Phần Lan sản xuất chai bia đặc biệt dành cho Thượng đỉnh Mỹ-Nga

(Kiến Thức) - Như một phần cho các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nga sẽ diễn ra tại Helsinki trong ngày 16/7 tới đây, một nhà máy sản xuất bia của Phần Lan đã cho ra đời một dòng bia đặc biệt dành cho hội nghị này.

Phần Lan sản xuất chai bia đặc biệt dành cho Thượng đỉnh Mỹ-Nga
Theo abc News, chai bia đặc biệt trên được một nhà máy bia thủ công của Phần Lan sản xuất và mới chỉ được tung ra thị trường vài ngày trước khi có thông tin cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nga sẽ diễn ra tại Helsinki trong ngày 16/7 tới đây.
Theo nhà máy bia RPS Brewing nơi sản xuất ra những chai bia này đây là loại bia đen đặc biệt do nhà máy này tự chưng cất dành phục vụ cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Siêu thị tại Helsinki bày bán những chai bia với hình ông Putin và ông Trump chơi oẳn tù tì được in trên vỏ chai cùng dòng chữ "Nào ta hãy phân xử mọi chuyện như người lớn". Ảnh: AFP/Getty.
Siêu thị tại Helsinki bày bán những chai bia với hình ông Putin và ông Trump chơi oẳn tù tì được in trên vỏ chai cùng dòng chữ "Nào ta hãy phân xử mọi chuyện như người lớn". Ảnh: AFP/Getty.  
Bia được sản xuất theo mỗi loạt 10.000 chai, vởi thiết kế nhãn mác đặc biệt. Trên nhãn bia in hình hai vị Tổng thống và dòng chữ: "Nào ta hãy phân xử mọi chuyện như người lớn".
Du khách đến thăm đất nước Phần Lan vào dịp này có thể tìm thấy phiên bản bia đặc biệt này trong các cửa hàng chuyên bán bia ở Helsinki hay bất kỳ đâu trên đất Phần Lan. Trước đó các mẫu thử của loại bia này cũng đã được nhà máy RPS Brewing gửi đến Đại sứ quan Mỹ và Nga tại Phần Lan.

Mời độc giả xem video: Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự thượng đỉnh NATO trước khi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki. (nguồn RT)

Sau khi hội nghị thượng đỉnh được xác nhận vào cuối tháng trước, chính quyền Phần Lan đã gấp rút chuẩn bị hậu cần và đảm bảo an ninh. Helsinki nhanh chóng “trang hoàng” lại Phủ tổng thống, địa điểm tổ chức hội nghị, và các quan chức đã phải hủy hoặc dời lịch nghỉ hè.
Trước nguy cơ về an ninh, chính phủ yêu cầu hàng nghìn cảnh sát, lực lượng tuần tra và nhân viên cứu hộ đang trong kỳ nghỉ quay lại làm việc. Cảnh sát trên cả nước được điều động về làm nhiệm vụ tại thủ đô, nâng số sĩ quan tại đây lên tới 2.000 người.
“Người Phần Lan có cảm xúc lẫn lộn về cuộc gặp”, Janne Riihelainen, chuyên gia an ninh quốc gia Phần Lan, nhận định. “Chúng tôi xây dựng hình ảnh là nước trung lập và tự hào với vị trí là bên dàn xếp hội nghị. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lo ngại về những thỏa thuận mà ông Trump và ông Putin có thể đạt được tại đây”.

Vụ mất tích bí ẩn suốt 100 năm của “ông trùm” mê gái đẹp

Sự mất tích bí ẩn của ông trùm rạp hát Canada vào những thập niên đầu tiên thế kỷ XX vẫn luôn là bài toán hóc búa với cảnh sát...

Vụ mất tích bí ẩn suốt 100 năm của “ông trùm” mê gái đẹp
Cuộc sống giàu sang, đầy quyền lực của các tỷ phú luôn khiến nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến họ phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm, thậm chí có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình. Dù luôn được vây quanh bởi đội ngũ vệ sĩ hùng hậu, xe bọc thép, kính chống đạn… nhưng nhiều người trong số đó vẫn không thể tránh khỏi những cái chết tức tưởi mà trong một số trường hợp, nguyên nhân ấy mãi mãi là một ẩn số không lời giải đáp. Loạt bài “Sự thật đằng sau cái chết bí ẩn của các tỷ phú” sẽ phần nào hé lộ nguyên nhân của những bi kịch ấy.
Chân dung ông trùm nhà hát Canada nửa đầu thế kỷ XX.
Chân dung ông trùm nhà hát Canada nửa đầu thế kỷ XX.

