Phái đoàn cấp cao Triều Tiên rời Hàn Quốc, sau Thế vận hội

Phái đoàn 8 quan chức cấp cao Triều Tiên đã trở về Bình Nhưỡng hôm nay, 27/2, sau chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài 3 ngày tham dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa Đông PyeongChang.

Phái đoàn cấp cao Triều Tiên rời Hàn Quốc, sau Thế vận hội
Theo Yonhap, phái đoàn do ông Kim Yong-chol - Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên dẫn đầu đã di chuyển qua biên giới liên Triều vào giữa trưa ngày 27/2.
Khi được báo giới hỏi về chuyến đi của mình, ông Kim im lặng không trả lời và chỉ giơ tay vẫy chào.
Ông Kim Yong-chol trong chuyến thăm Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
 Ông Kim Yong-chol trong chuyến thăm Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Trước đó, phái đoàn Triều Tiên đến Hàn Quốc vào ngày 25/2 để tham dự lễ bế mạc thế vận hội mùa đông Olympic PyeongChang.
Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm Chủ nhật, ông Kim Yong-chol tuyên bố Triều Tiên sẵn sàng đối thoại với Mỹ, và rằng việc cải thiện quan hệ liên Triều cần được tiến hành song song với việc thúc đẩy quan hệ Bình Nhưỡng – Washington.
Đáp lại, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ xem xét liệu việc Triều Tiên sẵn sàng đàm phán có phải là dấu hiệu cho thấy nước này cam kết từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (áo trắng) bắt tay ông Kim Yong-chol (áo đen) tại lễ bế mạc Olympic. Ảnh: Yonhap
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (áo trắng) bắt tay ông Kim Yong-chol (áo đen) tại lễ bế mạc Olympic. Ảnh: Yonhap 
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua, 26/2, nhấn mạnh các cuộc hội đàm Mỹ - Triều sẽ chỉ được tổ chức nếu “một số điều kiện cụ thể” được đáp ứng, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Chuyến thăm Hàn Quốc của các quan chức Triều Tiên diễn ra cùng thời điểm với chuyến thăm Seoul của con gái Tổng thống Mỹ - bà Ivanka Trump. Tuy nhiên, không có bất kì sự tương tác nào giữa hai phái đoàn.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Kim Yong-chol đã gặp các quan chức cấp cao của Hàn Quốc, trong đó có ông Chung Eui-yong, lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc; Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon; và Suh Hoon, người đứng đầu cơ quan gián điệp của Hàn Quốc.

Những khoảnh khắc đời thường đến khó tin tại Bàn Môn Điếm

(Kiến Thức) - Nhìn những hình ảnh cuộc sống trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm dưới đây, chắc hẳn ít ai nghĩ nó thuộc một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới.

