Ông Trump đưa chính phủ Mỹ hoạt động trở lại bằng cách nào?

Reuters hôm 22/1 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đề xuất thực hiện các quy định mới nhằm chấm dứt tình trạng chính phủ ngừng hoạt động.

Ông Trump đưa chính phủ Mỹ hoạt động trở lại bằng cách nào?
"Giải pháp hạt nhân", hay còn gọi là giải pháp hiến pháp, là một thủ tục cho phép thượng viện thay thế nguyên tắc bỏ phiếu thông thường bằng nguyên tắc "tối giản" - tức chỉ cần 51 phiếu để thông qua thay vì 60 phiếu như thường lệ.
Ông chủ Nhà Trắng nói rằng nếu chính phủ ngừng hoạt động, đảng Cộng hòa nên tài trợ cho chính phủ bằng cách thay đổi các quy tắc của thượng viện. Điều này đòi hỏi đa số phiếu để dự luật được thông qua.
"Đảng Dân chủ chỉ muốn người nhập cư bất hợp pháp tràn vào đất nước của chúng ta một cách không thể kiểm soát. Nếu bế tắc tiếp tục, đảng Cộng hòa nên lựa chọn phương thức bỏ phiếu "51%" (Giải pháp hạt nhân) để bỏ phiếu về ngân sách dài hạn" - Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter hôm 21/1.
Đề nghị của Tổng thống Donald Trump gần như bị lãnh đạo đảng Cộng hòa tại thượng viện Mitch McConnell bác bỏ ngay lập tức. Ảnh: AP
 Đề nghị của Tổng thống Donald Trump gần như bị lãnh đạo đảng Cộng hòa tại thượng viện Mitch McConnell bác bỏ ngay lập tức. Ảnh: AP
Tuy nhiên, đề nghị nói trên gần như bị lãnh đạo đảng Cộng hòa tại thượng viện Mitch McConnell bác bỏ ngay lập tức. Các đảng viên Cộng hòa tại thượng viện cũng phản đối việc thay đổi quy tắc và quy định hiến pháp để cấp ngân sách cho chính phủ bằng nguyên tắc "tối giản".
Hoạt động tài trợ cho các cơ quan liên bang Mỹ tạm ngưng hôm 20-1 trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và đảng Cộng hòa bất đồng với phe Dân chủ.
Reuters cho biết cuộc khủng hoảng đóng cửa chính phủ sẽ không chấm dứt mau chóng vì chưa có giải pháp cụ thể và rõ ràng cho vấn đề này.
Các đảng viên Dân chủ nói rằng dự luật chi tiêu ngắn hạn phải bao gồm việc bảo vệ những người nhập cư vào Mỹ từ khi còn nhỏ. Trong khi đó, các đảng viên Cộng hòa - với số ghế nhỉnh hơn Dân chủ 2 ghế (51/49) tại thượng viện - cho biết họ sẽ không đàm phán về nhập cư cho tới khi chính phủ mở cửa trở lại.
Theo đài Fox News, thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn hôm 21-1 dự báo chính phủ Mỹ vẫn đóng cửa trong ngày 22-1 (giờ địa phương) trong khi các nhà lập pháp đang thương lượng để chấm dứt bế tắc.

10 bí mật chính phủ Mỹ muốn giấu nhẹm

(Kiến Thức) - Vụ bê bối Iran-Contra, não của cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị đánh cắp, dự án MKUltra,...là một số bí mật mà chính phủ Mỹ muốn giấu nhẹm.

