Ông Yoon vắng mặt ở phiên tranh biện luận tội Tổng thống đầu tiên

Theo kế hoạch, hôm nay (14/1), Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bắt đầu phiên tranh biện đầu tiên đối với việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, tuy nhiên ông Yoon Suk Yeol đã tuyên bố là sẽ không tham dự “vì lý do an ninh”.

Đây là động thái được cho là “kỳ lạ” nhưng không khó lý giải.
Lý do chỉ là một phần của sự thật 

Việc ông Yoon Suk Yeol không tham dự các phiên xét xử của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc là việc đã được giới quan sát chính trị Hàn Quốc và quốc tế dự báo trước. Còn tuyên bố về việc sẽ không xuất hiện tại phiên tòa hôm nay mà chỉ cử luật sư đại diện tham dự, vì “lý do an ninh” của ông Yoon Suk Yeol cũng hoàn toàn có cơ sở.

Trong đó, cơ sở đầu tiên là khả năng ông Yoon Suk Yeol sẽ bị bắt giữ. Mặc dù không có thông tin về thời hiệu của lệnh bắt ông Yoon lần thứ 2 kéo dài đến bao giờ, nhưng, nếu theo quy định, lệnh này sẽ có hiệu lực ít nhất 7 ngày, tức là đến hết hôm nay, lệnh này vẫn còn giá trị.

Thêm vào đó, nếu nhìn từ thái độ quyết liệt, không khoan nhượng của các cơ quan điều tra, bao gồm Cơ quan điều tra tội phạm công chức cao cấp của Hàn Quốc và Nhóm điều tra hỗn hợp của cảnh sát và kiểm sát, trong việc bắt giữ bằng được Tổng thống bị luận tội, có thể nói, nếu ông Yoon xuất hiện tại Tòa, chắc chắn sẽ bị câu lưu, khi mất đi sự bảo vệ đặc biệt của lực lượng cảnh vệ Phủ Tổng thống. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ phía những người chống đối Tổng thống với nhiều rủi ro tiềm tàng về bùng phát bạo lực.

Ong Yoon vang mat o phien tranh bien luan toi Tong thong dau tien

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ảnh: Yonhap

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của sự thật và chỉ là lý do bề nổi. Trên thực tế, từ trước khi có lệnh bắt lần thứ nhất, vào hôm 27/12/2024, khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tiến hành phiên đầu tiên để thẩm lý tính hợp pháp – hợp hiến và giá trị pháp lý của nghị quyết luận tội ông Yoon do Quốc hội nước này thông qua vào hôm 14/12, ông Yoon cũng vắng mặt, mặc dù đã thông qua các luật sư đại diện khẳng định là sẽ tham dự.

Theo phân tích của giới quan sát, việc ông Yoon Suk Yeol kiên quyết không xuất hiện tại Tòa, cũng như trước công chúng sẽ tạo những cản trở đối với tiến trình điều tra, giúp kéo dài thời gian cho việc giải quyết tình thế nguy hiểm hiện nay đối với cá nhân Tổng thống, đồng thời cũng tạo điều kiện cho ông Yoon tiến thoái dễ dàng hơn khi có các động thái mới từ Toà án và các cơ quan điều tra, trong khi ông Yoon Suk Yeol chưa hề từ bỏ mục tiêu quay lại chính trường một cách đường đường chính chính.

Hoàn cảnh khó khăn của Tòa án Hiến pháp  

Theo kế hoạch, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ tiến hành 5 phiên điều trần luận tội trong thời gian từ hôm nay đến ngày 4/2. Các phiên điều trần này cộng với các động thái của ông Yoon đều sẽ có ảnh hưởng tới quyết định của Toà án Hiến pháp. Do đó, chính bản thân ông Yoon cũng đang tận dụng mọi yếu tố để xoay chuyển tình thế.

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc là một cơ quan độc lập, có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về các tranh chấp liên quan đến Hiến pháp, luận tội và giải tán các đảng phái chính trị... Tòa án này bao gồm 9 thẩm phán, tất cả đều do Tổng thống bổ nhiệm. Trong đó, có 3 người là do Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm, 3 người do Toà án tối cao tiến cử, và 3 người còn lại do Quốc hội bầu. Để quyết định đưa ra phán quyết cuối cùng, cần có sự ủng hộ của 06 thẩm phán.

Đến đây, cần chú ý một điểm rất tế nhị trong thời điểm hiện tại. Đó là hiện nay, Toà án Hiến pháp Hàn Quốc đang chỉ có 8 thẩm phán, khuyết 1 thẩm phán. Đây chính là điểm mấu chốt mà ông Yoon có thể tận dụng để phản công trong trường hợp Tòa đưa ra phán quyết bất lợi cho Tổng thống.

Theo các nguồn tin truyền thông Hàn Quốc, ngày 6/1, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp của 8 thẩm phán này. Tại đây, các thẩm phán đã thảo luận về vụ xét xử luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Đặc biệt, truyền thông Hàn Quốc còn cho biết, các thẩm phán cũng đã trao đổi và tính đến khả năng rút cáo buộc vi phạm Luật hình sự đối với tội danh "gây nội loạn" như trong đơn đề nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol của Quốc hội.

