Phân biệt triệu chứng Covid-19 và phản ứng sau tiêm vaccine

Một số tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 có thể giống triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2. Vậy làm thế nào để nhận biết sự khác biệt giữa 2 hiện tượng này?

Phân biệt triệu chứng Covid-19 và phản ứng sau tiêm vaccine

Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, người dân luôn cần cảnh giác để không lây nhiễm virus cho người xung quanh nếu mắc bệnh.

Ngay cả sau khi tiêm vaccine, bạn vẫn có thể mắc Covid-19. Hoặc bạn cũng có khả năng nhiễm virus trước khi tiêm vaccine nhưng không biết mình đã mắc bệnh. Với trường hợp như vậy, bạn rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng đặc trưng của Covid-19 và tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vaccine.

Dấu hiệu dễ nhầm lẫn

Theo India Times, SARS-COV-2 gây Covid-19 có thể gây nhiễm trùng nhẹ đến trung bình, thậm chí dẫn đến biến chứng nặng với nguy cơ nhập viện cao. Một số người có thể không xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn mang mầm bệnh tiềm ẩn. Các triệu chứng phổ biến khi mắc Covid-19 là sốt, mệt mỏi, đau cơ, mất khứu giác và vị giác.

Thật khó để dự đoán bạn sẽ cảm thấy như thế nào sau khi tiêm Covid-19, vì tác dụng phụ khác nhau ở mỗi người. Hệ thống miễn dịch của cơ thể vẫn sẽ học cách phản ứng với virus, vì vậy, bạn không nên lo lắng nếu không gặp bất cứ điều gì sau tiêm.

Khi bạn được tiêm vaccine Covid-19, vaccine dạy cho hệ thống miễn dịch của cơ thể cách nhận biết và chống lại virus gây bệnh. Đôi khi quá trình này có thể gây ra các phản ứng như sốt. Các phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine Covid-19 bao gồm:

- Phản ứng cục bộ: Hầu hết triệu chứng thường nhẹ và đau cục bộ tại vị trí tiêm nhưng cũng bao gồm đỏ, ngứa hoặc nóng và sưng các tuyến (hạch bạch huyết) ở nách. Những phản ứng này đạt đỉnh điểm vào ngày sau tiêm vaccine và thường kéo dài hơn một ngày.

- Phản ứng phụ toàn thân: Phản ứng phổ biến nhất là mệt mỏi và nhức đầu, sốt, ớn lạnh hoặc rùng mình, đau cơ hoặc khớp, tiêu chảy, buồn nôn. Những triệu chứng này đạt đỉnh điểm xảy ra vào khoảng 24 giờ sau khi tiêm và kéo dài 1-2 ngày.

Phan biet trieu chung Covid-19 va phan ung sau tiem vaccine

Sốt là triệu chứng phổ biến có thể xảy ra ở người mắc Covid-19 và phản ứng sau tiêm vaccine. Ảnh: Indiatimes.

Những triệu chứng này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo nên lớp bảo vệ để chống lại virus, đồng thời ngăn ngừa bệnh nặng, giảm đáng kể khả năng nhập viện và tử vong.

Tuy nhiên, việc bảo vệ này không hoàn toàn 100% với những người đã tiêm một hoặc 2 mũi vaccine Covid-19. Họ vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh và làm lây lan virus cho người khác, đặc biệt là trường hợp chưa được tiêm vaccine như người dưới 18 tuổi, những người nằm trong nhóm chống chỉ định tiêm chủng…

Nhóm nghiên cứu điều hành ứng dụng Zoe Covid (Anh) cho biết điều quan trọng cần nhớ là bạn vẫn có thể mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng. Vì sau tiêm, cơ thể cần thời gian để hình thành khả năng miễn dịch.

Sau tiêm mũi 1, vaccine cần ít nhất sau 14 ngày mới có tác dụng và mức bảo vệ chỉ đạt ở mức thấp. Sau tiêm mũi thứ 2, từ một tháng trở lên, vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu. Tuy nhiên, hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60-90% tùy theo từng loại vaccine.

Vì vậy, bạn phải cảnh giác và chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị nhiễm bệnh, giúp bảo vệ bản thân và cả những người xung quanh. Đặc biệt, với những người sống trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm nCoV cao, bản thân cần nâng cao cảnh giác dù đã được tiêm vaccine.

Phan biet trieu chung Covid-19 va phan ung sau tiem vaccine-Hinh-2

Ho dai dẳng là triệu chứng xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 nhưng không phải phản ứng sau tiêm vaccine. Ảnh: Thepharmaceuticaljournal.

Các điểm khác biệt

Các tác dụng toàn thân sau khi tiêm vaccine có thể giống triệu chứng Covid-19. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác biệt chính.

Phản ứng phụ sau tiêm vaccine thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, và biến mất trong 1-2 ngày. Nếu bạn vẫn cảm thấy không khỏe khi đã tiêm vaccine được vài ngày, bạn nên tự cách ly và đi xét nghiệm để kiểm tra xem liệu có bị nhiễm SARS-CoV-2 hay không.

Tiến sĩ Susan Louw, chuyên gia huyết học tại Dịch vụ Phòng thí nghiệm Y tế Quốc gia (Nam Phi), cho biết tác dụng phụ của vaccine thường kéo dài trong thời gian ngắn hơn so với triệu chứng mà bạn có thể gặp phải nếu mắc Covid-19. Ngoài ra, tác dụng phụ sau tiêm cũng có thể nhẹ hơn khi so sánh.

Mất khứu giác/vị giác, khó thở, chảy nước mũi và ho dai dẳng không phải là phản ứng phụ sau tiêm vaccine, nhưng nằm trong số những dấu hiệu phổ biến của Covid-19. Nếu bạn mắc phải một trong các triệu chứng này, bạn nên tự cách ly và đi xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Tiến sĩ Kgosi Letlape, cựu Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn Y tế Nam Phi, cho biết tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine có thể là ngứa, sưng, đỏ hoặc đau tại chỗ tiêm, mặc dù một số người không gặp phải trường hợp này.

Nếu không chắc mình đang gặp phải tác dụng phụ của vaccine hay nhiễm virus, tốt nhất là bạn nên làm xét nghiệm Covid-19. "Nếu nghi ngờ, đừng tự chẩn đoán và tự điều trị. Hãy báo cáo với cơ sở tiêm vaccine và nhân viên y tế để được tư vấn", tiến sĩ Letlape nói.

48h Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới

Bản tin 18h ngày 24/1, của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Việt Nam hiện có 1.548 bệnh nhân. Hôm nay cũng đã trải qua 48h, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

48h Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 mới
Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 18h ngày 24/01: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.

- Tính từ 18h ngày 23/01 đến 18h ngày 24/01: 0 ca mắc mới.

Số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang sẽ tăng nhanh

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4: Trong 7-10 ngày tới, Bắc Giang sẽ bước vào thời điểm dịch phát triển mạnh hay còn gọi là giai đoạn cấp tính của Covid-19. Do đó, số bệnh nhân sẽ tăng nhanh.

Số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang sẽ tăng nhanh

Đến sáng nay (16/5), Bắc Giang đã trở thành địa phương có số ca mắc Covid-19 cao nhất Việt Nam trong đợt bùng dịch này (314 ca).

Trong buổi làm việc tối muộn hôm qua tại Bắc Giang, các chuyên gia của đoàn Bộ Y tế nhận định việc phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương này còn nhiều vướng mắc, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể.

Nếu ca nhiễm tăng nhanh, Bắc Giang sẽ không còn nơi điều trị

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4: Đó là lo ngại của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trước thực trạng số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang đang tăng và lớn nhất cả nước.

Nếu ca nhiễm tăng nhanh, Bắc Giang sẽ không còn nơi điều trị

Chiều 16/5, trong cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tại đầu cầu tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết lây nhiễm của dịch Covid-19 ở Bắc Giang còn rất phức tạp, khó lường.

Điều trị là gánh nặng lớn của Bắc Giang

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.