Phản ứng của Trung Quốc về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều

(Kiến Thức) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Bắc Kinh rất hoan nghênh hai nhà lãnh đạo của Triều Tiên và Hàn Quốc với bước đi lịch sử này, đồng thời đánh giá cao sự quyết đoán và can đảm của họ.

Phản ứng của Trung Quốc về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều
Theo The Guardian ngày 27/4, trong khi truyền thông Trung Quốc đưa khá nhiều thông tin về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều những ngày qua, các quan chức nước này lại ít đề cập tới sự kiện này.
Mới đây, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến hội đàm lịch sử Hàn-Triều, tại một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Bắc Kinh rất hoan nghênh hai nhà lãnh đạo của Triều Tiên và Hàn Quốc với bước đi lịch sử này và đánh giá cao sự quyết đoán và can đảm của họ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Kyodo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Kyodo. 
"Tất cả chúng ta đều đã theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Chúng tôi rất hoan nghênh hai nhà lãnh đạo của Triều Tiên và Hàn Quốc với bước đi lịch sử này và đánh giá cao sự quyết đoán, can đảm mà họ đã thể hiện", bà Hoa phát biểu.
"Trải qua những khoảng thời gian khó khăn và mâu thuẫn, chúng ta vẫn là anh em. Tất cả oán giận trong quá khứ đều qua đi sau khi chúng ta mỉm cười với nhau", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết và nói thêm Bắc Kinh hy vọng cuộc gặp lịch sử này là cơ hội để duy trì ổn định và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bắt tay lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 27/4 (Nguồn: Daily Mail)

Trong khi đó, một bài xã luận với ngôn từ hoa mỹ đã được đăng tải trên Tân Hoa Xã, kêu gọi sự cần thiết đối với cả hai bên để “tiếp tục các cuộc hội đàm”.
“Khung cảnh lịch sử mang đến bình minh của hòa bình. Các bên liên quan sẽ cần thể hiện sự chân thành, kiên nhẫn và thận trọng. Sự chân thành có thể phá vỡ thậm chí là kim loại hay đá tảng. Miễn là chúng ta nỗ lực hết sức, vấn đề sẽ được giải quyết. Nếu chúng ta tiếp tục đối thoại, băng tuyết sẽ tan. Những ngày xuân rực rỡ sẽ đến”, trích nội dung trong bài xã luận của Tân Hoa Xã.
Trước đó, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này và cho rằng đây là cơ sở quan trọng để tiến tới phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.

15 thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Baltimore, Mamphis hay St.Louis,... nằm trong danh sách những thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ năm 2017, dựa trên dữ liệu về tỷ lệ tội phạm bạo lực do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố.

