Phản ứng của Nga-Trung sau Thông điệp Liên bang của Tổng thống Trump

Thế giới đã có những phản ứng trái chiều trước Thông điệp Liên bang đầu tiên của Tổng thống Donald Trump trình bày trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ trong hôm 31.1.

Phản ứng của Nga-Trung sau Thông điệp Liên bang của Tổng thống Trump
“Đối thủ” Trung Quốc - Nga
Bình luận việc Tổng thống Donald Trump coi Trung Quốc là 1 đối thủ thách thức các giá trị của Mỹ, Bắc Kinh thúc giục 2 bên cần quản lý sự khác biệt và hướng tới 1 tương lai tươi đẹp. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 31.1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Doanh nói: “Trung Quốc và Mỹ chia sẻ những lợi ích chung rộng rãi và quan trọng, nhưng cũng còn một số khác biệt”.
Reuters dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh nhấn mạnh rằng, thực tế và lịch sử cho thấy, hợp tác là sự lựa chọn đúng đắn nhất giữa 2 nước và những lợi ích chung vượt xa sự khác biệt. Bà Hoa Xuân Doanh hy vọng “Mỹ sẽ hợp tác với Trung Quốc giải quyết những khác biệt và bảo vệ sự phát triển vững chắc của quan hệ Mỹ-Trung”. Về lời kêu gọi của ông Donald Trump tái thiết kho vũ khí hạt nhân của Mỹ như 1 phần của việc tăng cường phòng thủ quốc gia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, Mỹ với tư cách là quốc gia hạt nhân lớn nhất, có trách nhiệm đặc biệt và ưu tiên là giải trừ hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) đọc Thông điệp liên bang năm 2018 tại Washington DC., ngày 30/1 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN).
 Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) đọc Thông điệp liên bang năm 2018 tại Washington DC., ngày 30/1 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN).
Trong khi những bình luận của bà Hoa Xuân Doanh mang tính hòa giải thì báo chí Trung Quốc lại không như vậy. Tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ trích chính sách thương mại bảo hộ của Washington và việc Mỹ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, cho rằng đây là những động thái ích kỷ. Tờ báo cảnh báo rằng, sự tích tụ bất mãn trong cộng đồng quốc tế về chính sách Mỹ có thể dẫn đến xói mòn và đe dọa tính bền vững của sự thịnh vượng Mỹ. Còn tờ Nhân dân nhật báo bình luận về lời kêu gọi quan hệ thương mại công bằng và đối ứng của ông Donald Trump rằng, Nhà Trắng nên “nghĩ lại về các chính sách thương mại của mình hơn là đổ lỗi cho các nước khác về thâm hụt thương mại và mất việc làm”.
Cùng với Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump trong Thông điệp Liên bang cũng chỉ đề cập đến Nga 1 lần như “đối thủ thách thức các lợi ích, kinh tế và giá trị của Mỹ”. Phát biểu với RT, thượng nghị sĩ Richard Black, bang Virginia cho rằng, việc Tổng thống Mỹ chỉ nhắc qua Nga và Trung Quốc có 1 lần trong bài diễn văn 90 phút không phải là sự trùng hợp, mà điều đó có nghĩa là ông Donald Trump không muốn đối đầu với 2 nước này. “Tôi không tin là ông ấy muốn gây căng thẳng với Nga hoặc Trung Quốc. Nhưng quyết định của Nhà Trắng ngăn chặn các biện pháp chế tài Nga theo Đạo luật chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) đã khiến giới diều hâu nổi giận. Do đó, Tổng thống buộc phải nhắc đến Nga và Trung Quốc theo cách tiêu cực, song chỉ thoáng qua mà thôi” - ông Black lập luận với RT.
Các nước Châu Á
Những bình luận trong Thông điệp Liên bang của ông Donald Trump về Triều Tiên được chú ý đặc biệt ở các nước Đông Bắc Á, nhất là nhận xét rằng, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên có thể sớm đe dọa đại lục Mỹ. Giới phân tích cảnh báo, lập trường cứng rắn của ông Donald Trump có thể khác với hy vọng hòa giải của chính phủ Hàn Quốc và các cuộc đàm phán rộng hơn về giải trừ hạt nhân.
Trong khi đó, tâm trạng chung ở Nhật Bản ít bi quan hơn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Natsuko Sakata nói với tờ The Straits Times rằng, Nhật Bản đánh giá cao những thông điệp mạnh mẽ và ông Donald Trump phát đi về sự cần thiết phải duy trì áp lực để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ở Ấn Độ, vấn đề nước này quan tâm trong Thông điệp Liên bang là nhập cư. Tờ Thời báo Ấn Độ lưu ý trong 1 bài viết rằng, hệ thống nhập cư dựa trên thành tích có thể mang lại lợi ích cho những công nhân tay nghề cao của Ấn Độ. Nhưng tờ báo cũng nói, ông Donald Trump đưa ra cả tin tốt lẫn tin xấu, khi ông nhắc đến việc chấm dứt di cư theo chuỗi hoặc nhập cư của các thành viên trong gia đình mở rộng.
Malaysia lại quan tâm đến ý mà ông Donald Trump nhấn mạnh là cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria cần làm nhiều hơn nữa, và rằng, nhà tù Vịnh Guantanamo - nơi giam giữ các chiến binh Hồi giáo khét tiếng - sẽ tiếp tục vận hành.
Tại Mỹ, kết quả của cuộc thăm dò dư luận công bố ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang cho thấy, đại đa số cử tri Mỹ bày tỏ ủng hộ đối với bài phát biểu này. Theo kết quả do CBS News thăm dò 1.178 cử tri, thì khoảng 80% cho rằng, Tổng thống đã cố gắng truyền đi thông điệp người dân Mỹ đoàn kết chứ không phải chia rẽ. Thông điệp Liên bang giành được sự ủng hộ của 97% cử tri đảng Cộng hòa, 72% cử tri độc lập và 43% cử tri đảng Dân chủ.