Sự biến mất của ông trùm “lắm tài nhiều tật”

Ngày 2/12/1919, ông trùm nhà hát Ambrose Joseph Small hoàn thành những công việc cuối cùng tại văn phòng của mình trong Nhà hát lớn Grand Opera House, nằm ngay tuyến đường trung tâm thành phố Toronto, Canada trước khi trao trả nó cho người khác. Trước đó, Ambrose bất ngờ có một quyết định khó hiểu, bán toàn bộ tài sản mình sở hữu và thu về một khoản tiền khổng lồ thời điểm đó.

18h, khi mọi việc hoàn tất, Small rời văn phòng và mua một tờ báo từ người bán hàng rong. Khoác vào người chiếc áo choàng, Ambrose biến mất vào màn đêm lạnh lẽo của mùa đông và không bao giờ được nhìn thấy lần nữa.

Trong nhiều năm sau đó, sự biến mất không một dấu vết của Ambrose Small đã trở thành một trong những sự kiện gây chấn động nhất Canada. Điều kỳ lạ là số tài sản ấy vẫn còn nguyên vẹn, chẳng hề có dấu hiệu bị cướp phá.

Ambrose Small sinh ngày 11/1/1863. Từ nhỏ, ông trùm này đã là một đứa trẻ thông minh và đầy tham vọng. Khi trưởng thành, người đàn ông này nổi tiếng vì sở hữu hầu hết các rạp hát ở miền Đông Canada. Trong vòng 40 năm, Ambrose Small đã xây dựng đế chế nhà hát và tích lũy được số tài sản khổng lồ. Ông có một cuộc sống đáng mơ ước cùng một người vợ cũng khá giả - được thừa kế một nhà máy bia từ cha.

Tuy nhiên, tính cách Ambrose Small chẳng hề dễ chịu chút nào. Vị tỷ phú “lắm tài nhiều tật” này có niềm đam mê với cờ bạc, các cô gái nóng bỏng và kỳ thị người nghèo. Vì vậy, ông cũng có không ít kẻ thù.

Nhà hát Grand Opera House từng thuộc sở hữu của Ambrose Small cũng là nơi cuối cùng người ta còn nhìn thấy ông.
Nhà hát Grand Opera House từng thuộc sở hữu của Ambrose Small cũng là nơi cuối cùng người ta còn nhìn thấy ông.

Những nỗ lực không có kết quả

Cứ như vậy, vị tỷ phú này biến mất, không để lại bất kỳ dấu vết hay manh mối nào. Sau 2 tuần nỗ lực tìm kiếm không có kết quả, vợ ông – bà Theresa Small mới chính thức gửi đơn tới cảnh sát báo chồng mình mất tích.

Ban đầu, cảnh sát nhận định đây là một vụ bắt cóc. Gia đình ông trùm đã quyết định tặng thưởng 50.000 USD, mức thưởng cao nhất tại Canada vào thời điểm đó, cho ai cung cấp được thông tin quan trọng về tung tích của ông nhưng không có kết quả.

Trong thời gian hai tuần trước khi Ambrose được báo cáo mất tích, John Doughty, trợ lý thân cận nhất của ông trùm cũng biến mất. Cảnh sát sau đó đã điều tra ra việc Doughty từng đến văn phòng của Ambrose hai lần vào ngày vị tỷ phú biến mất và lấy đi những tấm séc trị giá 150.000 USD.

Thông báo mất tích của Ambrose Small được đăng tải rộng rãi.
Thông báo mất tích của Ambrose Small được đăng tải rộng rãi.

Nghi vấn lúc này đặt vào John Doughty, nhưng cảnh sát đã phải mất tới 11 tháng mới tìm ra được viên trợ lý. Tuy nhiên, quá trình điều tra cho thấy John Doughty chỉ phạm tội ăn cắp và bị kết án 6 năm tù giam.

Không tìm thấy thi thể, chẳng thấy thông báo đòi tiền chuộc, cũng không có nhân chứng cung cấp tin tức, cuộc điều tra vì thế mà dậm chân tại chỗ. Về sau, các thám tử lại đưa ra động cơ nằm trong khối tài sản khổng lồ mà vị tỷ phú vừa bán đi và vì thế, người vợ của Ambrose trở thành nghi phạm số 1, song cũng không thể tìm được bằng chứng nên bà đã được chứng minh là trong sạch.

Trong nỗ lực tìm kiếm ông trùm rạp hát, cảnh sát Canada đã phải nhờ tới cả các nhà tâm linh, song vẫn không thu được kết quả.

Vào ngày 4/12/1960, cảnh sát Toronto đã chính thức đóng tập hồ sơ dày gần 1 mét liên quan đến sự mất tích bí ẩn của ông trùm Ambrose Small sau nhiều thập kỷ không thể tìm ra manh mối, với giả thuyết ông này đã mất trí nhớ và tự ở ẩn với mọi người. Về phần số tiền của Ambrose, nó đã được quyên tặng tất cả cho nhà thờ. Và tới nay, dù 100 năm đã trôi qua nhưng số phận của ông trùm nổi tiếng một thời Ambrose Small vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Lộ chân dung băng đảng khét tiếng Canada hành hung đạo diễn "Kong"

Jordan dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen - những kẻ đã tấn công anh ở quán bar Sài Gòn.