15 thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ
FBI đã công bố số liệu thống kê về tội phạm mà cơ quan này thu thập được tại nhiều thành phố ở nước Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2017. Theo đó, Baltimore thuộc bang Maryland đứng đầu trong danh sách những thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ năm 2017 với tỷ lệ tội phạm bạo lực là 98,6/10.000 cư dân. (Nguồn ảnh: BI)
FBI đã công bố số liệu thống kê về tội phạm mà cơ quan này thu thập được tại nhiều thành phố ở nước Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6/2017. Theo đó, Baltimore thuộc bang Maryland đứng đầu trong danh sách những thành phố nguy hiểm nhất nước Mỹ năm 2017 với tỷ lệ tội phạm bạo lực là 98,6/10.000 cư dân. (Nguồn ảnh: BI)
Cứ 10.000 người ở thành phố Mamphis, bang Tennessee, thì lại có 97,4 tội phạm bạo lực.
Cứ 10.000 người ở thành phố Mamphis, bang Tennessee, thì lại có 97,4 tội phạm bạo lực. 
Thành phố St.Louis ở bang Missouri đứng ở vị trí thứ ba, với tỷ lệ tội phạm 91,5/10.000 người.
 Thành phố St.Louis ở bang Missouri đứng ở vị trí thứ ba, với tỷ lệ tội phạm 91,5/10.000 người.
Little Rock ở bang Arkansas cũng là một thành phố bạo lực ở Mỹ. Cứ 10.000 cư dân thì lại có 87,4 tội phạm.
 Little Rock ở bang Arkansas cũng là một thành phố bạo lực ở Mỹ. Cứ 10.000 cư dân thì lại có 87,4 tội phạm.
Tỷ lệ tội phạm bạo lực ở thành phố Birmingham, bang Alabama, là 86,1/10.000 người.
 Tỷ lệ tội phạm bạo lực ở thành phố Birmingham, bang Alabama, là 86,1/10.000 người.
Thành phố bạo lực thứ sáu ở nước Mỹ là Rockford thuộc bang Illinois với tỷ lệ tội phạm là 78/10.000 người.
 Thành phố bạo lực thứ sáu ở nước Mỹ là Rockford thuộc bang Illinois với tỷ lệ tội phạm là 78/10.000 người.
Trong 10.000 cư dân ở Milwaukee, bang Wiscousin, thì có 75,6 tội phạm bạo lực.
Trong 10.000 cư dân ở Milwaukee, bang Wiscousin, thì có 75,6 tội phạm bạo lực. 
Thành phố Cleveland, bang Ohio, đứng ở vị trí thứ 8 với tỷ lệ 69,2/10.000 người.
Thành phố Cleveland, bang Ohio, đứng ở vị trí thứ 8 với tỷ lệ 69,2/10.000 người. 
Một thành phố nguy hiểm khác ở Mỹ đó là Stockton, bang California. Cứ 10.000 cư dân ở đây lại có 68,8 tội phạm bạo lực.
 Một thành phố nguy hiểm khác ở Mỹ đó là Stockton, bang California. Cứ 10.000 cư dân ở đây lại có 68,8 tội phạm bạo lực.
Thành phố Anchorage, bang Alaska, có tỷ lệ tội phạm bạo lực là 57,1/10.000 cư dân.
 Thành phố Anchorage, bang Alaska, có tỷ lệ tội phạm bạo lực là 57,1/10.000 cư dân.
Cứ 10.000 người ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, thì có 56,1 tội phạm bạo lực.
 Cứ 10.000 người ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, thì có 56,1 tội phạm bạo lực.
Tỷ lệ tội phạm ở Minneapolis, bang Minnesota, là 53,7/10.000 người.
 Tỷ lệ tội phạm ở Minneapolis, bang Minnesota, là 53,7/10.000 người.
Con số này ở thành phố Lansing, bang Michigan, là 52,2/10.000 người.
 Con số này ở thành phố Lansing, bang Michigan, là 52,2/10.000 người.
Trong khi đó, tỷ lệ tội phạm ở Tulsa, bang Oklahoma, là 50,9/10.000 người.
 Trong khi đó, tỷ lệ tội phạm ở Tulsa, bang Oklahoma, là 50,9/10.000 người.
Đứng ở vị trí thứ 15 trong danh sách những thành phố bạo lực nhất nước Mỹ trong năm vừa qua là Hartford thuộc bang Connecticut, với tỷ lệ 49,4/10.000 người.
Đứng ở vị trí thứ 15 trong danh sách những thành phố bạo lực nhất nước Mỹ trong năm vừa qua là Hartford thuộc bang Connecticut, với tỷ lệ 49,4/10.000 người. 

Ngỡ ngàng hình ảnh Syria thời thịnh vượng xưa kia

(Kiến Thức) - Loạt ảnh về đất nước Syria thời bình yên trong quá khứ khác xa khung cảnh tan hoang, đổ nát sau 7 năm nội chiến. 

Ngỡ ngàng hình ảnh Syria thời thịnh vượng xưa kia
Khách hàng trò chuyện tại một quán cà phê ở thủ đô Damascus năm 1995. Đầu những năm 1990 được xem là khoảng thời gian yên bình nhất đối với đất nước Syria. Ảnh Ifeng)
 Khách hàng trò chuyện tại một quán cà phê ở thủ đô Damascus năm 1995. Đầu những năm 1990 được xem là khoảng thời gian yên bình nhất đối với đất nước Syria. Ảnh Ifeng)

Cận cảnh quốc yến hoành tráng ông Trump “đãi” Tổng thống Pháp

(Kiến Thức) - Quốc yến hoành tráng chào đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte được đích thân Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania chuẩn bị. Được biết, đây là quốc yến đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump.