“Người sống sót” làm gì khi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang?

(Kiến Thức) - "Người sống sót được chỉ định" trong khi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang thường được đưa đến địa điểm bí mật để đề phòng một sự cố xảy ra có thể vô hiệu hóa toàn bộ ban lãnh đạo của nước Mỹ.

“Người sống sót” làm gì khi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang?
"Người sống sót được chỉ định" thường đưa đến một địa điểm bí mật cách xa nơi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội. Ảnh: Cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ Samuel R. Pierce Jr. là “người được chọn” trong ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc Thông điệp Liên bang vào tháng 1/1984.
 "Người sống sót được chỉ định" thường đưa đến một địa điểm bí mật cách xa nơi Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội. Ảnh: Cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ Samuel R. Pierce Jr. là “người được chọn” trong ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc Thông điệp Liên bang vào tháng 1/1984.
Truyền thống này được cho là bắt đầu từ thập niên 1960. Năm 1986, “người sống sót” là Bộ trưởng Nông nghiệp John Block (phải) đã ở nhà người bạn của ông trên bờ biển Vịnh Montego, Jamaica.
Truyền thống này được cho là bắt đầu từ thập niên 1960. Năm 1986, “người sống sót” là Bộ trưởng Nông nghiệp John Block (phải) đã ở nhà người bạn của ông trên bờ biển Vịnh Montego, Jamaica. 
Trong ngày Tổng thống đọc Thông điệp Liên bang năm 1990, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh khi đó Ed Derwinski đã ăn bánh pizza ngay gần nhà mình trong sự bảo vệ của lực lượng an ninh.
Trong ngày Tổng thống đọc Thông điệp Liên bang năm 1990, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh khi đó Ed Derwinski đã ăn bánh pizza ngay gần nhà mình trong sự bảo vệ của lực lượng an ninh. 
Năm 1996, “người sống sót được chỉ định” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân đạo Mỹ Donna Shalala đã ở trong Nhà Trắng.
 Năm 1996, “người sống sót được chỉ định” Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân đạo Mỹ Donna Shalala đã ở trong Nhà Trắng.
Năm 1997, Bộ trưởng Nông nghiệp Dan Glickman đã đến thăm con gái ở Manhattan.
Năm 1997, Bộ trưởng Nông nghiệp Dan Glickman đã đến thăm con gái ở Manhattan. 
Trong ngày Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang năm 1999, Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ khi đó là Andrew Cuomo chỉ ở nhà và dành thời gian bên các con.
 Trong ngày Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang năm 1999, Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ khi đó là Andrew Cuomo chỉ ở nhà và dành thời gian bên các con.
Năm 2000, Bộ trưởng Năng lượng Bill Richardson đã dành thời gian cùng gia đình đi nghỉ mát trên bãi biển ở Maryland. Họ ăn tối và uống bia dưới sự bảo vệ của các nhân viên Mật vụ Mỹ.
 Năm 2000, Bộ trưởng Năng lượng Bill Richardson đã dành thời gian cùng gia đình đi nghỉ mát trên bãi biển ở Maryland. Họ ăn tối và uống bia dưới sự bảo vệ của các nhân viên Mật vụ Mỹ.
Tuy nhiên, từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, những người sống sót được chỉ định này sẽ được đưa tới một địa điểm bí mật và họ sẽ không được phép tiết lộ cho phóng viên về trải nghiệm trong ngày đó.
Tuy nhiên, từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, những người sống sót được chỉ định này sẽ được đưa tới một địa điểm bí mật và họ sẽ không được phép tiết lộ cho phóng viên về trải nghiệm trong ngày đó. 
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ken Salazar là “người được chọn” vào năm 2011.
 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ken Salazar là “người được chọn” vào năm 2011.
Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Jim Nicholson đã được đưa tới một địa điểm bí mật bằng trực thăng.
 Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Jim Nicholson đã được đưa tới một địa điểm bí mật bằng trực thăng.
Năm 2010, đã có hai "người sống sót được chỉ định" trong ngày Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang, đó là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Shaun Donovan.
 Năm 2010, đã có hai "người sống sót được chỉ định" trong ngày Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang, đó là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển Đô thị Shaun Donovan.
Người sống sót được chỉ định năm nay trong khi Tổng thống Mỹ Trump đọc Thông điệp Liên bang tại Điện Capitol được thông báo là Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue.
Người sống sót được chỉ định năm nay trong khi Tổng thống Mỹ Trump đọc Thông điệp Liên bang tại Điện Capitol được thông báo là Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue. 

