Phạm nhân sẽ được lao động ngoài trại giam

Bộ Công an đã tiến hành thí điểm, cho phép các trại giam được thành lập “khu sản xuất” và được liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để thành lập các “điểm lao động, dạy nghề” ngoài trại giam.

Sáng 10/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 30, cho ý kiến về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Một trong những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến quy định về tổ chức khu sản xuất, điểm lao động cho phạm nhân ngoài trại giam.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, chính sách nhất quán của Nhà nước ta từ trước đến nay là: Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội... Do đó, đối với người bị phạt tù, lao động, học tập (bao gồm cả học nghề) là nghĩa vụ bắt buộc và là nội dung quan trọng trong công tác giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Pham nhan se duoc lao dong ngoai trai giam
 
Cạnh đó, việc tổ chức lao động cho phạm nhân không chỉ nhằm giáo dục cải tạo mà còn mục đích cải thiện bữa ăn, dạy nghề, tạo thêm khoản thu nhập, chuẩn bị cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng...
Theo cơ quan thẩm tra dự án Luật, những năm qua, số người phải chấp hành án tù tại các trại giam ngày càng tăng. Điều kiện các trại giam hiện còn nhiều khó khăn, dù nhà nước đã rất quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở giam giữ. Nhiều trại giam thiếu diện tích đất, thiếu mặt bằng để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam.
“Việc giam giữ tập trung phạm nhân với số lượng lớn trong một thời gian dài, nếu không tạo việc làm cho họ sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nguy cơ mất an ninh, an toàn tại các trại giam là rất lớn, rất khó khăn cho công tác quản lý phạm nhân”- bà Nga nói.
Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện cả nước có 54 trại giam do Bộ này quản lý. Hầu hết các trại giam này đều đóng trên các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, giao thông không thuận lợi dẫn đến khó khăn trong thu hút đầu tư, tìm kiếm việc làm để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân.
Thời gian qua, các trại giam đã liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trong trại giam (chủ yếu là gia công may mặc, hàng thủ công nghiệp, chế biến nông sản...). Cách thức này tuy thuận lợi cho việc quản lý phạm nhân vì lao động được tổ chức trong trại giam, nhưng chỉ có thể tập trung vào một số ngành lao động thủ công, giá trị thu nhập thấp và nhà nước phải đầu tư lớn về nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vì các doanh nghiệp không được phép đầu tư trong trại giam. Do việc sản xuất trong trại giam không thuận lợi cho doanh nghiệp, nên vừa qua rất khó thu hút được doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào sản xuất.
Để tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Công an đã tiến hành thí điểm, cho phép các trại giam được thành lập “khu sản xuất” và được liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để thành lập các “điểm lao động, dạy nghề” ngoài trại giam. “Tổng kết thực tiễn cho thấy, trong tổng số gần 7.000 phạm nhân ra ngoài lao động chỉ có một phạm nhân bỏ trốn”- bà Nga cho biết.
Từ những phân tích nêu trên, Uỷ ban Tư pháp và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất đề nghị bổ sung quy định cho phép trại giam thành lập khu sản xuất, điểm lao động và cho phép trại giam phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với pháp luật quốc tế, cơ quan thẩm tra cho rằng, việc tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, bảo đảm về an ninh, trật tự tại khu vực phạm nhân lao động; thực hiện đầy đủ các chế độ giam giữ, giáo dục cải tạo đối với phạm nhân; bảo đảm công khai, minh bạch việc phân phối lại kết quả lao động của phạm nhân một cách hợp lý (cải thiện bữa ăn, hưởng một phần thu nhập, mức đóng góp vào các quỹ theo quy định...); bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ hai, quy định mang tính nguyên tắc trong Luật, các điều kiện đối với phạm nhân được chọn ra ngoài lao động, như: loại tội, mức hình phạt, thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại, ý thức cải tạo, sức khỏe, độ tuổi lao động của phạm nhân... Trên cơ sở đó, giao Chính phủ quy định chi tiết.
Thảo luận sau đó, đa số các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với đề xuất nêu trên nhưng nên tổ chức dưới hình thức các “phân trại”. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng, nếu vậy thì đây vẫn là hình thức lao động trong trại, bởi phân trại là một cơ sở của trại.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng cho rằng, lao động trong trại giam đã được Luật quy định. Việc lao động ngoài phạm vi trại giam luật chưa quy định, không vi phạm Hiến pháp và thực tế đã làm rồi nên lần này, cơ quan soạn thảo đề xuất đưa vào trong luật.
“Nếu phạm nhân vi phạm pháp luật, phạm nhân trốn, phạm nhân chết… thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là Bộ Công an, giám thị thi hành giam giữ vì mục tiêu cao nhất là phải quản lý được phạm nhân, cải tạo họ trở thành người tốt”- Bộ trưởng Công an nhấn mạnh.

Tình mẫu tử trong trại giam

Ngày cuối năm, trong khuôn viên Trại giam Quyết Tiến (Tuyên Quang), hoa đua nhau khoe sắc. Lại một mùa xuân, mẹ con cùng đón Tết ở buồng giam.

Tinh mau tu trong trai giam
Em bé con tù nhân Giàng Thị Dinh mới được 6 tháng tuổi. Ảnh: Quang Lộc 
Sinh ra ở buồng giam
Là một trong số những phạm nhân có con nhỏ được chăm sóc ở Trại giam Quyết Tiến, chị Nông Thị Hường (SN 1985, người Tày ở Hòa An, Cao Bằng) đang cho con bú. Cháu gần 9 tháng tuổi. No sữa, bé lim dim ngủ trên tay mẹ. “Tôi vào đây do lỗi lầm, nhưng con nó không có tội nhưng vẫn phải ở tù với mẹ thương lắm”, chị Hường quệt nước mắt bắt đầu câu chuyện.
Hường bị án 7 năm về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sinh ra trong gia đình nông dân, chị học hết lớp 9, ở nhà theo bố, mẹ làm rẫy. 18 tuổi, Hường kết hôn với một thanh niên trong xã và sinh hạ con trai đầu lòng. Chồng Hường xuống TP Cao Bằng làm ăn và bị nghiện ma túy.
“Các bé ở trại giam cùng mẹ cũng vì bất đắc dĩ. Các cháu được trại chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ Nhà nước. Nhưng nhà trẻ trại giam không thể bằng bên ngoài, bởi dù gì cũng là nơi thi hành án. Theo quy định các cháu chỉ ở đây đến đủ 3 tuổi, nếu khi đó mẹ của các cháu vẫn tiếp tục cải tạo mà các cháu không được đưa về nhà thì trại giam sẽ chuyển các cháu đến trung tâm bảo trợ xã hội”.
Thiếu tá Đỗ Quang Hạnh, Phó giám thị Trại giam Quyết Tiến
Bập vào thuốc phiện, bao đồ đạc có giá trị trong gia đình, chồng bán sạch. Hường kể, thường chồng yêu thương vợ con, nhưng lên cơn là như quỷ dữ, bắt vợ vay mượn tiền, mua thuốc. Cuối 2015, Hường bị bắt khi đang mua ma túy cho chồng. Lúc này, chị đã có bầu 3 tháng. Không lâu sau, chồng Hường cũng bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy. “Ông bà nội mất cả rồi. Cháu lớn 2 tuổi tôi gửi ông bà ngoại trông. Còn cháu thứ 2, bất đắc dĩ phải theo mẹ ngồi tù thế này”, chị Hường nói.
Hằng ngày, chị Hường lao động cải tạo ở trại, con gửi nhà trẻ được các bảo mẫu (người được cán bộ trại giam cắt cử trông trẻ - PV) trông. Giờ nghỉ trưa, tối chị được bên con. “Khi biết có bầu gia đình đấu tranh tư tưởng nhiều. Bỏ đi thì có tội, nhưng giữ con lớn lên trong tù cũng thiệt thòi nhiều. Sau nghĩ trời sinh trời dưỡng, sinh trong tù nhưng cháu lớn lên sẽ không như bố mẹ nó”, chị Hường nói.
Dính phải “nàng tiên nâu”, chị Vũ Thị Hiền (SN 1988, người dân tộc Mông ở Bắc Quang, Hà Giang) phải thụ án 3 năm vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bế trên tay con nhỏ hơn 9 tháng tuổi, bé cười tít mắt mỗi khi thấy ai xòe tay với nó. Khuôn mặt Hiền hốc hác, gầy còm vì sử dụng ma túy nhiều. Sinh ra trong gia đình nghèo, 17 tuổi Hiền lập gia đình. Bất hạnh ập đến với người vợ trẻ khi mang bầu đứa thứ 2, chồng đột ngột lâm bệnh qua đời. Gặp cú sốc tinh thần quá lớn, Hiền tìm đến ma túy đá giải sầu và nghiện lúc nào không hay. “2 đứa con giờ là động lực và là hi vọng để mình tiếp tục sống. Mình cố gắng cải tạo tốt để được giảm án, đưa con sớm trở về với gia đình”, Hiền nói, mắt rơm rớm.
Tinh mau tu trong trai giam-Hinh-2