Mặt khác, Tòa án Hiến pháp cũng đã bác các đơn khiếu nại của bên thứ ba yêu cầu đình chỉ hiệu lực của đề xuất luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, với lý do các đơn này không đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý.

Giữa những yếu tố lợi hại đan xen trên Tòa đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol như hiện nay, giới phân tích lại đặt sự chú ý vào cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun, người đã tuyên bố nhận mọi trách nhiệm về cá nhân liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật đêm 3/12 vừa qua, trước khi tìm cách tự sát nhưng không thành. Do đó, lời chứng của ông Kim trước tòa được coi là sẽ có lợi cho Tổng thống Yoon Suk Yeol. Nhìn từ những góc độ này, có thể nói, chính Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc cũng đang ở trong tình thế khó khăn trong việc đưa ra phán quyết.

Tình thế “đã phóng lao thì phải theo lao” của Cơ quan điều tra Hàn Quốc

Đến thời điểm này, vẫn có thông tin về việc Cơ quan chống tham nhũng Hàn Quốc và cảnh sát đang cố gắng để thực hiện bắt giữ ông Yoon Suk Yeol. Tuy nhiên, theo giới quan sát, với việc ông Yoon kiên quyết không xuất hiện, nhiệm vụ bắt giữ Tổng thống, đến thời điểm này đã trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” đối với các cơ quan điều tra của Hàn Quốc.

Rào cản rất lớn đầu tiên là từ phía lực lượng cảnh vệ Phủ Tổng thống. Lực lượng này hoàn toàn không vi phạm pháp luật khi ngăn cản các điều tra viên tiếp cận tổng thống. Bởi vì, nhiệm vụ chính của họ là phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tổng thống đương nhiệm cho đến khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án Hiến pháp, cho dù tổng thống bị Quốc hội luận tội.

Kèm theo đó là những hành động pháp lý kiên quyết của các luật sư đại diện cho Tổng thống. Các luật sư này cũng có đủ căn cứ pháp luật khi tuyên bố lệnh bắt giữ tổng thống là không có hiệu lực. Trên thực tế, các luật sư của ông Yoon đã chính thức khởi kiện 11 quan chức đứng đầu Cơ quan điều tra tội phạm công chức cao cấp của Hàn Quốc. Đồng thời, khẳng định sẽ tố cáo lên cơ quan kiểm sát toàn bộ 150 điều tra viên tham gia thực hiện lệnh bắt. 

Một áp lực không nhỏ nữa là từ phía những người ủng hộ Tổng thống. Sự đối đầu giữa những người này và phe phản đối đã gây lo ngại sâu sắc, khiến cảnh sát thủ đô Seoul đã phải triển khai lực lượng trên diện rộng với nhân số lớn để ngăn chặn nguy cơ bạo lực bùng phát.

Đã có động thái cho thấy, dường như các cơ quan điều tra của Hàn Quốc đã bắt đầu “chùn tay” khi thực thi lệnh bắt giữ. Đó là việc Cơ quan chống tham nhũng Hàn Quốc đã đề nghị lực lượng cảnh sát nước này tiếp quản hoạt động bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, với lý do các điều tra viên đã không thể tiếp cận ông Yoon vì bị ngăn cản quyết liệt.

Còn việc Các cơ quan điều tra xin gia hạn lệnh bắt giữ, đồng thời tiếp tục thể hiện thái độ cương quyết, không khoan nhượng, được các nhà quan sát mô tả giống như hành động “đã phóng lao thì phải theo lao”.

Trên thực tế, những nỗ lực này không những không đem lại kết quả như mong muốn, mà còn làm tình hình trở nên căng thẳng hơn. Đồng thời, cũng ít có ảnh hưởng đối với quá trình xét xử luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. 

Lãnh đạo các nước gửi lời chia buồn sau khi cựu Thủ tướng Abe qua đời

Sau khi Đảng Dân chủ Tự do xác nhận cựu Thủ tướng Abe Shinzo đã qua đời sau khi bị tấn công, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ sự đau buồn sâu sắc.

Theo CNN, trước thông tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo qua đời sau một vụ tấn công ở Nara, rất nhiều lãnh đạo và nguyên thủ trên thế giới đã gửi lời chia buồn tới gia đình của ông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, đã gửi một bức thư chia buồn tới gia đình của cựu chính trị gia Nhật Bản. Theo ông Putin, ông Abe là một "chính khách xuất chúng".

"Tôi xin gửi lời chia buồn chân thành và sâu sắc nhất về sự ra đi của con trai và chồng của các bạn, Abe Shinz. Ông ấy là một chính trị gia xuất chúng và một người đàn ông tuyệt vời", ông Putin viết trong bức thư gửi tới mẹ và vợ của ông Abe.

Trên Twitter cá nhân, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, ông vô cùng choáng váng trước cái chết của ông Abe, đồng thời khẳng định nước Đức sẽ luôn "sát cánh cùng Nhật Bản".