Những khoảnh khắc đời thường đến khó tin tại Bàn Môn Điếm
“Nhà Hòa Bình” nằm trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm (phía Hàn Quốc) thuộc khu vực phi quân sự liên Triều (DMZ) – một trong những địa điểm nguy hiểm nhất thế giới. (Nguồn ảnh: BI)
“Nhà Hòa Bình” nằm trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm (phía Hàn Quốc) thuộc khu vực phi quân sự liên Triều (DMZ) – một trong những địa điểm nguy hiểm nhất thế giới. (Nguồn ảnh: BI)
Làng Bàn Môn Điếm là nơi diễn ra cuộc đàm phán cấp cao lịch sử giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hôm 9/1 vừa qua.
Làng Bàn Môn Điếm là nơi diễn ra cuộc đàm phán cấp cao lịch sử giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hôm 9/1 vừa qua. 
Những chiếc bàn trong phòng hội nghị ở Bàn Môn Điếm, nơi thỏa thuận đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được ký kết ngày 27/7/1953.
 Những chiếc bàn trong phòng hội nghị ở Bàn Môn Điếm, nơi thỏa thuận đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được ký kết ngày 27/7/1953.
Phía bên ngoài, các công nhân Triều Tiên đang quét dọn.
 Phía bên ngoài, các công nhân Triều Tiên đang quét dọn.
Một số người dân cắt cỏ tại ngôi làng Bàn Môn Điếm phía Triều Tiên.
 Một số người dân cắt cỏ tại ngôi làng Bàn Môn Điếm phía Triều Tiên.
Bức tranh tuyên truyền của Triều Tiên xuất hiện trong làng biên giới Bàn Môn Điếm.
Bức tranh tuyên truyền của Triều Tiên xuất hiện trong làng biên giới Bàn Môn Điếm
Trong bức ảnh này, người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin về một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên trên ti vi.
 Trong bức ảnh này, người dân Hàn Quốc theo dõi bản tin về một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên trên ti vi.
Các em học sinh ngồi học dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng an ninh.
 Các em học sinh ngồi học dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng an ninh.
Tại Daeseong-dong, một ngôi làng khác thuộc khu vực DMZ có người dân Hàn Quốc sinh sống, các binh sĩ thường tham dự những buổi lễ tốt nghiệp của học sinh.
 Tại Daeseong-dong, một ngôi làng khác thuộc khu vực DMZ có người dân Hàn Quốc sinh sống, các binh sĩ thường tham dự những buổi lễ tốt nghiệp của học sinh.
Du khách có thể đến Bàn Môn Điếm bằng tàu hỏa. Ảnh: Lối vào nhà ga Dorasan.
 Du khách có thể đến Bàn Môn Điếm bằng tàu hỏa. Ảnh: Lối vào nhà ga Dorasan.
Du khách được phép tham quan những căn phòng hội nghị được canh gác nghiêm ngặt ở biên giới liên Triều.
Du khách được phép tham quan những căn phòng hội nghị được canh gác nghiêm ngặt ở biên giới liên Triều. 
Thậm chí họ có thể chụp ảnh "tự sướng" tại khu DMZ.
 Thậm chí họ có thể chụp ảnh "tự sướng" tại khu DMZ.
Du khách tham quan đường hầm tại khu vực DMZ.
 Du khách tham quan đường hầm tại khu vực DMZ.
Từ phía Hàn Quốc du khách cũng có thể thấy những người nông dân làm việc trên cánh đồng lúa Triều Tiên.
Từ phía Hàn Quốc du khách cũng có thể thấy những người nông dân làm việc trên cánh đồng lúa Triều Tiên.
Cửa hàng bán đồ lưu niệm tại khu vực DMZ.
 Cửa hàng bán đồ lưu niệm tại khu vực DMZ.
Cách đó vài cây số là một cửa hàng Hàn Quốc có bán bia Triều Tiên.
 Cách đó vài cây số là một cửa hàng Hàn Quốc có bán bia Triều Tiên.
Công viên Hòa binh Imjngak gần ngôi làng Bàn Môn Điếm.
 Công viên Hòa binh Imjngak gần ngôi làng Bàn Môn Điếm.
Mọi người thường viết thông điệp hòa bình và thống nhất lên dây băng treo ở hàng rào DMZ.
 Mọi người thường viết thông điệp hòa bình và thống nhất lên dây băng treo ở hàng rào DMZ.

Tổng thống Mỹ-Hàn điện đàm khẩn sau hội đàm liên Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ không có động thái quân sự nào khi đối thoại liên Triều còn đang tiếp diễn, NHK đưa tin.

Tổng thống Mỹ-Hàn điện đàm khẩn sau hội đàm liên Triều
Theo Yonhap News, Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng cuộc đối thoại liên Triều sẽ dẫn đến thành công cho thế giới.

Lần đầu sau 16 năm, Triều Tiên cử 140 nghệ sĩ đến Hàn Quốc biểu diễn

Phía Triều Tiên đã đồng ý cử một dàn nhạc 140 thành viên đến Hàn Quốc biểu diễn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông Olympic PyeongChang.