Cận cảnh quốc yến hoành tráng ông Trump “đãi” Tổng thống Pháp
Theo Daily Mail, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã đích thân chuẩn bị quốc yến thết đãi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte. Ảnh: AP.
 Theo Daily Mail, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đã đích thân chuẩn bị quốc yến thết đãi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte. Ảnh: AP.
Bà Melania tự tay chọn từng món đồ và chú ý đến từng chi tiết cho bữa tiệc quốc yến đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Bà Melania tự tay chọn từng món đồ và chú ý đến từng chi tiết cho bữa tiệc quốc yến đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump tại Nhà Trắng.  Ảnh: AP.
Vợ chồng Tổng thống Pháp Macron tới dự quốc yến tại Phòng Quốc yến của Nhà Trắng tối 24/4. Ảnh: AP.
 Vợ chồng Tổng thống Pháp Macron tới dự quốc yến tại Phòng Quốc yến của Nhà Trắng tối 24/4. Ảnh: AP.
Phòng tiệc rất ấm cúng với nến và hoa. Ảnh: DM.
 Phòng tiệc rất ấm cúng với nến và hoa. Ảnh: DM.
Bộ đồ ăn gồm dao, đĩa,…đều được làm bằng vàng. Ảnh: AP.
 Bộ đồ ăn gồm dao, đĩa,…đều được làm bằng vàng. Ảnh: AP.
Thực đơn quốc yến nhấn mạnh ảnh hưởng của Pháp đến văn hóa ẩm thực Mỹ, trong đó có món chính là thịt cừu, cơm Jambalaya,…Ảnh: AP.
 Thực đơn quốc yến nhấn mạnh ảnh hưởng của Pháp đến văn hóa ẩm thực Mỹ, trong đó có món chính là thịt cừu, cơm Jambalaya,…Ảnh: AP.
Trên mỗi bộ đĩa ăn đều có tờ thực đơn riêng. Ảnh: AP.
 Trên mỗi bộ đĩa ăn đều có tờ thực đơn riêng. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Macron cùng nhau nâng cốc trong buổi quốc yến tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Macron cùng nhau nâng cốc trong buổi quốc yến tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Trong buổi tiệc, ông chủ Nhà Trắng vừa nâng cốc với Tổng thống Pháp vừa khẳng định “tình hữu nghị của hai nước có thể sẽ ngày càng trở nên sâu sắc hơn”. Ảnh: AP.
 Trong buổi tiệc, ông chủ Nhà Trắng vừa nâng cốc với Tổng thống Pháp vừa khẳng định “tình hữu nghị của hai nước có thể sẽ ngày càng trở nên sâu sắc hơn”. Ảnh: AP.
Ivanka, con gái của Tổng thống Trump, cùng chồng Jared Kushner tới dự quốc yến tối 24/4. Ảnh: AP.
 Ivanka, con gái của Tổng thống Trump, cùng chồng Jared Kushner tới dự quốc yến tối 24/4. Ảnh: AP.
Được biết, trong quốc yến đầu tiên của Tổng thống Donald Trump có nhiều chính trị gia, tỷ phú và doanh nhân. Trong ảnh là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BI.
 Được biết, trong quốc yến đầu tiên của Tổng thống Donald Trump có nhiều chính trị gia, tỷ phú và doanh nhân. Trong ảnh là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BI.
Giám đốc CIA Mike Pompeo và phu nhân, Susan. Ảnh: BI.
 Giám đốc CIA Mike Pompeo và phu nhân, Susan. Ảnh: BI.
Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đi cùng vợ tới dự quốc yến. Ảnh: BI.
 Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đi cùng vợ tới dự quốc yến. Ảnh: BI.
Vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh: BI.
Vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh: BI. 
Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch và vợ, Jerry Hall, được mời tới dự tiệc. Ảnh: BI.
 Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch và vợ, Jerry Hall, được mời tới dự tiệc. Ảnh: BI.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin đi cùng vợ, bà Louise Linton, tới dự tiệc. Ảnh: BI.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin đi cùng vợ, bà Louise Linton, tới dự tiệc. Ảnh: BI. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.