Bị cô giáo vu oan lấy trộm iPhone 6, nữ sinh uất ức treo cổ tự tử

Dù ra sức thanh minh nhưng nữ sinh treo cổ tự tử Vasanthapiriya vẫn bị các giáo viên tại trường ghép cho tội ăn cắp.

Bị cô giáo vu oan lấy trộm iPhone 6, nữ sinh uất ức treo cổ tự tử
Vasanthapiriya, 13 tuổi, là học sinh trường cấp hai SKM Methodist ở thành phố Nibong Tebal, bang Penang (Malaysia). Cô bé đã treo cổ tự tử vì bị các giáo viên tại trường vu oan cho tội ăn cắp.

Những hình ảnh về bức tường thép ngăn cách biên giới Mỹ-Mexico

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters đăng tải loạt ảnh mới về các mẫu tường biên giới Mỹ-Mexico. Về cơ bản, những mẫu tường biên giới này gần như đã hoàn thành và lựa chọn cuối cùng sẽ được đưa ra sau quá trình thẩm định.

Những hình ảnh về bức tường thép ngăn cách biên giới Mỹ-Mexico
Các mẫu tường biên giới Mỹ-Mexico mới dài khoảng 9m, cao 9m được xây dựng gần hàng rào biên giới hiện tại giữa hai nước. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Các mẫu tường biên giới Mỹ-Mexico mới dài khoảng 9m, cao 9m được xây dựng gần hàng rào biên giới hiện tại giữa hai nước. (Nguồn ảnh: Reuters)
Quyết định lựa chọn cuối cùng sẽ được đưa ra sau quá trình kiểm tra và thẩm định kỹ.
Quyết định lựa chọn cuối cùng sẽ được đưa ra sau quá trình kiểm tra và thẩm định kỹ. 
Một mẫu bức tường biên giới phía sau hàng rào hiện tại trong bức ảnh chụp từ phía Tijuana, Mexico.
Một mẫu bức tường biên giới phía sau hàng rào hiện tại trong bức ảnh chụp từ phía Tijuana, Mexico. 
Được biết, các mẫu tường biên giới này được khởi công xây dựng từ tháng 9/2017.
 Được biết, các mẫu tường biên giới này được khởi công xây dựng từ tháng 9/2017.
Thêm một mẫu tường biên giới nhìn từ phía Mexico.
 Thêm một mẫu tường biên giới nhìn từ phía Mexico.
5 trong số 8 mẫu tường biên giới Mỹ-Mexico gần như đã được hoàn thiện cạnh hàng rào hiện tại gần San Diego, California, Mỹ. Trước đó, trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng hàng rào biên giới mới giữa hai nước và sẽ yêu cầu phía Mexico trả tiền cho bức tường này.
5 trong số 8 mẫu tường biên giới Mỹ-Mexico gần như đã được hoàn thiện cạnh hàng rào hiện tại gần San Diego, California, Mỹ. Trước đó, trong chiến dịch tranh cử tổng thống hồi năm 2016, ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng hàng rào biên giới mới giữa hai nước và sẽ yêu cầu phía Mexico trả tiền cho bức tường này.
8 mẫu tường biên giới ở trung tâm bức ảnh nhìn từ Tijuana, Mexico.
  8 mẫu tường biên giới ở trung tâm bức ảnh nhìn từ Tijuana, Mexico. 
Một mẫu tường biên giới Mỹ-Mexico được xây dựng gần San Diego, bang California.
Một mẫu tường biên giới Mỹ-Mexico được xây dựng gần San Diego, bang California.
Phía trên mẫu tường biên giới này có gắn vật nhọn rất khó trèo qua.
 Phía trên mẫu tường biên giới này có gắn vật nhọn rất khó trèo qua.
Một đoạn hàng rào biên giới hiện tại ngăn cách Mỹ và Mexico.
Một đoạn hàng rào biên giới hiện tại ngăn cách Mỹ và Mexico. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.