Tổng thống Colombia Ivan Duque thay mặt chính phủ nước này, bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc với sự ra đi của cựu Thủ tướng Nhật Bản. "Chúng tôi sẽ luôn nhớ đến ông ấy như một nhà lãnh đạo thân thiện và gần gũi với người dân Colombia. Chúng tôi sẽ ở bên gia đình của ông Abe trong thời khắc khó khăn", ông Duque chia sẻ.

Lanh dao cac nuoc gui loi chia buon sau khi cuu Thu tuong Abe qua doi

Sự ra đi của ông Abe để lại rất nhiều tiếc nuối. Ảnh: Kyodo News

Từ Israel, Thủ tướng Yair Lapid và Tổng thống Isaac Herzog cũng đưa ra thông điệp chia buồn tới gia đình của ông Abe. Theo ông Lapid, "cựu Thủ tướng Abe là một trong những nhà lãnh đạo xuất chúng nhất của Nhật Bản, là một người bạn thực sự của Israel".

Trong khi đó, Thủ tướng Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vẫn chưa hết bàng hoàng trước thông tin ông Abe qua đời. Ông Yoon khẳng định, vụ tấn công nhắm vào cựu Thủ tướng Nhật Bản là hành vi không thể tha thứ.

"Tôi xin gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia quyến của ông Abe. Gửi lời chia buồn tới người dân Nhật Bản, vì đã mất đi một trong những chính trị gia đáng kính nhất trong lịch sử", Tổng thống Hàn Quốc cho biết.

Thông qua Twitter cá nhân, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng gửi lời chia buồn tới gia đình của ông Abe. Người đứng đầu Ấn Độ khẳng định, "ông Abe là một chính khách tài năng, một nhà lãnh đạo xuất chúng, là người đã cống hiến cả cuộc đời để đem lại những điều tốt đẹp cho nước Nhật".

Thủ tướng Australia Anthony Albanese gọi sự ra đi của ông Abe là một "tin tức thảm khốc", khẳng định ông Abe là một con người vĩ đại, "một người khổng lồ trên chính trường thế giới".

"Thay mặt Chính phủ và nhân dân Australia, tôi xin gửi lời cảm thông và chia buồn sâu sắc nhất tới bà Abe, gia đình và bạn bè của ông Abe cũng như người dân Nhật Bản", ông Albanese viết trên Twitter cá nhân.

Lanh dao cac nuoc gui loi chia buon sau khi cuu Thu tuong Abe qua doi-Hinh-2

Thủ tướng Kishida nghẹn ngào trong buổi họp báo về việc ông Abe qua đời. Ảnh: AP

Người kế nhiệm của ông Abe, Thủ tướng Kishida Fumio đã gọi điện trực tiếp để gửi lời chia buồn tới gia đình của cựu Thủ tướng Nhật Bản. Trước đó, trong một bài phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia, ông Kishida khẳng định “rất tôn trọng di sản ông Abe để lại", nói thêm rằng đã nhận được rất nhiều lời khuyên từ người tiền nhiệm.

"Ông Abe là một người tiền bối, người bạn tốt của tôi. Chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ cùng nhau, tôi sẽ không bao giờ quân những lời khuyên và sự ủng hộ của ông ấy", Thủ tướng Kishida chia sẻ.

Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ ám sát ông Abe

Hàng loạt trang tin của chính phủ Triều Tiên có những bài viết chứa thông tin chỉ trích cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

DPRK Today, trang tin đối ngoại của chính phủ Triều Tiên, nhắc tới cố Thủ tướng Shinzo Abe trong bài viết chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và đã gửi điện chia buồn vụ ám sát ông Abe.

Trang tin DPRK Today cho rằng ông Abe là "hậu duệ của các samurai", những người đã gây ra nhiều tội ác cho các thế hệ người dân Triều Tiên.

Hàn Quốc phô diễn lực lượng vũ trang hùng hậu

Quân đội Hàn Quốc phô diễn một số loại vũ khí công nghệ cao trong lễ kỷ niệm ngày thành lập lực lượng vũ trang 1/10.

Han Quoc pho dien luc luong vu trang hung hau

Lễ kỷ niệm được tổ chức tại căn cứ quân sự Gyeryongdae, cách thủ đô Seoul khoảng 160 km về phía nam, cách xa tầm đại bác của Triều Tiên. Chủ đề lễ kỷ niệm năm nay là "quốc phòng mạnh mẽ, quân đội vững mạnh dựa trên khoa học và công nghệ", Yonhap đưa tin.

Han Quoc pho dien luc luong vu trang hung hau-Hinh-2

Lễ kỷ niệm là sự kiện tổ chức thường niên. Năm nay, buổi lễ diễn ra chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên, vụ bắn tên lửa thứ 4 chỉ trong vòng một tuần của Bình Nhưỡng. Trong ảnh, tiêm kích F-15K hộ tống máy bay KC-330 của Hàn Quốc.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.