Phân biệt loại trà nên và không nên uống hàng ngày

Phân biệt loại trà nên và không nên uống hàng ngày

(Kiến Thức) - Ngày nay thảo dược nào ngâm trong nước đều được coi là "trà" nhưng không phải trà nào cũng tốt. Kiến Thức sẽ giúp bạn đọc không còn bối rối về việc nên uống loại trà nào.

Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi  nên uống loại trà nào là trà đen vì loại trà này không chỉ có nhiều loại ngon mà còn tốt cho sức khỏe, từ giảm cân đến chống những bệnh như ung thư, tiểu đường… Điều quan trọng nhất khi uống trà đen chính là liều lượng. Trong trà đen có một lượng nhỏ chất florua và nếu chỉ uống từ một đến vài cốc. Nhưng nếu uống vượt quá 20mg florua mỗi ngày thì sau một thời gian sẽ bị bệnh xương dễ gãy.
Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi nên uống loại trà nào là trà đen vì loại trà này không chỉ có nhiều loại ngon mà còn tốt cho sức khỏe, từ giảm cân đến chống những bệnh như ung thư, tiểu đường… Điều quan trọng nhất khi uống trà đen chính là liều lượng. Trong trà đen có một lượng nhỏ chất florua và nếu chỉ uống từ một đến vài cốc. Nhưng nếu uống vượt quá 20mg florua mỗi ngày thì sau một thời gian sẽ bị bệnh xương dễ gãy.
Có một lượng lớn người trên thế giới thích uống trà xanh và loại trà này được coi là đồ uống tốt cho sức khỏe nhất thế giới do chứa một lượng lớn chất EGCG. Do vậy công dụng của trà xanh giống như một loại thuốc kích thích chức năng não, hỗ trợ giảm cân, chống các bệnh tim mạch và ung thư.
Có một lượng lớn người trên thế giới thích uống trà xanh và loại trà này được coi là đồ uống tốt cho sức khỏe nhất thế giới do chứa một lượng lớn chất EGCG. Do vậy công dụng của trà xanh giống như một loại thuốc kích thích chức năng não, hỗ trợ giảm cân, chống các bệnh tim mạch và ung thư.
Đã từ lâu trong y học truyền thống, gừng được dùng để điều trị tình trạng buồn nôn, các bệnh tiêu hóa. Vì vậy không có lý do gì để không uống trà gừng. Trà gừng đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai bị ốm nghén, làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Đối với những người tập thể dục, trà gừng còn có tác dụng làm giảm đau cơ.
Đã từ lâu trong y học truyền thống, gừng được dùng để điều trị tình trạng buồn nôn, các bệnh tiêu hóa. Vì vậy không có lý do gì để không uống trà gừng. Trà gừng đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai bị ốm nghén, làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Đối với những người tập thể dục, trà gừng còn có tác dụng làm giảm đau cơ.
Trà trắng cũng được làm từ lá cây trà xanh nhưng có vị ngọt và dễ uống hơn, phù hợp với những người không ưa vị đắng của trà xanh. Sự khác nhau giữa trà xanh và trà trắng nằm ở cách xử lý lá trà. Trà trắng được làm từ những búp lá non nhất còn nguyên lông tơ và gần như màu trắng. Trà được hấp để chống oxy hóa nên lượng catechin trong trà trắng rất vừa phải.
Trà trắng cũng được làm từ lá cây trà xanh nhưng có vị ngọt và dễ uống hơn, phù hợp với những người không ưa vị đắng của trà xanh. Sự khác nhau giữa trà xanh và trà trắng nằm ở cách xử lý lá trà. Trà trắng được làm từ những búp lá non nhất còn nguyên lông tơ và gần như màu trắng. Trà được hấp để chống oxy hóa nên lượng catechin trong trà trắng rất vừa phải.
Rất nhiều nước coi uống trà là một lễ nghi để thư giãn. Tuy nhiên, nếu vấn đề căng thẳng bạn đang gặp phải là quá sức chịu đựng thì nên chuyển sang uống trà hoa dâm bụt vì trà này có tác dụng làm giảm huyết áp.
Rất nhiều nước coi uống trà là một lễ nghi để thư giãn. Tuy nhiên, nếu vấn đề căng thẳng bạn đang gặp phải là quá sức chịu đựng thì nên chuyển sang uống trà hoa dâm bụt vì trà này có tác dụng làm giảm huyết áp.
Đứng đầu danh sách các loại trà không nên uống là trà thải độc. Trong hầu hết các loại trà thải độc đều có một thành phần là lá senna gây kích thích màng ruột khiến bạn nhuận tràng. Bạn chỉ nên uống trà thải độc nếu bạn đang bị táo bón vì trà thải độc không chỉ gây mất nước mà còn làm mất luôn cả những chất quan trọng như chất điện giải và các chất có lợi cho sức khỏe khác.
Đứng đầu danh sách các loại trà không nên uống là trà thải độc. Trong hầu hết các loại trà thải độc đều có một thành phần là lá senna gây kích thích màng ruột khiến bạn nhuận tràng. Bạn chỉ nên uống trà thải độc nếu bạn đang bị táo bón vì trà thải độc không chỉ gây mất nước mà còn làm mất luôn cả những chất quan trọng như chất điện giải và các chất có lợi cho sức khỏe khác.
Đối với những người dễ bị thương thì một cốc trà liên mộc là tốt vì liên mộc có tính năng làm lành vết thương, vết bầm, thậm chí cả gãy xương. Nhưng liên mộc là một loại thảo dược có chứa chất pyrrolizidine alkaloids gây hại cho gan. Nguy cơ cao hay thấp tùy thuộc vào thời gian thu hoạch và phần nào của liên mộc được dùng làm trà. Vì nguy cơ này nên trà liên mộc bị cấm ở Mỹ và rất nhiều nước.
Đối với những người dễ bị thương thì một cốc trà liên mộc là tốt vì liên mộc có tính năng làm lành vết thương, vết bầm, thậm chí cả gãy xương. Nhưng liên mộc là một loại thảo dược có chứa chất pyrrolizidine alkaloids gây hại cho gan. Nguy cơ cao hay thấp tùy thuộc vào thời gian thu hoạch và phần nào của liên mộc được dùng làm trà. Vì nguy cơ này nên trà liên mộc bị cấm ở Mỹ và rất nhiều nước.
Ngoài trà gừng, trà hoa dâm bụt và trà bạc hà thì nên tránh xa bất kỳ loại trà nào mang tên thảo dược. Tác dụng tích cực duy nhất của trà thảo được là trấn yên nhưng hầu hết trà thảo dược đều có nguồn gốc không khoa học hoặc theo tài liệu y học cổ truyền.
Ngoài trà gừng, trà hoa dâm bụt và trà bạc hà thì nên tránh xa bất kỳ loại trà nào mang tên thảo dược. Tác dụng tích cực duy nhất của trà thảo được là trấn yên nhưng hầu hết trà thảo dược đều có nguồn gốc không khoa học hoặc theo tài liệu y học cổ truyền.
Đến từ Nam Thái Bình Dương, trà kava tuy được coi là thuốc chống lo lắng nhưng vì có đặc tính làm dịu nên dễ làm người uống bị say. Trà này đã bị cấm tại Australia và Ba Lan vì gây bệnh gan và gây ngứa da.
Đến từ Nam Thái Bình Dương, trà kava tuy được coi là thuốc chống lo lắng nhưng vì có đặc tính làm dịu nên dễ làm người uống bị say. Trà này đã bị cấm tại Australia và Ba Lan vì gây bệnh gan và gây ngứa da.
Dù bạn chọn loại trà nào thì chất lượng cũng nên được ưu tiên hàng đầu. Một nghiên cứu năm 2013 phát hiện ra hơn 70% trong số 30 loại trà được kiểm nghiệm có lượng chì không an toàn, 20% có nồng độ nhôm không an toàn. Các chuyên gia khuyên không nên uống các loại trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, Sri Lanka và Ấn Độ vì đất ở đây bị nhiễm độc.
Dù bạn chọn loại trà nào thì chất lượng cũng nên được ưu tiên hàng đầu. Một nghiên cứu năm 2013 phát hiện ra hơn 70% trong số 30 loại trà được kiểm nghiệm có lượng chì không an toàn, 20% có nồng độ nhôm không an toàn. Các chuyên gia khuyên không nên uống các loại trà có nguồn gốc từ Trung Quốc, Sri Lanka và Ấn Độ vì đất ở đây bị nhiễm độc.
Ngoài ra không nên uống các loại trà có vị chanh vì chanh hay axit citric có trong túi trà khiến lá trà tiết ra nhiều kim loại nặng hơn. Cuối cùng, khi uống trà túi lọc không nên ngâm quá 3 phút và nếu có điều kiện kinh tế thì nên uống các loại trà đắt tiền hoặc trà nguyên lá như trà ô-long hay trà darjeeling. (Nguồn ảnh: Mashed)
Ngoài ra không nên uống các loại trà có vị chanh vì chanh hay axit citric có trong túi trà khiến lá trà tiết ra nhiều kim loại nặng hơn. Cuối cùng, khi uống trà túi lọc không nên ngâm quá 3 phút và nếu có điều kiện kinh tế thì nên uống các loại trà đắt tiền hoặc trà nguyên lá như trà ô-long hay trà darjeeling. (Nguồn ảnh: Mashed)

GALLERY MỚI NHẤT