Lần đầu sau 16 năm, Triều Tiên cử 140 nghệ sĩ đến Hàn Quốc biểu diễn

Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc hội đàm sáng nay, 15/1, tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm, phía Triều Tiên đã đồng ý cử một dàn nhạc 140 thành viên đến Hàn Quốc để biểu diễn tại các buổi hòa nhạc trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông Olympic PyeongChang.

Ban nhạc nữ Moranbong biểu diễn cùng dàn nhạc nam thuộc quân đội Triều Tiên có tên Merited Chorus. Ảnh: AP
Ban nhạc nữ Moranbong biểu diễn cùng dàn nhạc nam thuộc quân đội Triều Tiên có tên Merited Chorus. Ảnh: AP
Cụ thể, dàn nhạc Samjiyon của Triều Tiên sẽ trình diễn ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc và thành phố Gangneung, cách Seoul 240km về phía Đông.
Gangneung là nơi sẽ diễn ra một số nội dung thi đấu trên băng trong khuôn khổ Olympic PyeongChang.
“Hai bên có kế hoạch sẽ thảo luận chi tiết về địa điểm, điều kiện sân khấu và các vấn đề khác thông qua hội đàm”, tuyên bố chung viết. “Về vấn đề này, Triều Tiên sẽ tiếp tục cử phái đoàn đến đàm phán vào thời gian sớm nhất.”
Quang cảnh cuộc đàm phán cấp chuyên viên của Triều Tiên - Hàn Quốc sáng 15/1. Ảnh: Yonhap
 Quang cảnh cuộc đàm phán cấp chuyên viên của Triều Tiên - Hàn Quốc sáng 15/1. Ảnh: Yonhap

Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết phía Triều Tiên đã yêu cầu sử dụng một tuyến đường bộ xuyên biên giới tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm để đoàn nghệ sĩ di chuyển.

Phía Hàn Quốc chấp thuận yêu cầu này và tuyên bố sẽ đảm bảo sự an toàn, thuận tiện cho phái đoàn Triều Tiên.

Nếu kế hoạch diễn ra suôn sẻ, đây sẽ là màn trình diễn đầu tiên của các nghệ sĩ Triều Tiên tại Hàn Quốc kể từ năm 2002, khi Bình Nhưỡng cử một đoàn 30 nghệ sĩ và vũ công thuộc nhiều nhóm nhạc đến Seoul biểu diễn tại một sự kiện chung.

"Chúng tôi tin tưởng rằng một bản giao hưởng tuyệt vời sẽ được đón nhận một cách nhiệt tình ở PyeongChang. Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán có thể diễn ra suôn sẻ để giúp đoàn nghệ thuật của chúng tôi hoạt động tốt ở Hàn Quốc", Ông Kwon Hyok-bong, trưởng phái đoàn Triều Tiên phát biểu bắt đầu cuộc hội đàm.

Ông Kwon từng là người đứng đầu nhóm biểu diễn Unhasu Orchestra, hiện là Giám đốc Sở nghệ thuật Biểu diễn tại Bộ Văn hóa Triều Tiên. Ngoài ông Kwon Hyok-bong, phái đoàn Triều Tiên còn bao gồm Hyon Song-wol, cựu thủ lĩnh ban nhạc nữ Moranbong.

Trong khi đó, vị trí trưởng phái đoàn Hàn Quốc do Vụ trưởng Vụ Chính sách Văn hóa và Nghệ thuật của Bộ Văn hóa Hàn Quốc - ông Lee Woo-sung đảm nhiệm.

Cũng trong ngày 15/1, Bình Nhưỡng đề xuất tổ chức cuộc đàm phán tiếp theo với Seoul vào ngày 17/1 để thảo luận về việc phái đoàn Triều Tiên đến Hàn Quốc dự Thế vận hội Mùa đông Olympic PyeogChang.

Theo Bộ Thống nhất Seoul, Bình Nhưỡng đề nghị cuộc hội đàm được tổ chức tại khu vực phía Nam biên giới thuộc làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Phía Triều Tiên sẽ cử phái đoàn 3 thành viên do ông Jon Jong-su - Phó Chủ tịch cơ quan phụ trách các vấn đề liên Triều dẫn đầu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.