Lộ chân dung băng đảng khét tiếng Canada hành hung đạo diễn "Kong"
Jordan Vogt-Roberts về Mỹ sau vụ tấn công
Jordan Vogt-Roberts về Mỹ sau vụ tấn công

Ngày 20/9/2017, Jordan trở về Mỹ. Các chuyên gia ở Beverly Hills còn kết luận chấn thương của anh nặng hơn so với chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ tại Việt Nam. Chia sẻ với nhà báo Max Marshall của tạp chí GQ, Jordan nói rằng với những vết thương đó chỉ thiếu chút nữa là anh đã bỏ mạng. 

Hàng tuần sau khi sự việc diễn ra, Jordan vẫn thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu, mất phương hướng. Thay vì mua nhà ở Sài Gòn như kế hoạch trước đó, Jordan quyết định ở lại quê nhà để dưỡng thương.

Thế những Jordan không nguôi nhớ Việt Nam, đất nước đã cho anh bình yên và cảm hứng sáng tạo. Đáng buồn là những trải nghiệm tốt đẹp đó kết thúc trong hoảng loạn và chấn thương. Jordan nhận ra, điều duy nhất có thể khiến anh trấn tĩnh và quay trở về cuộc sống bình thường của mình chính là cố gắng mang những kẻ thủ ác ra ánh sáng. 

Jordan bắt đầu điều tra bằng cách thu thập những mẩu thông tin từ bạn bè và những người khách khác của XOXO. Anh liên lạc với họ qua Facebook Messenger. Manh mối đầu tiên mà Jordan có được là thông tin đám côn đồ đó không phải người Việt Nam, mà là người Canada.

Thực ra, chúng là người Canada gốc Việt, những kẻ buôn bán ma túy đang chạy trốn tới Việt Nam nhằm thoát khỏi áp lực ừ Vancouver, đồng thời mở rộng đường dây buôn bán toàn cầu của mình. Những nguồn tin của Jordan nhắc đến hai cái tên: “Cường” và “Kenny”. 

Jordan dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen - những kẻ đã tấn công anh ở quán bar Sài Gòn.
Jordan dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen - những kẻ đã tấn công anh ở quán bar Sài Gòn.

Tìm kiếm trên Google với thông tin “Kenny Cuong Vancouver Vietnam”, Max Marshall tìm thấy một kết quả đáng lưu ý: Ken Cường Mạnh Nguyễn, kẻ nằm trong danh sách truy nã của Cảnh sát Hoàng gia Canada. Y có một hình xăm hổ trên vai trái và một chiếc sẹo gần bên mắt phải. Sau khi giết chết một đối thủ giang hồ bên ngoài một hộp đêm ở Vancouver vào năm 1999, Kenny đã trở thành tên tội phạm khét tiếng.

Sau khi Jordan gửi ảnh của Ken Cường Mạnh Nguyễn cho một người bạn, anh đã xác nhận đây chính là một trong những kẻ tấn công. Từ những thông tin lượm lặt ở các nguồn khác nhau, Jordan đã xâu chuỗi và đưa ra kết luận: hai côn đồ người Canada, cùng tên là Cường, chính là kẻ đã dẫn đầu vụ hành hung ở XOXO tối hôm đó. Trong đó chắc chắn có Kenny Cường Mạnh Nguyễn.

Lục tìm qua những bức ảnh tại tòa án và những hình ảnh tại các hộp đêm, hỏi han từ cả cảnh sát Việt Nam lẫn cảnh sát Canada, Jordan và Max Marshall dần tìm thêm được những manh mối về đám xã hội đen. Theo nguồn tin cấp cao của cảnh sát Vancouver, Kenny Cường vốn là thành viên của Chinatown Boys, một băng đảng khét tiếng ở Canada.

Do vị trí địa lý, địa hình cũng như những quy định thoáng về quản lý ma túy, Vancouver trở thành một tụ điểm cho việc buôn bán, tàng trữ chất cấm. Sau khi bị bắt và chịu án tù với tội danh giết người ở Vancouver, vào năm 2012, Kenny Cường đã được phép tại ngoại.

Theo quy chế tại ngoại, y không được xuất cảnh Canada, không được tham gia vào băng đảng hay lui tới các hộp đêm, thế nhưng những quy định này đã không được siết chặt. Y nộp đơn xin Hội đồng Tại ngoại Canada đến Việt Nam từ tháng 4 – tháng 5/2015 và được chấp thuận, tuy nhiên sau đó y đã không quay trở lại.