Những giọt nước mắt ân hận, thương con của những người mẹ khoác áo tù. Ảnh: Quang Lộc 
Ở cùng nhà trẻ với các cháu nhỏ, phạm nhân Giàng Thị Dinh (SN 1995, dân tộc Mông ở Bát Xát, Lào Cai) đang thi hành án vì tội buôn bán người. Có ngoại hình xinh xắn, làn da trắng, tuổi đời còn trẻ nhưng Dinh đã là mẹ đơn thân. Dinh sinh ra trong gia đình nghèo có 2 chị em, mẹ mất sớm khi cô còn bé.
Học hết lớp 7, Dinh ở nhà làm ruộng. Cuộc sống khó khăn, qua mạng Dinh quen biết một nhóm người chuyên “kiếm vợ cho đàn ông Trung Quốc”. Dinh kể, nếu đưa được một cô gái trẻ nào qua cửa khẩu gặp mặt, nhóm người kia sẽ trả vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Tháng 11/2015, khi đang cùng đồng bọn dẫn 1 cô gái trẻ qua biên giới, Dinh bị cơ quan chức năng bắt giữ và tuyên án 6 năm 6 tháng tù giam. Vào trại tạm giam, Dinh mới biết đang mang bầu với một sinh viên ở gần nhà. Khi gia đình cô đặt vấn đề qua lại bị gia đình người yêu ngăn cấm.
Tháng 7/2016, Dinh một mình trở dạ rồi vượt cạn sinh bé trai đầu lòng trong trại giam. Không có bố, đứa trẻ mang họ mẹ. Đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên Dinh được ưu tiên hơn so với những phạm nhân khác là chưa phải lao động cải tạo để dành thời gian chăm con.
Rưng rưng đón Giao thừa
Giàng Thị Dinh cho biết, ngày Tết ở trại giam cũng có hoa đào, gói bánh chưng cho phạm nhân. Nhưng Tết đến, nỗi nhớ nhà, khát khao hoàn lương lại dâng lên. “Những đứa trẻ khác chắc giờ này đang cùng bố, mẹ, người thân đi chợ Tết, mua sắm quần áo, đồ chơi… còn con mình lủi thủi cùng mẹ trong buồng giam. Tuổi thơ của con chỉ quanh mấy bức tường, những bộ quần áo phạm nhân sọc đen trắng”, Dinh ôm con nước mắt lưng tròng.
Tinh mau tu trong trai giam-Hinh-3
Con gái là động lực để chị Nông Thị Hường cố gắng cải tạo tốt. 
Dinh còn nhớ như in Tết giao thừa năm 2016, bởi đó là lần đầu tiên cô gái trẻ mơ mộng đón Tết ở trại. Bụng bầu bí, cô nhớ gia đình, nhớ những Giao thừa theo chị đi mừng tuổi, cùng người yêu đi chợ tình. “Nghe vọng tiếng pháo hoa năm mới, sờ bụng thấy con đạp chân mình khóc to hơn. Những mùa Xuân đầu đời của con là phải cùng mẹ đón Tết ở buồng giam”, Dinh kể.

Phạm nhân trại giam Hoàng Tiến được ăn ở lao động như thế nào?

(Kiến Thức) - Hơn 90 thân nhân gia đình phạm nhân đã được Ban Giám thị trại giam Hoàng Tiến (Hải Dương) tạo điều kiện đi thăm nơi ăn, nghỉ, khu sinh hoạt, lao động, thư viện... từ đó các gia đình phạm nhân sẽ hiểu và động viên các phạm nhân cải tạo tốt để sớm trở về cộng đồng.

Mới đây, Trại giam Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương tổ chức hội nghị Gia đình phạm nhân năm 2018. Dự hội nghị của Đại tá Nguyễn Văn Lộc – Cục phó Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an), đại diện một số Sở, ngành của tỉnh Hải Dương và đại tá Nguyễn Hữu Ấm, Giám thị Trại gia Hoàng Tiến...
Trước giờ diễn ra hội nghị, hơn 90 thân nhân gia đình phạm nhân có thành tích cải tạo tốt đã Ban Giám thị trại giam Hoàng Tiến tạo điều kiện đi thăm nơi ăn, nghỉ, khu sinh hoạt, lao động, thư viện...

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.