PGS.TSKH. Phạm Đức Chính: “Gà đẻ”... công bố quốc tế

PGS.TSKH. Phạm Đức Chính có một sự nghiệp khoa học đáng mơ ước với Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2019 cùng hơn 100 công bố quốc tế. Tuy nhiên con đường thành công của không hề trải thảm hoa hồng.  

Viết tay đăng quốc tế
PGS.TSKH. Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, kể ông có bài báo đăng tạp chí quốc tế từ khi còn học đại học ở Liên Xô cũ. Đó là thời điểm 2 năm cuối (1980-1981) ở Đại học Belarus-Minsk, ông đã công bố được vài bài báo đăng tập san khoa học, viết chung cùng thầy hướng dẫn của mình về dao động và ổn định của các kết cấu mỏng.
PGS.TSKH. Pham Duc Chinh: “Ga de”... cong bo quoc te
PGS.TSKH. Phạm Đức Chính 
Có chút kinh nghiệm trong tay, nhưng khi về Việt Nam, PGS.TSKH. Phạm Đức Chính lại gặp khó khăn chủ yếu là vấn đề thiếu thông tin phục vụ công việc nghiên cứu.
Nhưng ông vẫn kiên trì làm, chủ nhật nào ông cũng đến cơ quan mượn máy chữ của các cô kế toán, tài vụ để viết bài báo quốc tế. Nhưng hồi đấy chỉ gõ chữ còn các công thức thì lại viết bằng tay, rồi gửi đi bằng đường bưu điện.
“Bài đầu tiên tôi gửi tới một tạp chí đầu bảng rất khó đăng của Anh và mấy tháng sau nhận được hồi đáp với nội dung là: bài báo đã đến nơi nhưng tạp chí đã chuyển đi nơi khác. Nhưng thật may sao, họ rất tử tế chuyển bài báo giúp tôi tới địa chỉ mới của tạp chí", ông nhớ lại.
Nhưng ông kể, cả 5 bài đầu tiên gửi, ông gửi đi đều bị từ chối bởi bài viết đánh máy trên giấy than quá mờ, chữ khó đọc; tiếng Anh kém và tác giả thiếu thông tin những kết quả mới nhất trong lĩnh vực của mình.
Bù lại họ đánh giá ý tưởng của ông khác lạ, và sau đó có người gửi gửi cho ông nhiều bài báo mới giúp ông cập nhật thông tin trong lĩnh vực. “Thật khó hình dung tình thế của một nhà nghiên cứu vào thời điểm đó cứ mò mẫm viết bài, ngày nghỉ đến viện để mượn máy chữ gõ, công thức ghi bằng tay và mỗi lần gửi bài đi mất hàng trăm nghìn tiền cước”.
Từ quãng thời gian đó đến nay ông đã có hơn 100 bài báo công bố quốc tế. Đi cả một quãng đường xa, PGS.TSKH. Phạm Đức Chính chia sẻ, khi đã xác định làm khoa học ông không ngại khổ, cũng không nản và khi đã quyết tâm đi theo con đường này, ông nguyện “phụng sự” một cách vô điều kiện.
Cũng bởi lý do này, khi được đề bạt lên các vị trí quan trọng nơi công tác, ông đều từ chối để dành trọn thời gian cho nghiên cứu. Mãi sau này khi quy trình xét duyệt và cấp kinh phí cho các công trình nghiên cứu cơ bản của Bộ Khoa học và Công nghệ theo chuẩn quốc tế được thông qua thì ông mới tập hợp cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện, chọn ra những đề tài nghiêm túc, lập ra một phòng chuyên môn để tất cả cùng làm và chỉ làm trưởng phòng trong 5 năm cuối trước khi hết tuổi quản lý.
Tấn công trực diện
Không chỉ gây tiếng vang bởi những công trình/bài báo có giá trị cho ngành cơ học nước nhà, thậm chí là cả quốc tế, nhà khoa học Phạm Đức Chính còn nổi tiếng là người thẳng thắn. Nhiều năm nay, ông thường xuyên lên tiếng đấu tranh chống những tiêu cực trong nghiên cứu của khoa học, đặc biệt là trong ngành cơ học.
PGS.TSKH. Pham Duc Chinh: “Ga de”... cong bo quoc te-Hinh-2
PGS.TS. Phạm Đức Chính (giữa) nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2019. 
Ông kể, ông khó nhắm mắt làm ngơ trước cảnh có “Các đề tài khoa học rởm thì nhiều còn những người làm nghiêm túc, có chất lượng khoa học thực sự lại rất ít ỏi”.
“Tôi tấn công trực diện luôn, công khai nói về những vấn đề của ngành và cả khoa học Việt Nam nói chung ở các diễn đàn”. Những ý kiến thẳng băng, không e ngại của ông khiến ông đã từng trở thành một cái gai trong mắt một số người, nhưng ông chưa bao giờ e ngại. "Tôi vẫn sẽ như thế, không thay đổi, vì nhiều đồng nghiệp trẻ của tôi nói rằng những người như anh mà không lên tiếng thì ai lên tiếng nữa!"
Ông tâm sự điều may mắn lớn nhất là ông không đơn độc trong cuộc chiến chống lại cái xấu trong nghiên cứu nhà khoa học. Ông nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học hàng đầu và có uy tín trong nước. “Mọi chuyện tốt dần lên, cái xấu bị giảm thiểu và không thể lấn át cái tốt được nữa”, ông kết luận.

Mời độc giả xem video: Tàu chở dầu Iran trúng tên lửa. Nguồn: THDT.

Tự hào hai anh em nhà khoa học Việt nổi danh trên đất Pháp

Cùng sinh ra trong một gia đình, cùng theo đuổi nghiên cứu khoa học đó là những nét phác thảo về anh em GS. Nguyễn Quang Riệu và GS. Nguyễn Quý Đạo. Cả hai đều là những khoa học Việt nổi tiếng có nhiều đóng góp cho cả Pháp và Việt Nam.

GS. Nguyễn Quang Riệu- nhà thiên văn học lừng lẫy

“9x xứ Thanh” bỏ phố về quê hiện thực giấc mơ nông nghiệp sạch

Ra trường có công việc ổn định, thu nhập cao, nhưng Nguyễn Lê Ngọc Linh - "9x xứ Thanh" quyết định bỏ phố về nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi hiện thực hóa giấc mơ canh tác nông nghiệp sạch, thuận tự nhiên.

“9x xu Thanh” bo pho ve que hien thuc giac mo nong nghiep sach
 Sinh ra và lớn lên trong gia đình dân tộc Thổ nghèo tại xã xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa, tuổi thơ của cô gái sinh năm 1990, Nguyễn Lê Ngọc Linh gắn bó với rừng với thiên nhiên, cỏ cây.
“9x xu Thanh” bo pho ve que hien thuc giac mo nong nghiep sach-Hinh-2
Năm 2013, Nguyễn Lê Ngọc Linh tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền và quyết định bám trụ lại thành phố. Cô gái trẻ nhanh chóng xin được công việc tốt với mức lương hấp dẫn trong lĩnh vực giáo dục. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới