Thủ đô và vùng lân cận. Imam - người dẫn lễ sẽ chủ trì buổi lễ bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sau đến tiếng Anh. Ảnh: Trọng Nghĩa
Bên cạnh ngày lễ chính thứ 6 hàng tuần, người Hồi giáo còn có 2 ngày lễ đặc biệt quan trọng là ngày kết thúc tháng ăn chay Ramadan và lễ hành hương về Thánh địa Mecca. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tháng 12/2011, TP Hà Nội đã cho phép thành lập Ban Quản trị (lâm thời) Thánh đường Al Noor Hà Nội - tổ chức đại diện cho những người Hồi giáo sinh sống và làm việc tại Thủ đô. Ảnh: Trọng Nghĩa
ÔngĐoàn Hồng Cương - 65 tuổi, người trông coi Thánh đường. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tại Hà Nội, do cộng đồng Hồi giáo không nhiều, chỉ khoảng 1.000 người, trong đó có khoảng 200-250 người Việt Nam, còn lại là người nước ngoài sinh sống và công tác tại đây, một số ít còn lại là khách du lịch theo đạo Hồi. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tuy sống ở Việt Nam, các tín đồ Hồi Giáo vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc định cấm kị như không ăn thịt lợn. Ảnh: internet
Trong quan niệm người Hồi giáo, lợn là con vật bẩn thỉu nên bị cấm ăn.
Những đồ uống có cồn như bia rượu cũng bị cấm triệt để. Người Hồi giáo được phép ăn thịt bò, nhưng phải do chính người Hồi giáo giết mổ. Tất cả những loài vật ăn thịt loài vật khác như chó, mèo, cá sấu... cùng với tiết động vật cũng thuộc danh sách không bao giờ đụng miệng.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.