Theo cảnh sát Vancouver, Kenny Cường có dính líu đến tổ chức buôn bán ma túy với cái tên “Liên hợp quốc”, được biết đến với dấu hiệu “U.N.” khắc ghi trên mỗi kiện hàng và ghi trên bia mộ các thành viên sau khi chết. Theo một chuyên gia theo dõi “Liên hợp quốc”, bọn chúng đã từng thực hiện những phi vụ hàng triệu đô với băng đảng Sinaloa của trùm tội phạm El Chapo, vận chuyển ma túy bằng máy bay qua biên giới Canada-Mỹ.

Một trong những kẻ đứng đầu tổ chức này là trùm ma túy Billy Trần. Billy Trần đã góp phần giật dây cuộc chiến ma túy chống lại băng đảng Red Scorpions (Bọ Cạp Đỏ) và Wolf Pack (Bầy Sói), một cuộc chiến đẫm máu đã lấy đi hơn 60 mạng người.

Ở Sài Gòn, Jordan gặp gỡ những nạn nhân khác trong cuộc tấn công
Ở Sài Gòn, Jordan gặp gỡ những nạn nhân khác trong cuộc tấn công

Vào ngày 27/9/2017, với tư cách là Đại sứ Du lịch, anh đã đăng tải một thông cáo chính thức về sự việc. Anh khẳng định vụ tấn công không làm suy giảm tình yêu anh dành cho Việt Nam, bởi những kẻ thủ ác “không đại diện cho đất nước và những con người tuyệt vời nơi đây”. Anh bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào việc các cơ quan chức năng sẽ đem lại công lý, đưa những kẻ tội phạm này ra ánh sáng.

Choáng mức đền bù “khủng” vì con bị trao nhầm ở nước ngoài

Một cơ sở y tế ở Pháp bị buộc phải đền bù số tiền khổng lồ cho hai em bé bị trao nhầm, phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình.

Choáng mức đền bù “khủng” vì con bị trao nhầm ở nước ngoài
Bà Sophie Serrano và con gái Manon.
Bà Sophie Serrano và con gái Manon.

Theo Irish Times, năm 2015, một cơ sở y tế ở Pháp đã phải đền bù 400.000 euro (hơn 10 tỷ đồng) cho mỗi em bé bị hoán đổi, 300.000 euro cho 3 cha mẹ liên quan đến vụ việc, và 60.000 euro cho ba anh chị em ruột.

Tổng số tiền đền bù lên tới 1,88 triệu euro (hơn 50 tỷ đồng) vì vụ trao nhầm trẻ sơ sinh bị phát hiện sau 20 năm. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 12 triệu euro mà các gia đình đòi đền bù.

Vụ việc bắt đầu từ năm 1994, khi khi Sophie Serrano nhận lại con gái Manon từ lồng ấp vì chứng vàng da, bà có cảm giác tóc của đứa bé dường như mọc quá nhanh. Tuy nhiên, y tá nói rằng không cần phải lo lắng vì “đó là điều thường xảy ra dưới ánh đèn”.

Ở một phòng khác cùng bệnh viện, một bà mẹ khác cũng đang có cùng vấn đề. Mái tóc của con gái của bà, Mathilde có vẻ ngắn đi sau thời gian nằm trong lồng ấp.

Cả hai gia đình sau đó đưa con về nhà và bắt đầu cuộc sống riêng mà không hay biết chuyện gì xảy ra.

3 năm sau, tóc của Manon trở nên xoăn hơn còn da thì màu ô liu, không hề giống cha mẹ. Người cha sau đó đã ly thân với vợ vì những lời đồn rằng đó là con gái của người khác.

Năm 2004, kết quả kiểm tra ADN cho thấy Manon không phải là con gái của cha mẹ nhà Serrano. Cuộc điều tra sau đó xác định con ruột của gia đình thực tế lại ở một ngôi nhà khác cách xa 32km.

Cả hai gia đình sau đó đưa vụ việc ra tòa. Trong phiên xử năm 2010, tòa án ghi nhận việc hai nữ y tá đã trao nhầm con, nhưng không tuyên án họ.

Mãi đến năm 2015, tòa án mới yêu cầu cơ sở y tế ở Pháp trả số tiền tổng cộng 1,88 triệu euro.

Đáng chú ý, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, hai gia đình hầu như không có mối liên hệ trực tiếp nào trừ những khi cần thiết phải gặp luật sư.

“Chúng tôi cố gắng để tạo nên một mối liên kết, tìm kiếm vị trí cho những người kia trong cuộc sống của mình, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra”, bà Sophie Serrano nói. “Mọi việc quá đau đớn, vì vậy chúng tôi đành phải đi trên những con đường riêng rẽ”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.