10 bí mật chính phủ Mỹ muốn giấu nhẹm
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem
Chiến dịch Cái kẹp giấy (Operation Paperclip) là một chiến dịch của chính phủ Mỹ dùng để tuyển dụng các nhà khoa học của Đức Quốc xã (cho chính phủ Washington) sau thời kỳ Chiến tranh Thế giới Thứ hai. 
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-2
Iran-Contra là một vụ bê bối dưới chính quyền của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Khi đó, các quan chức Mỹ đã bí mật bán vũ khí cho Iran để đổi lấy tù nhân. Trong khi đó, số tiền bán vũ khí lại được dùng để tài trợ cho nhóm nổi dậy Contra ở Nicaragua. Đây là một trong những bí mật chính phủ Mỹ muốn giấu nhẹm.
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-3
Watergate là một trong những vụ bê bối chính trị lớn trong chính trường Mỹ bị phanh phui hồi đầu những năm 1970. Vụ việc đã khiến Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon phải từ chức vào năm 1974. 
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-4
Những tài liệu bị rò rỉ tiết lộ rằng Cục Điều trang Liên bang (FBI) từng tìm cách ép buộc nhà hoạt động dân quyền Martin Luther King phải tự sát. 
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-5
 Robert Hanssen là “gián điệp hai mang”, từng là cựu nhân viên FBI. Robert đã bị bắt giữ và ngồi tù vì bán bí mật cho Liên Xô/Nga. Hành động của Hanssen bị mô tả là “thảm họa tình báo tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-6
 Thêm một bí mật mà Mỹ muốn che giấu: Bộ não của cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã bị đánh cắp trước khi quá trình khám nghiệm tử thi diễn ra.
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-7
 COINTELPRO gồm một loạt dự án bất hợp pháp do FBI thực hiện nhằm vào nhiều nhóm chính trị khác nhau. Được biết, Phó Giám đốc FBI Mark Felt thậm chí cũng bị kết tội những sau đó được Tổng thống Reagan ân xá.
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-8
 Dự án mang mật danh “MKUltra” là một chương trình thử nghiệm hóa học do CIA tiến hành trên con người trong những thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX. Được biết, CIA tiến hành cuộc thử nghiệm tàn ác này là muốn chế tạo ra một loại thuốc có thể kiểm soát con người. Tuy nhiên, dự án đã bị dẹp bỏ cách đây hàng chục năm.
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-9
 Có tin nói, vào những năm 1950, một chiến dịch mang tên Project Sunshine được tiến hành vì Mỹ muốn nghiên cứu về tác động của việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Để thực hiện điều này, họ bí mật lấy hơn 900 tử thi mà không thông báo hoặc xin phép thân nhân của những người quá cố.
10 bi mat chinh phu My muon giau nhem-Hinh-10
Vào những năm 1990, Mỹ được cho là từng tiến hành nghiên cứu để chế tạo ra một loại “bom đồng tính”. (Nguồn ảnh: List25) 

Chính phủ Mỹ tạm thoát nguy cơ phải đóng cửa

Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật cấp ngân sách tạm thời trong vòng 1 tuần để chính phủ nước này không phải “đóng cửa” vào ngày 29/4.

Chính phủ Mỹ tạm thoát nguy cơ phải đóng cửa
Ngày 28/4, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật cấp ngân sách tạm thời trong vòng 1 tuần để chính phủ Mỹ nước này không phải “đóng cửa” vào ngày 29/4 do thiếu kinh phí.
Sau nhiều ngày thảo luận căng thẳng, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cấp ngân sách tạm thời nói trên bằng hình thức biểu quyết, sau khi văn kiện này được Hạ viện phê chuẩn với 382 phiếu thuận và 30 phiếu chống. Dự luật lập tức được chuyển lên Tổng thống Mỹ Donald Trump để ký ban hành.

Đoàn tháp tùng hùng hậu bảo vệ tổng thống Mỹ

Trong các chuyến công du nước ngoài bên cạnh quan chức chính phủ, các tổng thống Mỹ luôn được bảo vệ chặt chẽ bởi mật vụ cùng dàn xe đặc chủng và lực lượng an ninh sở tại.

Đoàn tháp tùng hùng hậu bảo vệ tổng thống Mỹ
Doan thap tung hung hau bao ve tong thong My
 Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du một loạt các nước châu Á trong tháng 11 tới. Bảo vệ ông chủ Nhà Trắng luôn là ưu tiên hàng đầu của Cơ quan Mật vụ Mỹ. Hình ảnh các mật vụ cùng dàn xe đặc chủng đậu sẵn dưới đường băng khi ông Trump bước xuống từ Air Force One. Ảnh: Getty.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.